4 cách đánh giá hiệu quả đào tạo quản lý nhân sự

4 cách đánh giá hiệu quả đào tạo quản lý nhân sự

Đào tạo quản lý nhân sự là điều cần thiết cho sự thành công của mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các chương trình này không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kỹ năng của họ mà còn để nâng cao năng suất của nhân viên và cải thiện văn hóa doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đánh giá hiệu quả kế hoạch đào tạo nhân sự của tổ chức bạn? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng trong việc đào tạo quản lý nhân sự

Đào tạo quản lý nhân sự giúp nâng cao kỹ năng nhân viên và cải thiện kinh doanh

Đào tạo quản lý nhân sự giúp nâng cao kỹ năng nhân viên và cải thiện kinh doanh

Các chương trình đào tạo quản lý nguồn nhân lực mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Chúng nâng cao hiệu suất, giảm bớt sự chán nản, mất phương hướng của nhân viên và cải thiện văn hóa công ty. 

Đánh giá kết quả đào tạo nội bộ là một bước quan trọng trong kế hoạch đào tạo nhân sự, nhằm kiểm tra kỹ năng, kiến thức mà học viên đã tiếp thu được trong thời gian tham gia khóa học để từ đó ban quản lý có thể biết được hiệu quả của chương trình, rút ra những đánh giá, sau đó xây dựng những chương trình học phù hợp với chuyên môn và yêu cầu của nhân viên.

4 cách đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự

1. Xem xét phản ứng và các phản hồi của nhân viên sau khoá học

Đây là cách dễ thu thập thông tin nhất, bạn có thể sử dụng bảng khảo sát, câu hỏi hoặc trò chuyện với học viên trước và sau khóa học để thu thập phản hồi của họ về trải nghiệm học tập. Các chủ đề cần đề cập trong cuộc thảo luận của bạn:

  • Nội dung khóa học có liên quan đến công việc của họ và dễ theo dõi không?
  • Đặt câu hỏi về những điều đã học và những bài học kinh nghiệm chính.
  • Thảo luận về ưu điểm và hạn chế của chương trình.
  • Tìm hiểu xem khóa đào tạo có thể phù hợp với tốc độ và phong cách học tập của người học hay không.

Việc nhận được phản hồi trực tiếp từ nhân viên tham gia khóa học giúp nhà quản lý hiểu được tâm lý, xác định xem nhân viên có thực sự hài lòng, yêu thích và tiếp thu kiến ​​thức của khóa học hay không. Và từ đó, bạn có thể biết được những gì cần cải thiện và những gì nhân viên mong muốn để đạt được kết quả đào tạo hiệu quả hơn.

2. Thiết lập bài đánh giá năng lực nhân viên sau khoá đào tạo

Sau mỗi khoá học, học viên nên được làm một bài kiểm tra năng lực xem họ đã tiếp thu được những gì. Việc thiết lập bài đánh giá năng lực cũng giúp cho nhà quản lý hiểu được phương pháp truyền đạt của chương trình đã ổn chưa. Đây là cơ hội để giúp bạn định hướng những kiến thức cần đào tạo và kịp thời bổ sung kỹ năng đào tạo chuyên sâu phù hợp với từng cá nhân, bộ phận.

MGE với những tính năng ưu việt hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp

MGE với những tính năng ưu việt hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp

Với nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến MGE, người dạy có thể tạo khóa học với nội dung trực quan đa dạng: hình ảnh, video, file đính kèm…, thiết kế các bài kiểm tra theo đa dạng hình thức như tự luận, trắc nghiệm, các câu đố,… theo tuỳ ý doanh nghiệp của bạn. Sau đó, người dạy sẽ đăng nhập và chấm điểm bài kiểm tra và kết quả sẽ được gửi ngay lập tức đến học viên sau khi giảng viên đã chấm xong. Đặc biệt với hình thức trắc nghiệm, khi học viên làm xong sẽ cho ra ngay điểm số và đáp án đúng.

3. Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên thông qua hiệu suất làm việc

Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sau chương trình đào tạo vào thực tế công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận ra đâu là nhân viên đã đạt yêu cầu và đâu là nhân viên cần được trau dồi hơn nữa. Điều này cũng là bằng chứng để ban quản lý đưa ra quyết định khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc để tạo động lực phấn đấu trong học tập, làm việc cũng như cân nhắc điều chỉnh chương trình đào tạo nhân viên hiệu quả hơn.

4. Xem xét mức độ cải thiện kinh doanh sau khóa học đào tạo

Việc đo lường mức độ cải thiện kinh doanh của doanh nghiệp sau khoá đào tạo là cách để ban quản lý đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo nội bộ. Song, đây là một phương pháp đánh giá hiệu quả cần thời gian lâu dài vì nó không thể hiện ra ngay lập tức được. Tuy nhiên, một khi nhân viên được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc của mình, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cải thiện hơn.

Những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo quản lý nhân sự

Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là giúp nhân viên tiếp cận được những kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng suất làm việc của họ. Để tạo ra kế hoạch đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp nên lưu ý những điều sau đây:

1. Cung cấp đầy đủ thông tin về khoá đào tạo cho nhân viên

Ban quản lý nên cung cấp thông tin cho nhân viên chính xác những nội dung trong chương trình đào tạo quản lý nhân sự. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng, bồn chồn của nhân viên về việc chuẩn bị làm cái gì đó mới. Nếu họ biết những gì sẽ xảy ra, họ sẽ hiểu hơn về chương trình đào tạo, và có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu khoá họ

2. Chọn hình thức học tập phù hợp

Chọn hình thức Elearning vào đào tạo nội bộ sẽ thuận tiện cho cả doanh nghiệp và nhân viên

Chọn hình thức Elearning vào đào tạo nội bộ sẽ thuận tiện cho cả doanh nghiệp và nhân viên

Các công ty nên xem xét các yếu tố về mục tiêu đào tạo, sự thuận tiện và kinh nghiệm của nhân viên khi thiết kế các chương trình đào tạo nội bộ. Có 2 hình thức đào tạo nội bộ mà doanh nghiệp có thể áp dụng: theo mô hình lớp học và theo hình thức Elearning. 

Với việc học trực tiếp tại các lớp học, bạn sẽ cần sắp xếp thời gian và địa điểm sao cho phù hợp với mọi nhân viên để mọi người có thể tham gia lớp học cùng lúc. Điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện và tốn kém chi phí, đặc biệt hình thức này sẽ không phù hợp với những công ty có nhân viên làm việc từ xa. Với Elearning, nhân viên có thể học ở bất cứ đâu, vào mọi thời điểm mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian.

MGE hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến với nhiều tính năng ưu việt giúp các tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình. Với MGE, bạn có thể thiết kế chương trình học chi tiết, nội dung học phù hợp với từng phòng ban khác nhau. Ngoài ra, hệ thống còn giúp tổ chức đồng bộ hóa chương trình đào tạo trực tuyến cho toàn thể nhân viên tại nhiều chi nhánh khác nhau.    

3. Quản lý cũng nên tham gia đào tạo

Việc cho ban quản lý tham gia khoá đào tạo trước hoặc đồng thời với nhân viên giúp họ biết và hiểu rõ hơn về các kỹ năng và thông tin được cung cấp trong buổi đào tạo. Điều này sẽ cho phép ban quản lý lập mô hình hành vi và học tập phù hợp, cung cấp một môi trường mà nhân viên có thể áp dụng những gì đã học vào công việc.

4. Làm rõ với nhân viên rằng việc họ nên có trách nhiệm khi tham gia chương trình đào tạo này

Nhân viên cần có trách nhiệm khi tham gia chương trình đào tạo nội bộ

Nhân viên cần có trách nhiệm khi tham gia chương trình đào tạo nội bộ

Hãy nói rõ với nhân viên rằng việc đào tạo là trách nhiệm của họ và nhân viên cần tham gia đào tạo một cách nghiêm túc. Trong quá trình học tập, nhân viên sẽ cần phải hoàn thành các bài tập được giao, tích cực xây dựng, đóng góp ý kiến, trao đổi với mọi người xung quanh, và áp dụng những kỹ năng đã học vào công việc. 

>>> Tham khảo: 5 thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Tổng kết

Đào tạo quản lý nhân sự chưa bao giờ là một việc dễ dàng, điều đó sẽ khó khăn hơn nếu doanh nghiệp không biết đo lường hiệu quả sau khoá đào tạo để biết được những điểm tốt và chưa tốt nhằm rút kinh nghiệm cho các chương trình sau. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ trang bị thêm cho mình những thông tin bổ ích về xây dựng chương trình đào tạo nhân sự để tổ chức bạn ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi