TOP 6 cách thiết kế bài giảng cho học viên trên nền tảng dạy học trực tuyến

TOP 6 cách thiết kế bài giảng cho học viên trên nền tảng dạy học trực tuyến

Bài giảng E-learning đã không còn quá xa lạ với học viên hiện nay bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số. Nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của một bài giảng, thì cách thức truyền tải nội dung học đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của học viên. Trong bài viết này, hãy cùng MGE tìm hiểu 7 cách thiết kế bài giảng cho học viên trên nền tảng dạy học trực tuyến nhằm mang lại hiệu quả học tập tích cực nhất. 

1. Định dạng Slideshow

Slideshow khiến cho bài giảng bắt mắt, thú vị hơn

Slideshow khiến cho bài giảng bắt mắt, thú vị hơn

Với những bài giảng chỉ toàn là chữ hoặc thiết kế thô sơ và đơn thuần sẽ thật nhàm chán, không thu hút học viên. Bằng cách thiết kế slideshow để thêm những hiệu ứng bắt mắt, chèn hình ảnh, video thích hợp sẽ khiến học viên thích thú hơn. Ta có sử dụng HTML5, Scorm, Xapi… để thực hiện tạo slideshow hoặc sử dụng những ứng dụng tiện ích như Powerpoint, Google Slides vừa đa chức năng lại đơn giản, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả một cách đáng kể.

Bài giảng slideshow sẽ phù hợp với hầu hết các nội dung, đặc biệt những nội dung thiên về lý thuyết, bài tập hướng case study hay nội quy lớp học. Đây là loại hình bài giảng có chi phí tương đối thấp, nên trung tâm nào cũng có thế áp dụng bài giảng E-Learning ở định dạng này.

>>> Tham khảo: 6 bước xây dựng nội dung khoá học hiệu quả trên nền tảng dạy học trực tuyến

2. Thiết kế Stock Video

Video là hình thức minh họa thực tế, dễ ghi nhớ, sống động nhất khi học tập

Video là hình thức minh họa thực tế, dễ ghi nhớ, sống động nhất khi học tập

Một yếu tố nữa mà chúng ta không thể bỏ qua khi thiết kế bài giảng E-Learning chính là video. Video là một trong những hình thức minh họa thực tế, dễ ghi nhớ, sống động nhất khi học tập. Stock Video có thể truyền tải một lượng lớn kiến thức đến người đọc thông qua một vài phút video ngắn gọn, bằng cách sử dụng hình khối, hiệu ứng, chuyển cảnh và âm thanh phong phú. Stock video luôn mang đến ấn tượng tốt và hiệu quả tiếp nhận thông tin cao cho mỗi người học vì nó cho phép người học tạm dừng và lặp lại để hiểu rõ hơn về kiến thức được truyền tải. Điều này cho phép bạn củng cố kiến ​​thức và ghi nhớ nó tốt hơn.

Stock video có một số ưu điểm như sau:

  • Thu hút sự chú ý của người học bằng những hình ảnh, hiệu ứng bắt mắt kết hợp với các hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà.
  • Giúp người học dễ dàng tiếp nhận thông tin khi các thông tin được truyền tải dưới dạng hình ảnh và âm thanh thay vì văn bản, biểu đồ thông thường.
  • Phù hợp với những nội dung về thống kê, thể hiện lịch sử, dòng sự kiện, trình bày kế hoạch, hoặc thiết kế Intro – Outro – Màn chuyển.

3. Bài giảng với Motion Graphic và Animation 2D

Motion Graphics 2D là các yếu tố tĩnh như văn bản, hình ảnh hay vector trở nên chuyển động hơn. Còn Animation 2D hiểu đơn giản là hoạt hình, có các tình huống có miêu tả nhân vật theo kịch bản. 

Đây là dạng bài giảng đòi hỏi chi phí cao hơn so với 02 loại hình bài giảng vừa rồi. Với hình thức Motion graphics 2D, nhiều trung tâm ứng dụng để giới thiệu tổ chức của mình hoặc sử dụng để làm mở đầu cho một module bài giảng bất kỳ. Animation 2D sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho việc mô tả những tình huống khó ghi hình ở thực tế hoặc khi chi phí ghi hình đắt đỏ.

4. Định dạng Gamification

Gamification giúp tăng tương tác giữa học viên với giáo viên

Gamification giúp tăng tương tác giữa học viên với giáo viên

Gamification (trò chơi hóa) là một trong những hình thức thú vị thu hút sự chú ý của học viên, tăng tương tác trong quá trình học tập. Ta có thể hiểu đây là việc ứng dụng các nguyên lý, yếu tố trong thiết kế game vào đa dạng lĩnh vực với mục đích khiến người tham gia cảm thấy hào hứng và tương tác với bài giảng nhiều hơn. Ta có thể ứng dụng nó bằng cách tạo ra Quiz và Minigame:

  • Quiz: Một dạng bài tập ngắn, được đưa vào cuối, hoặc xen kẽ trong mỗi nội dung bài giảng E-learning. Người học sẽ nhận được đáp án cũng như phản hồi sau khi trả lời câu hỏi. Quiz thường được trình bày dưới dạng trắc nghiệm, câu hỏi tương tác.
  • Minigame: Tập hợp những câu Quiz có liên quan đến nội dung bài giảng được đưa vào cuối mỗi nội dung hay bài giảng với mục đích đánh giá học viên. Một minigame có thể có từ 5-10 câu Quiz được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và đi kèm với luật chơi nhất định. Sau khi hoàn thành Minigame, học viên nhận được một phần thưởng để động viên tinh thần.

Bằng việc ứng dụng Quiz và Minigame vào bài giảng, học viên sẽ cảm nhận được mình là một phần của bài học cũng như có cơ hội kiểm tra lại các kiến thức trọng tâm trong bài một cách sinh động. Đồng thời, giáo viên cũng đánh giá khả năng tiếp nhận của học sinh theo các thang điểm đã thiết lập. Hầu hết tất cả các hệ thống LMS trên thị trường hiện nay đều có sẵn template bao gồm các dạng câu hỏi. Do đó, bạn có thể dễ dàng thêm nhiều loại câu hỏi hơn và tuỳ chỉnh chúng theo mục đích bài giảng. Bạn cũng có thể chèn các video như đề cập ở trên vào hình thức Gamification này.

5. Định dạng quay hình người dạy

Nhiều nền tảng dạy học trực tuyến sử dụng hình thức quay hình người dạy

Nhiều nền tảng dạy học trực tuyến sử dụng hình thức quay hình người dạy

Đây là một cách thiết kế bài giảng khá phổ biến trên nền tảng dạy học trực tuyến như Coursera, LinkedIn Learning, Datacamp… Người trình bày sẽ là người có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, chia sẻ kiến thức đến học viên một cách truyền cảm. Sau khi ghi hình, kỹ thuật viên sẽ khóa phông nền tĩnh trong nền. Bạn cũng có thể thay đổi nền để phù hợp với mục đích của mình. Thông thường, bài giảng sẽ được chú thích bằng văn bản phía dưới, kèm theo đó có thể là hình ảnh minh hoạ hoặc animation để giúp học viên hiểu rõ hơn về kiến thức đang dạy.

6. Sử dụng Infographic

Ta có thể thấy, bất cứ bài giảng nào cũng có sự xuất hiện của hình ảnh minh hoạ. Ngoài ảnh chụp, bạn có thể sử dụng nhiều loại hình ảnh cho bài giảng E-Learning như Infographic. Infographic là một trong các dạng thiết kế bài giảng online độc đáo, giúp cho người học nắm bắt vấn đề nhanh chóng chỉ trong vòng một phút. Infographic sẽ chuyển bảng số liệu khô khan thành hình ảnh sinh động, cuốn hút nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin cần truyền tải. 

>>> Tham khảo: Vai trò của giáo viên, học sinh và quản trị viên khi sử dụng hệ thống LMS

Tổng kết

Nội dung là yếu tố cốt lõi trong một bài học E-learning, nhưng đừng vì thế mà ta xem nhẹ hình thức trình bày. Việc thiết kế bài giảng E-learning chuyên nghiệp và hấp dẫn không chỉ thu hút và gây ấn tượng với học viên mà còn giúp họ hiểu nội dung bài học dễ dàng hơn với bố cục thiết kế logic. Vì vậy, bạn không chỉ nên cung cấp nội dung đầy đủ, chính xác mà còn phải thiết kế bài giảng phù hợp với nhu cầu của người học để có được những bài học hoàn hảo nhất. Nếu bạn muốn xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến, hãy liên hệ với hệ thống MGE để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi