7 sai lầm cần tránh khi bán khoá học trên hệ thống LMS

7 sai lầm cần tránh khi bán khoá học trên hệ thống LMS

Trung tâm bạn đang kinh doanh các khoá học online? Bạn đã triển khai kinh doanh khoá học trực tuyến một thời gian nhưng chưa hiệu quả, doanh thu vẫn chưa ổn định? Để giúp bạn biết được vấn đề mình nằm ở đâu, MGE sẽ nêu ra cho bạn 7 sai lầm phổ biến nhất mà trung tâm giáo dục gặp phải khi bán khoá học trên hệ thống LMS. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

1. Bỏ qua bước nghiên cứu thị trường

Khi xây dựng trung tâm bán khoá học online mà không nghiên cứu nhu cầu thị trường thì rất dễ dẫn đến thua lỗ. Hiện nay có rất nhiều tổ chức triển khai mô hình kinh doanh giống trung tâm của bạn, họ chính là đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh,  trước hết, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu kỹ thị trường và đối tượng học viên mình nhắm đến nhằm đảm bảo mọi người thực sự muốn mua những gì bạn định bán.

Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu được insight của đối tượng mục tiêu

Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu được insight của đối tượng mục tiêu

Đừng bao giờ bỏ qua bước này. Đó là nơi bạn sẽ nhận được thông tin có giá trị nhất của mình. Đầu tiên, hãy tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số cách để bắt đầu:

  • Tham gia các nhóm liên quan đến ngành trên mạng xã hội.
  • Viết blog, đăng tải nội dung thu hút cho thị trường mục tiêu của bạn.
  • Xây dựng mối quan hệ trong các diễn đàn trực tuyến và để làm tài nguyên cho sự phát triển của trung tâm sau này.
  • Một khi bạn đã thu thập được hồ sơ người tiêu dùng mục tiêu của mình, bạn sẽ muốn tiếp cận họ để có những thông tin chi tiết có giá trị về thị trường.

Các nhu cầu học tập của mọi người được thảo luận, đăng tải trên mạng xã hội có thể cung cấp ý tưởng cho chủ đề khóa học một cách tuyệt vời. Vì vậy, hãy thoải mái tìm hiểu trên các nhóm truyền thông xã hội. Bạn có thể tìm kiếm từ khoá hoặc đặt câu hỏi trên các nhóm LinkedIn và Facebook cho các câu hỏi bắt đầu bằng “Tôi cần”, “Cái gì…” và “Tại sao lại như vậy” để mọi người biết bạn đang cần tìm hiểu về gì.

2. Nội dung bài giảng không có sự lặp lại & thiếu tính liên kết

Khi kiến thức chỉ đến từ một chiều, và nếu học viên chỉ nghe kiến thức một lần thông qua 1  bài giảng thì khả năng cao sẽ quên mất kiến thức cần nhớ. Do đó, để đảm bảo người học của bạn tiếp thu thông tin hiệu quả, hãy lặp lại nội dung đó theo nhiều hình thức.  Lặp lại là chìa khóa để ghi nhớ, và nó hỗ trợ phản xạ và tăng sự nhất quán trong kiến thức. 

Nội dung bài giảng cần có sự lặp lại & thiếu tính liên kết

Nội dung bài giảng cần có sự lặp lại & thiếu tính liên kết

Giáo viên có thể tiện hành lặp lại kiến thức đã học thông qua Minigame, những câu đố hay case study để học viên nhớ và đúc kết được những gì đã học. Ngoài ra, bài học trước cũng cần có sự liên kết với bài học sau. Với điều này, bạn vừa có thể nhắc lại nội dung cũ, vừa có thể chỉ ra sự liên kết trong các nội dung học với nhau, từ đó học viên sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn về mục tiêu khoá học mà bạn mang lại.

Bài học rút ra: Tập trung nội dung khóa học của bạn vào việc học, hơn là việc giảng dạy. Cân nhắc phác thảo đề cương học tập trong mỗi mô-đun khóa học, và các chủ đề chính trong khoá học. Trong mỗi phần của dàn bài, hãy chỉ ra các khu vực mà bạn sẽ tóm tắt lại thông tin được cung cấp trước đó trong khóa học.

3. Gấp rút trong quá trình giảng dạy

Hãy luôn nhớ rằng, một khoá học thành công là khi học viên có thể hiểu và ứng dụng nó trong lĩnh vực mà họ theo đuổi, và điều đó cần có thời gian. Là người tạo khóa học trực tuyến, bạn có nhiều nhiệm vụ phía trước – soạn nội dung khóa học phù hợp, quay video, chỉnh sửa, xây dựng danh sách email và tìm đối tác liên kết. Tất cả điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, cho nên, đừng gấp rút và bồn chồn. Những người đăng ký khóa học của bạn sẽ mong nhận được nhiều thông tin hữu ích. Và thông tin hữu ích không thể được tổng hợp theo ý thích, tuỳ tiện trong thời gian ngắn được.

Bài học rút ra: Đặt ra thời hạn thực tế để hoàn thành nội dung khóa học. Dành thời gian chỉnh sửa nội dung của bạn, kiểm tra nội dung và đảm bảo nội dung có chất lượng cao. Một khi sản xuất ra những khoá học chất lượng, học viên sẽ cảm thấy số tiền mình bỏ ra là xứng đáng, từ đó, họ sẽ có xu hướng đăng ký những khoá học khác liên quan.

4. Bỏ qua Email Marketing

Email marketing rất quan trọng trong việc tiếp cận và giữ chân học viên

Email marketing rất quan trọng trong việc tiếp cận và giữ chân học viên

Bạn cần một danh sách Email của học viên tiềm năng cho trung tâm mình. Và bạn cần bắt đầu xây dựng nó ngay bây giờ. Danh sách của bạn phải bao gồm những người quan tâm đến việc đăng ký khóa học của bạn. Khi danh sách email của bạn tốt, hãy xem xét chiến lược Email Marketing của bạn. Điều quan trọng là phải gửi đúng nội dung đến đúng người, tần suất gửi. Nếu gửi quá nhiều, họ sẽ đánh dấu spam và từ đó bạn sẽ mất đi học viên.

Bài học rút ra: Trong suốt quá trình phát triển khóa học online trên hệ thống LMS, hãy giữ liên lạc và mức độ tương tác cao với các khách hàng tiềm năng của bạn. Khi khóa học của bạn sắp ra mắt, hãy gửi email cho danh sách của bạn để nhắc họ đăng ký. 

>>> Giải pháp Marketing ưu việt dành cho trung tâm đào tạo khi triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến

5. Không kiểm tra, thử nghiệm các khoá học của mình

Bạn quá quen thuộc với khóa học của mình, nhưng người dùng của bạn thì không. Nếu không kiểm tra, thử nghiệm khoá học mình tạo ra sẽ không biết được khoá học có những lỗi phát sinh nào. Để kiểm tra toàn diện khóa học của bạn, hãy nhờ:

  • Những người bạn và gia đình để chạy thử nghiệm khóa học.
  • Beta testers: Chọn một số người thử nghiệm từ danh sách email của bạn. Cung cấp cho họ khóa học miễn phí để đổi lấy phản hồi.
  • Dịch vụ thử nghiệm: Một dịch vụ chuyên nghiệp sẽ cung cấp các bản ghi màn hình của tất cả các tương tác trên khóa học đó của bạn.

Bài học rút ra: Kiểm tra xem mọi khía cạnh của khóa học của bạn hoạt động như dự định sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sự thành công của khóa học đó. Điều này sẽ tránh được một số lượng lớn các vấn đề về tương tác người dùng.

6. Không chia nhỏ nội dung học tập

Một bài giảng với thời lượng dài cùng lượng kiến thức dày đặc sẽ khiến cho học viên nản chí, thậm chí họ sẽ bị bão hoà kiến thức. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ nội dung học tập theo từng chương để học viên dễ tiếp thu và có thể lục lại dễ dàng mỗi khi muốn xem lại bài giảng về nội dung bất kỳ.

Bài học rút ra: Trung tâm có thể áp dụng MicroLearning vào trong giảng dạy. MicroLearning phù hợp cho đào tạo trực tuyến do thời lượng vừa phải và nội dung dễ ghi nhớ và tiếp cận. Quan trọng hơn, mỗi chủ đề trong mỗi bài giảng đều có trọng tâm. Sự hiệu quả của MicroLearning đã được nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới chứng minh và đồng tình.

>>> 10 yếu tố cần quan tâm khi xây dựng hệ thống LMS cho trung tâm

7. Lựa chọn đơn vị xây dựng hệ thống LMS không uy tín

Việc lựa chọn đơn vị xây dựng hệ thống quản lý học tập thiếu uy tín cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của trung tâm bạn. Chẳng hạn như, đơn vị đó không minh bạch trong chi phí các chức năng, đến khi tiến hành thì lại phát sinh thêm nhiều chi phí khác, ảnh hưởng đến chi phí của tổ chức. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn đơn vị xây dựng hệ thống LMS có khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai, đặc biệt là trong trường hợp người dùng gia tăng và tổ chức mong muốn thêm nhiều chức năng vào hệ thống hơn. 

Hệ thống LMS MGE hỗ trợ trung tâm bán khoá học trực tuyến hiệu quả

Hệ thống LMS MGE hỗ trợ trung tâm bán khoá học trực tuyến hiệu quả

Hệ thống MGE chính là giải pháp ưu việt dành cho trung tâm đào tạo. MGE không chỉ sở hữu mọi tính năng tiêu chuẩn của một app LMS thông thường, mà còn có thể thêm những tính nâng cao nếu tổ chức có nhu cầu. Với MGE, trung tâm không bị giới hạn về khả năng mở rộng tính năng phục vụ việc dạy và học. Tùy theo nhu cầu của trung tâm, MGE có rất nhiều plugin phù hợp để tích hợp giúp phát triển các tính năng mới trong thời gian ngắn. Như vậy, với chi phí thấp, trung tâm có thể mua thêm plugin để cài đặt vào hệ thống và tất cả học viên đều sử dụng được tính năng mới.

Kết luận

Bài viết trên đã nêu ra cho trung tâm 6 sai lầm cần tránh khi bán khoá học trên hệ thống LMS. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ trang bị cho mình được thêm kinh nghiệm khi bán khoá học trực tuyến để giúp trung tâm tăng trưởng doanh thu một cách đáng kể. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý học tập, hãy liên hệ với MGE để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi