5 Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong giải pháp đào tạo trực tuyến

5 Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong giải pháp đào tạo trực tuyến

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống đào tạo trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn, có ảnh hưởng tích cực đến công tác giảng dạy và đào tạo tại các doanh nghiệp. Công nghệ không chỉ làm cho quá trình học tập trở nên thú vị hơn mà còn mở ra những cơ hội độc đáo để tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra trải nghiệm học tập tốt hơn cho học viên. Bài viết này sẽ đi sâu vào những công nghệ tiên tiến có vai trò quan trọng trong giải pháp đào tạo trực tuyến nhé.

1. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Thực tế ảo là một thế hệ công nghệ mới có thể mô phỏng lại thế giới thực nhưng lại tương tác với thế giới kỹ thuật số. Trong khi đó, thực tế tăng cường lại cho phép người dùng tiếp tục tương tác với thế giới vật lý. Nói một cách dễ hiểu, khi sử dụng thực tế ảo, người dùng sẽ bước vào một thế giới kỹ thuật số hoàn toàn. Còn thực tế tăng cường, người dùng chỉ nhìn thấy thế giới ảo nhưng vẫn phải tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Thông qua việc tạo ra môi trường học tập ảo, học viên có thể tương tác và thực hành với các nội dung học tập một cách chân thực như thực tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực y học, người học có thể thực hiện phẫu thuật ảo khi tham gia đào tạo trực tuyến. Điều này sẽ giúp học viên có thể vừa lĩnh hội được những kiến thức chuyên môn, vừa có thể thực hành chính xác, tăng tính hiệu quả.

Môi trường học tập ảo, học viên có thể tương tác và thực hành dễ dàng các nội dung đã học

Môi trường học tập ảo, học viên có thể tương tác và thực hành dễ dàng các nội dung đã học

2. Trực quan hóa dữ liệu

Công nghệ trực quan hóa dữ liệu là kỹ thuật cho phép người dùng biểu diễn thông tin dưới dạng hình ảnh hoặc biểu đồ một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Đây cũng chính là một trong những điểm nổi bật của giải pháp đào tạo trực tuyến. Hệ thống E-learning với đa dạng nội dung học dưới nhiều dạng khác nhau, từ hình ảnh, âm thanh đến video clip. Điều này sẽ giúp học viên cảm thấy hứng thú hơn so với khi học nội dung trên giấy thông thường. Từ đó, việc tiếp thu và nắm bắt được kiến thức cũng dễ dàng hơn và nâng cao khả năng phân tích. Các công cụ như biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ hình bánh, và biểu đồ tương tác cũng có thể thực hiện được ngay trên hệ thống đào tạo trực tiếp có ứng dụng kỹ thuật trực quan hoá dữ liệu.

Trực quan hóa dữ liệu cho phép người dùng biểu diễn thông tin dưới dạng hình ảnh hoặc biểu đồ

Trực quan hóa dữ liệu cho phép người dùng biểu diễn thông tin dưới dạng hình ảnh hoặc biểu đồ

3. Học máy và trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mới tiên tiến nhất với khả năng giải quyết mọi vấn đề và thực hiện công việc theo yêu cầu. Nói một cách chính xác, AI hoàn toàn có thể thay thế con người tự động hoá các hành vi thông minh như: suy nghĩ, lập luận, giao tiếp, học và tự thích nghi,… Học máy và trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến trong giải pháp đào tạo trực tuyến.

Hệ thống ứng dụng công nghệ AI sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đánh giá năng lực của mỗi học viên và đề xuất nội dung học tập phù hợp. Điều này sẽ giúp người học tiếp cận đúng với các luồng kiến thức và kỹ năng mà bản thân thật sự cần. Vì việc đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân sự, các doanh nghiệp sẽ mong muốn đội ngũ nhân viên được hướng dẫn với những kiến thức thực tế, có thể đáp ứng được công việc. Thay vì học tập một cách lan man, mất thời gian, công sức và tiền bạc. Ngoài ra, AI còn hỗ trợ cung cấp phản hồi tức thì và giải đáp thắc mắc cho học viên khi gặp khó khăn trong quá trình học tập. Học viên có thể tự do về giờ giấc học tập của mình và thoải mái đặt câu hỏi bất kỳ lúc nào mà không cần phải chờ đợi.

Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mới tiên tiến nhất với khả năng giải quyết mọi vấn đề

Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mới tiên tiến nhất với khả năng giải quyết mọi vấn đề

4. Học qua trò chơi

Đây là công nghệ cảm hứng từ trò chơi đã mang đến một phương pháp học tập mới mẻ và hấp dẫn. Học qua trò chơi (gamification) sử dụng yếu tố thách thức, cạnh tranh và động viên để thúc đẩy học viên tham gia và nâng cao hiệu suất học tập. Hiện nay, các hệ thống đào tạo trực tuyến cũng đã tích hợp kỹ thuật để đa dạng hóa nội dung giảng dạy cho học viên. Bên cạnh, các bài giảng đa dạng với nhiều hình thức, phần mềm này sẽ cho phép giảng viên thiết kế các trò chơi có lồng ghép nội dung bài học. Điều này không chỉ giúp người học không cảm thấy nhàm chán và áp lực mà còn tạo ra môi trường học thoải mái và năng động. Đặc biệt là đối với những đối người lớn, họ luôn quan niệm rằng bản thân mình đã “qua thời” đi học và nghe giảng. Từ đó khiến cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì nhân viên không hào hứng với các kiến thức trên giấy trắng, mực đen. Chính vì thế, việc học qua trò chơi sẽ giúp họ có cảm giác như đang tham gia một cuộc vui.

Mặc dù đây là phương pháp học qua trò chơi nhưng vẫn được đánh giá về điểm số, xếp hạng và giải thưởng như các cuộc thi đơn thuần. Điều này sẽ giúp người học có động lực cạnh tranh lành mạnh và thể hiện hết khả năng của mình.

Gamification sử dụng yếu tố thách thức, cạnh tranh và động viên để thúc đẩy học viên học tập

Gamification sử dụng yếu tố thách thức, cạnh tranh và động viên để thúc đẩy học viên học tập

5. Học trực tuyến động

Synchronous online learning là công nghệ đào tạo trực tuyến mà trong đó giảng viên và học viên tham gia vào các hoạt động học tập cùng nhau theo thời gian thực. Có thể hiểu là một hình thức tương tự livestream và học tập tại lớp. Điều này sẽ giúp giảng viên và học viên dễ dàng tương tác với nhau ngay trong buổi học trực tuyến, học thông qua công cụ chat online. Điểm mạnh của hình thức này là học viên được tham gia học tập truyền thống nhưng không cần phải di chuyển đến địa điểm tập trung. Giảng viên hoàn toàn có thể truyền tải kiến thức, thảo luận và giải đáp thắc mắc ngay lập tức. Mặc dù không thể tiếp xúc trực tiếp nhưng hình thức học này vẫn tạo ra sự gần gũi giữa người dạy và người học, giữa các học viên.

Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi người học và người dạy phải có kết nối Internet đủ mạnh để không bị gián đoạn trong suốt quá trình đào tạo. Yếu điểm thứ hai là giảng viên và học viên phải có sự thống nhất về mặt thời gian khi bắt đầu khoá học. Điều này gây khó khăn đôi chút vì không phải tất cả các học viên và giảng viên đều có chung khung thời gian dành cho học tập như nhau. Để khắc phục các nhược điểm này, giảng viên nên quay lại toàn bộ nội dung được giảng dạy trong buổi học. Và học viên có thể tự do xem lại nhiều lần hoặc học tập trong những khoảng thời gian phù hợp với họ, và đó được xem là Asynchronous learning.

Synchronous online learning là phương pháp đào tạo trực tuyến được sử dụng phổ biến

Synchronous online learning là phương pháp đào tạo trực tuyến được sử dụng phổ biến

Tổng kết

Có thể thấy, công nghệ tiên tiến đã thay đổi diện mạo và nâng cấp chất lượng của giải pháp đào tạo trực tuyến. Sự phát triển vượt trội này không chỉ giúp các cơ sở giáo dục mà còn giúp quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có mong muốn tổ chức và xây dựng các khoá học đào tạo trực tuyến thì đừng ngần ngại liên hệ với Giải pháp đào tạo MGE của chúng tôi để được tư vấn.

Demo hệ thống đào tạo trực tuyến MGE trên máy tính (PC)

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi