Ứng dụng mô hình Flipped Classroom vào đào tạo nhân sự

Ứng dụng mô hình Flipped Classroom vào đào tạo nhân sự

Xu hướng hiện đại ngày nay đã tạo ra nhiều mô hình học tập, đào tạo và được ứng dụng hiệu quả bởi nhiều tổ chức. Một trong số đó là mô hình Flipped classroom (Lớp học đảo ngược). Không chỉ riêng trung tâm giáo dục, những doanh nghiệp khi xây dựng chương trình đào tạo nhân sự cũng ứng dụng mạnh mẽ mô hình này và mang đến những kết quả không ngờ. Vậy Flipped classroom là gì và nó có thể giúp ích như thế nào cho công tác đào tạo nội bộ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Flipped Classroom là gì?

Flipped classroom chú trọng việc lấy người học làm trung tâm

Flipped classroom chú trọng việc lấy người học làm trung tâm

Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một loại hình đào tạo mới trong đó người dạy cung cấp nội dung học tập cho học viên học tập trước khi vào lớp. Điều này đi ngược lại với thực tế phổ biến hơn là người dạy sẽ giới thiệu nội dung mới trên lớp, sau đó giao bài tập về nhà để học sinh tự hoàn thành tại nhà.

Ý tưởng và mô hình Flipped classroom được triển khai ở Mỹ từ những năm 1990. Với hình thức đào tạo trực tuyến, tài liệu học tập sẽ được giảng viên cung cấp trên hệ thống LMS. Nhân viên sẽ học tập kết hợp ở hai không gian trong và ngoài phạm vi lớp học nhằm tăng thời lượng và hiệu quả đào tạo.

Cấu trúc của mô hình Flipped Classroom

Cấu trúc của mô hình Flipped classroom được chia thành 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức mới

Giai đoạn này hoàn toàn không diễn ra trên lớp học. Người dạy và học viên sẽ tự làm việc và thao tác độc lập, cụ thể như sau:

  • Giảng viên: Xác định nội dung, mục tiêu bài học, chuẩn bị bài giảng trực quan và cung cấp tài liệu tự nghiên cứu cho học sinh.
  • Học sinh: Xem video, đọc sách, nghiên cứu tài liệu, các kiến ​​thức giảng viên, ghi chép những kiến ​​thức thu được, làm các bài tập đơn giản. 

2. Giai đoạn 2: Đào sâu vào kiến thức

Giai đoạn này diễn ra tại lớp học và đôi bên sẽ tương tác với nhau. Nhiệm vụ của người dạy và học viên ở giai đoạn 2 cụ thể như sau:

  • Giáo viên: Tổ chức thảo luận theo nhiều hình thức khác nhau, lắng nghe, nhận xét, giải đáp các thắc mắc của học viên, rồi chốt lại kiến thức trọng tâm. Sau đó, người dạy sẽ đưa thêm các kiến thức chuyên sâu vào bài giảng.
  • Học sinh: Đặt câu hỏi làm rõ nội dung, làm việc nhóm, thảo luận tình huống, tranh luận cá nhân hoặc theo nhóm. Ngoài ra, học viên còn được tham gia các mini game để củng cố kiến ​​thức. 

>>> Tham khảo: Quy trình đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả của lớp học đảo ngược với lớp học truyền thống 

So sánh lớp học truyền thống và đảo ngược

So sánh lớp học truyền thống và lớp học lật ngược

Flipped classroom chú trọng việc lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian đào tạo ở lớp được sử dụng để ứng dụng những lý thuyết đã tìm hiểu tại nhà và phân tích sâu hơn vào các chủ đề. Với 6 cấp độ học tập trên Thang đo Bloom, ở lớp học đảo ngược, người dạy sẽ chú trọng việc hỗ trợ học viên phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Kiểu đào tạo này được gọi là “High thinking” vì nó đòi hỏi học viên phải dùng nhiều đến trí não. Lúc này những nhiệm vụ bậc cao trong thang Bloom được thực hiện bởi cả giáo viên và người học. Điều này trái ngược với lớp học truyền thống, vì phương pháp truyền thống tập trung vào việc giảng dạy lý thuyết ngay tại lớp.

Khác với Flipped classroom, ở phương pháp đào tạo truyền thống, học viên đến lớp để nghe giảng một cách thụ động, hình thức này được giới chuyên môn đặt là Low thinking. Sau đó giáo viên sẽ giao bài tập về nhà để người học tự giải, điều này sẽ gây ra khó khăn cho học viên nếu như họ không hiểu bài trên lớp. Như vậy, với phương pháp truyền thống thì việc truyền đạt kiến thức mới phụ thuộc vào người dạy, dựa vào thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ nằm ở bậc 1 (Nhớ) và bậc 2 (Hiểu). Còn nhiệm vụ của học viên là làm bài tập vận dụng, và điều này thuộc bậc cao còn lại của thang (Ứng dụng, Phân tích và Đánh giá). 

6 cấp độ tư duy nhận thức trong Thang tư duy Bloom

6 cấp độ tư duy nhận thức trong Thang tư duy Bloom

Đào tạo nhân sự online theo mô hình Flipped Classroom

Hiện nay nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình Flipped classroom cho chương trình đào tạo nhân sự trên hệ thống dạy học trực tuyến. Hệ thống LMS được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp tạo, và quản lý nội dung khoá học cho lực lượng lao động của họ. LMS là một giải pháp tối ưu giúp cho quá trình đào tạo suôn sẻ, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. 

Với Flipped classroom, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi giảng viên (thông qua các giáo trình được đăng tải trên hệ thống LMS), học viên sẽ tự xem và nghiên cứu tài liệu để hôm sau thảo luận trên lớp online với giảng viên. Muốn quá trình “Flipped” thành công thì những khoá học E-Learning phải bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được nhân viên không xao lãng mà tập trung vào việc đào tạo. Người dạy phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với giáo trình. 

Đào tạo nguồn nhân sự hệu quả với hệ thống MGE

Đào tạo nguồn nhân sự hệu quả với hệ thống MGE

Hệ thống MGE cho phép người dạy thiết kế bài giảng, tài liệu đa phương tiện như: Video, hình ảnh, biểu đồ, file đính kèm… Ngoài ra người dạy cũng có thể thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận tuỳ theo nhu cầu. Đặc biệt hơn, MGE còn có chức năng xuất ra các báo cáo nâng cao về quá trình đào tạo từng nhân viên, từ những chỉ số này, ban quản lý có thể , đánh giá hiệu quả, phân tích hành vi học tập của từng cá nhân, từ đó đưa ra những cải thiện cần thiết.

Hệ thống đào tạo trực tuyến MGE còn có chức năng thảo luận trên diễn đàn để nhân viên dễ dàng trao đổi với người hướng dẫn họ khi cần, hoặc họ có thể tự trao đổi với nhau. Không những thế, MGE cũng tích hợp tính năng livestream với đầy đủ các công cụ hỗ trợ: Học livestream theo nhóm, chat trực tiếp trong quá trình học, thời gian giảng dạy không giới hạn,… Với tính năng này, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp Blended Learning để tối ưu hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực.

Mô hình Flipped Classroom có thách thức gì không?

Tuy Flipped classroom mang lại nhiều lợi ích cho người dạy và học viên, song việc áp dụng mô hình này trong thực tế còn tồn tại vài thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất chính là độ hiệu quả của mô hình sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chủ động học tập của nhân viên. Với hình thức này, người học phải tự học, nghiên cứu, tìm hiểu trước các vấn đề, bài học mới. Điều này đòi hỏi họ phải năng động và sử dụng trí não nhiều hơn ở tất cả các giai đoạn. 

Ngoài ra, khi doanh nghiệp ứng dụng đào tạo nhân sự trên hệ thống LMS, hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên của mình đều có thiết bị kết nối Internet, biết cách sử dụng hệ thống để quá trình đào tạo nội bộ diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu kinh doanh. Hệ thống MGE với thiết kế giao diện thân thiện người dùng nên nhân viên và người dạy sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với nền tảng, chỉ với vài bước đơn giản là người dùng có thể truy cập đến nơi mình muốn, đăng tải nội dung nhanh chóng.

Tổng kết

Mặc dù mô hình Flipped Classroom có những hạn chế nhất định, song đây vẫn là cách thức giảng dạy và học tập phổ biến và hiệu quả đối với nhiều tổ chức. Lớp học đảo ngược giúp tăng khả năng tư duy, tương tác giữa học viên và người dạy, cũng như giữa các học viên với nhau. Mô hình học này càng tiện lợi hơn nếu như doanh nghiệp ứng dụng nó trên hệ thống LMS, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho đôi bên đáng kể. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng một nền tảng dạy học trực tuyến cho chương trình đào tạo nhân sự, hãy liên hệ với MGE để nhận tư vấn và hỗ trợ, ngoài ra còn có thể trải nghiệm thử những tính năng ưu việt của MGE.

>>> Tham khảo thêm: Các khoá học về kỹ năng mềm dành cho nhân viên

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi