5 phần mềm học trực tuyến miễn phí không thể bỏ qua

5 phần mềm học trực tuyến miễn phí không thể bỏ qua

Hiện nay việc học trực tuyến đã không còn xa lạ với nhiều người bởi nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu áp dụng hình thức học tập online này. Chính vì sự tiện dụng của hình thức này, nhiều phần mềm học trực tuyến đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người. Vậy, đâu là những nền tảng dạy học, đào tạo phổ biến trên thế giới? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cần lưu ý gì khi áp dụng hình thức dạy học trực tuyến?

Đảm bảo học viên và người dạy biết cách sử dụng công nghệ dạy học trực tuyến

Không phải ai cũng thành thạo sử dụng những công nghệ mới. Với những ứng dụng dạy học trực tuyến sẽ có nhiều tính năng được tích hợp khiến nhiều học viên bỡ ngỡ, không biết sử dụng như thế nào. Do đó, điều ban quản lý cần làm là nên dành ra một khoảng thời gian để hướng dẫn người dạy và học viên sử dụng những tính năng quan trọng, hoặc đưa tài liệu hướng dẫn để họ xem qua trước khi bắt đầu khoá học. 

Đặt mục tiêu và những nguyên tắc rõ ràng cho chương trình học

Trước khi bắt đầu chương trình giảng dạy, hãy đặt ra mục tiêu của khoá học và trao đổi với các học viên về những quy tắc trong quá trình giảng dạy. Chẳng hạn như sau khoá học bạn mong đợi học viên của mình sẽ đạt được những gì, hay về những nguyên tắc trong lớp học như phản hồi email trong vòng 24 giờ, luôn mở camera khi học tập,…

Tạo ra không khí học tập thoải mái, trực quan như dạy trực tiếp

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, trải nghiệm học trực tuyến sẽ không khác gì so với học trực tiếp bởi giáo viên có thể xây dựng những bài giảng trực quan sinh động. Bằng video, hình ảnh, các biểu đồ vẽ, bảng câu hỏi online,… người dạy không cần phải lo lắng rằng việc học sẽ trở nên khô khan, chỉ toàn lý thuyết. Lúc này học viên sẽ thể hiện sự nhiệt tình hơn trong việc học, dẫn đến kết quả học tập cải thiện tích cực.

Luôn sẵn lòng tiếp nhận những phản hồi, đóng góp thiện chí

Khi áp dụng một phương thức dạy học mới sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì thế, trung tâm bạn nên lắng nghe những ý kiến đóng góp của cả giảng viên và học sinh để cải thiện hiệu quả giảng dạy. Bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát chính thức bằng Google biểu mẫu và yêu cầu từng người điền những nhận xét một cách khách quan nhất. Thực hiện chỉnh sửa nội dung khóa học nếu cần thiết.

Những lưu ý khi dạy học trực tuyến mà ai cũng cần biết

Tạo ra không khí học tập thoải mái, trực quan như dạy trực tiếp

Những tiêu chí cần xem xét khi chọn phần mềm học trực truyến

Dễ sử dụng và giao diện thân thiện:

Việc chọn một phần mềm hỗ trợ học trực tuyến cần dựa trên việc giao diện của nó có thân thiện và dễ sử dụng hay không. Một giao diện được thiết kế một cách rõ ràng và chức năng được sắp xếp một cách có tổ chức sẽ giúp cả giáo viên và học viên dễ dàng tương tác với nền tảng.

Tính năng đa dạng và phong phú:

Phần mềm nên cung cấp một loạt các tính năng đa dạng như video học, tương tác trực tuyến, chia sẻ màn hình và thiết kế bài giảng đa phương tiện. Các tính năng như tạo bài kiểm tra, quản lý lớp, và tương tác giữa giáo viên và học viên cũng nên được tích hợp một cách chặt chẽ.

Bảo mật và hệ thống quản lý người dùng:

Bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu của học viên là ưu tiên hàng đầu. Phần mềm cần có tính năng bảo mật mạnh mẽ và cung cấp hệ thống quản lý người dùng để giảm thiểu rủi ro và dễ dàng quản lý quyền truy cập.

Hỗ trợ đa nền tảng và tích hợp dễ dàng:

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên, phần mềm cần hỗ trợ nhiều hệ điều hành và thiết bị khác nhau. Tích hợp dễ dàng với các công cụ và ứng dụng khác cũng là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa trải nghiệm học tập.

Khả năng tương tác và giao tiếp:

Tính năng tương tác như thảo luận trực tuyến, hỏi đáp và thảo luận nhóm giúp tạo ra một môi trường học tập đầy đủ và sôi nổi. Hỗ trợ các phương tiện giao tiếp như tin nhắn, email, và cuộc họp trực tuyến cũng là quan trọng.

Tính năng theo dõi và đánh giá hiệu suất:

Phần mềm nên có khả năng theo dõi và đánh giá hiệu suất của học viên qua các bài kiểm tra, bài tập và các hoạt động khác. Báo cáo tổng quan về tiến độ học tập giúp giáo viên và học viên đánh giá được sự tiến triển, đồng thời lãnh đạo của doanh nghiệp cũng nắm được tiến độ và hiệu quả đào tạo của từng nhân viên.

Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ chăm sóc khách hàng:

Một hệ thống hỗ trợ kỹ thuật đáng tin cậy là quan trọng để giải quyết sự cố nhanh chóng. Dịch vụ khách hàng nên thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ, kèm theo tài liệu hướng dẫn và nguồn kiến thức trực tuyến.

Chi phí:

Việc đánh giá chi phí sử dụng là cần thiết, bao gồm cả các chi phí ẩn và tính phổ biến trong ngành giáo dục. Việc có phiên bản dùng thử và cách tính phí dựa trên số lượng người dùng là những yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định.

Tính linh hoạt và tùy chỉnh:

Khả năng tùy chỉnh nội dung và bài giảng theo nhu cầu cá nhân là một yếu tố quan trọng mà phần mềm nên cung cấp. Sự linh hoạt trong việc triển khai và quản lý nội dung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đa dạng các phong cách giảng dạy và học tập để phù hợp với từng nhân viên.

Phản hồi từ người dùng và đánh giá trên thị trường:

Đánh giá từ người dùng hiện tại và thị trường giúp hiểu rõ về trải nghiệm thực tế của phần mềm. Ý kiến và đánh giá từ cộng đồng người dùng giáo dục là một nguồn tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp khi đưa ra quyết định chọn lựa.

TOP 5 phần mềm hỗ trợ học trực tuyến phổ biến trên thế giới

1. Phần mềm học trực tuyến Zoom Cloud Meeting hỗ trợ đa thiết bị

Có thể nói, Zoom Meeting là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trên thế giới khi nói đến video conferencing (Hội nghị truyền hình). Chính vì tính năng gọi điện, livestream gặp mặt trực tuyến nên Zoom cũng được ứng dụng nhiều trong giảng dạy. Phần mềm hỗ trợ triển khai các lớp học với số lượng học viên lên đến 100 mà vẫn đảm bảo đường truyền ổn định, đặc biệt là miễn phí.

Phần mềm học trực tuyến Zoom

Zoom Meeting cho phép thực hiện các cuộc họp dễ dàng

Hiện nay, phần mềm học trực tuyến Zoom còn cho phép người dùng dùng các tính năng ở 2 phiên bản, đó là miễn phí và tính phí. Với phiên bản nâng cấp, bạn sẽ được sử dụng nhiều tính năng hơn và có thể lập một tài khoản riêng để có thể trải nghiệm tối ưu các tính năng mà Zoom Meeting cung cấp. 

Những ưu điểm nổi bật của Zoom Cloud Meeting:

  • Hỗ trợ lớp học lên đến 100 học viên nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc hội thoại.
  • Hỗ trợ nhiều hệ điều hành và tương thích với đa dạng thiết bị.
  • Tính năng chia sẻ màn hình hữu ích.
  • Khả năng hỗ trợ từ xa (Remote support).
  • Bảo mật lớp học với chức năng thiết lập mật khẩu.

Tuy nhiên, Zoom meeting cũng có những hạn chế nhất định: 

  • Thời lượng học chỉ tối đa 40 phút với phiên bản miễn phí.
  • Khi sử dụng trên nền tảng cũ, bộ đệm thường gặp nhiều vấn đề phát sinh.

2. Skype miễn phí, dễ sử dụng

Skype là một trong những ứng dụng thịnh hành được phát triển với mục đích chính là trao đổi tin nhắn, gọi điện, chat video thông qua IP,… Do đó, nhiều trung tâm đào tạo hay doanh nghiệp thường sử dụng bởi không chỉ những tính năng vượt trội, mà bởi vì Skype còn miễn phí sử dụng. Năm 2003, phần mềm học trực tuyến Skype được ra mắt lần đầu tiên và đến hiện tại thì ứng dụng đang dần phát triển bứt phá hơn.

Phần mềm học trực tuyến Skype nhắn tin miễn phí, giao diện dễ nhìn

Skype nhắn tin miễn phí, giao diện dễ nhìn

Skype cũng có những tính năng chính như: chatbox, chia sẻ màn hình, gọi video,… Ứng dụng hỗ trợ đa nền tảng trên các thiết bị, từ Skype mobile đến Skype PC, Skype web. Đặc biệt, ứng dụng không khó để tải và sử dụng, giao diện dễ nhìn và thân thiện với người dùng. 

Ưu điểm nổi trội của Skype:

  • Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, do đó các thao tác cũng dễ dàng
  • Hỗ trợ đa nền tảng.
  • Tích hợp những tính năng cơ bản như gửi hình ảnh, video khi gọi nhóm.
  • Ứng dụng không tính phí.
  • Các tính năng phụ tiện ích khác như: quản lý được lịch sử, cho phép sửa nội dung đã gửi, tìm kiếm trong lịch sử chat, nhận và gửi file nhanh, hiệu quả.

Nhược điểm của ứng dụng Skype:

  • Nhằm đảm bảo đường truyền, Skype chỉ cho phép tối đa 5 người tham gia vào cuộc gọi.
  • Không ghim được các thông báo quan trọng trên nhóm chat.

3. Phần mềm học trực tuyến  Microsoft Teams

Phần mềm Microsoft Teams được đánh giá cao so với các phần mềm dạy học online hiện nay bởi tính bảo mật và an ninh cao. Các trung tâm và trường học trực tuyến rất ưa chuộng phần mềm này vì nó không chỉ cung cấp nhiều tính năng bổ trợ cho việc giảng dạy mà hơn nữa, Microsoft Teams còn miễn phí.

Phần mềm học trực tuyến Microsoft Teams có nhiều tính năng hỗ trợ học tập 

Phần mềm học trực tuyến Microsoft Teams có nhiều tính năng hỗ trợ học tập

Ngoài ra, người dùng có thể cung cấp các bài giảng qua video, Microsoft Teams cũng được tích hợp như một công cụ làm việc và các bài giảng thường được đồng bộ hóa với Office 365 Microsoft Publisher để mang lại hiệu quả công việc tối đa. 

Ưu điểm của Microsoft Teams:

  • Tính bảo mật và an ninh cao.
  • Sử dụng miễn phí trong 6 tháng: Microsoft Teams có 2 phiên bản miễn phí và tính phí. Với người dùng đăng ký phiên bản trả phí lần đầu sẽ được Teams miễn phí trong 6 tháng để hỗ trợ cộng đồng.
  • Tích hợp với các công cụ Office 365 của Microsoft nhằm sắp xếp công việc tối ưu, tăng hiệu quả giáo dục, cải thiện làm việc nhóm.
  • Hỗ trợ đa thiết bị và nền tảng: Teams có thể truy cập trực tiếp trên web, cài trên máy tính (cả PC và MAC), tải trên di động.  
  • Nhiều tính năng liên quan đến việc học như tạo bài kiểm tra trên Quiz và chấm điểm tự động.

Nhược điểm của Microsoft Teams:

  • Ứng dụng không hỗ trợ tiếng Việt.
  • Bị hạn chế cài đặt phân quyền.

>>> Tham khảo: Top 5 phần mềm học trực tuyến hiệu quả mà doanh nghiệp nên biết

4. Phần mềm học trực tuyến Google Classroom giúp quản lý lớp học tốt hơn

Google Classroom là một ứng dụng kết hợp Google Docs, Google Drive và Gmail nhằm hỗ trợ triển khai một lớp học hoàn chỉnh và tiện lợi. Phần mềm này luôn được người dùng đánh giá là phần mềm học trực tuyến miễn phí đạt hiệu quả tối ưu.

Phần mềm học trực tuyến Google Classroom tích hợp Google docs, Google drive và Gmail

Google Classroom tích hợp Google docs, Google drive và Gmail

Ưu điểm của Google Classroom:

  • Giao diện dễ sử dụng, ứng dụng có hỗ trợ đa thiết bị.
  • Ứng dụng không tính phí.
  • Có thể sử dụng những tài liệu trực tuyến mà không cần đăng tải tài liệu offline lên
  • Chức năng bình luận hữu ích cho việc trao đổi thông tin.

Hạn chế của Google Classroom là:

  • Phải đăng ký tên miền với tất cả thành viên tham gia vào lớp học.
  • Giáo viên và học sinh cần cập nhật và làm mới thông báo do Google Classroom không tự cập nhật được.
  • Khó chỉnh sửa và chia sẻ.

5. Phần mềm học trực tuyến Google meet với nhiều tính năng bổ ích

Google Meet là nền tảng meeting trực tuyến do Google phát triển, cạnh tranh với các dịch vụ và ứng dụng gọi video trực tuyến như Zoom và Microsoft Teams. Vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, số lượng người dùng Google Meet trên thế giới đã tăng hơn 30 lần so với những năm trước. 

Ứng dụng Google Meet tiện ích, phổ biến

Ứng dụng Google Meet tiện ích, phổ biến

Ưu điểm của Google Meet:

  • Có cả phiên bản miễn phí và các phiên bản trả phí theo gói. Không cần phải trả một số tiền cho mỗi tháng, bạn vẫn có thể sử dụng những tính năng cơ bản cần thiết, giúp ích cho việc trao đổi và học tập với phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng phiên bản trả phí sẽ có những lợi ích vượt trội như: Cho phép hơn 100.000 người tham gia livestream trên cùng một tên miền; Có thể ghi lại các cuộc họp và lưu vào Google Drive…
  • Có các công cụ năng suất và tích hợp với những dịch vụ khác của Google: 
  • Giao diện trải nghiệm người dùng đơn giản, dễ sử dụng: Nhìn chung, Google Meet có giao diện thân thiện với người dùng, không quá khó để có thể tìm hiểu và sử dụng nó.
  • Chất lượng Video và âm thanh ổn định, truyền tải rõ ràng.

Nhược điểm của Google Meet là gì?

  • Các tính năng tương đối hạn chế khi so sánh với những đối thủ khác: So với các ứng dụng khác như Zoom, Google Meet chưa có những tính năng cải thiện và mở rộng để tăng khả năng tương tác và cộng tác từ xa tốt hơn. Chẳng hạn như ứng dụng không có phòng breakout room như Zoom, ngoài ra Google Meet cũng không có tính năng chú thích màn hình được chia sẻ,…
  • Tin nhắn không lưu được trên khung chat.

>>> Tham khảo: Lợi ích khi sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến cho giáo viên

Hệ thống MGE – phần mềm dạy học online với những tính năng ưu việt

Trung tâm bạn muốn xây dựng một hệ thống E-learning tích hợp đầy đủ tính năng của những ứng dụng trên hoặc hơn thế nữa? Hệ thống MGE chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho trung tâm bạn. 

Hệ thống dạy trực tuyến MGE tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho việc giảng dạy

Hệ thống dạy trực tuyến MGE tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho việc giảng dạy

MGE là phần mềm học trực tuyến được điều chỉnh tối ưu theo từng nhu cầu của trung tâm đào tạo. Hệ thống MGE được lập trình với công nghệ hiện đại nhất bởi đội ngũ thiết kế có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm. Với hệ thống MGE, bạn có thể:

  • Tạo các khoá học dễ dàng chỉ với vài thao tác kéo thả
  • Thiết kế giao diện hệ thống theo nhu cầu của trung tâm nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Cung cấp nhiều sản phẩm tài liệu học tập số
  • Bảo mật 3 lớp không lo bị ăn cắp thông tin học viên cũng như tài liệu bài dạy
  • Chống copy, tải lậu các bài giảng.
  • Hệ thống liên kết với nhiều cổng thanh toán đa dạng.
  • Đa dạng phương thức học từ livestream đến hệ thống bài giảng bằng video, văn bản, hình ảnh được số hoá. 

>>> Tham khảo: 6 bước xây dựng nội dung khoá học hiệu quả trên nền tảng dạy học trực tuyến

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu cho trung tâm bạn những phần mềm học trực tuyến hiệu quả nhằm đạt hiệu suất cao nhất trong chương trình giảng dạy. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ cân nhắc và có sự lựa chọn đúng đắn cho tổ chức của mình khi triển khai dạy học online. Nếu bạn có mong muốn xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến riêng cho trung tâm mình, hãy liên hệ với MGE để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. MGE sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của trung tâm trên con đường chuyển đổi số hiện nay.

Giới thiệu hệ thống MGE

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi