Ứng dụng mô hình 5E khi đào tạo nhân sự trên hệ thống quản lý học tập

Ứng dụng mô hình 5E khi đào tạo nhân sự trên hệ thống quản lý học tập

Mô hình 5E được ứng dụng nhiều trong việc dạy học ở các nước trên thế giới bởi nó cho phép các nhà giáo dục tạo ra trải nghiệm học tập độc đáo cho học sinh, sinh viên. Nhưng bạn có biết rằng, mô hình 5E còn có thể được triển khai trong chương trình đào tạo nhân sự, mang lại hiệu quả đến bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu các ứng dụng mô hình nào vào đào tạo nội bộ trên hệ thống quản lý học tập ở bài viết dưới đây nhé!

Mô hình 5E là gì?

Mô hình 5E được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy ở nhiều quốc gia

Mô hình 5E được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy ở nhiều quốc gia

5E đại diện cho 5 từ bắt đầu bằng chữ cái E trong tiếng Anh, cụ thể là: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình 5E  dựa trên  mô hình giáo dục lâu đời kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm đã được chứng minh trong thực tiễn giáo dục khoa học. 

Mục đích của mô hình này là lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho họ tự xây dựng các khái niệm, kiến thức một cách vững chắc và ứng dụng nó trong những hoàn cảnh cụ thể theo trình tự và hệ thống, đúng với tinh thần mà học thuyết kiến tạo muốn mang lại cho mọi người.

Lợi ích của việc ứng dụng mô hình 5E cho chương trình đào tạo nội bộ

Ứng dụng mô hình 5E trong giảng dạy giúp nhân viên tiếp cận kiến thức hiệu quả hơn 

Ứng dụng mô hình 5E trong giảng dạy giúp nhân viên tiếp cận kiến thức hiệu quả hơn

Mô hình 5E chính là một công cụ hữu hiệu vì nó giúp nhân viên tiếp nhận kiến thức một cách hệ thống, liền mạch, từ đó mang lại hiệu quả tích cực trong việc dạy và học, giúp học viên dễ nhớ kiến thức và bài học hơn. Ngoài ra, mô hình còn giúp người dạy chuẩn bị bài giảng đơn giản hơn, có tính hệ thống hơn và tạo ra sự đa dạng hơn trong trải nghiệm học. 

Bởi vì mô hình 5E lấy học viên làm trung tâm, người dạy chỉ có vai trò tạo ra môi trường học tập trải nghiệm giúp họ từng bước khám phá và xây dựng kiến thức mới, nên việc ứng dụng mô hình vào đào tạo nhân sự giúp giảm thời lượng học lý thuyết, thay vào đó là các hoạt động trải nghiệm thực tế, tăng khả năng tư duy, sáng tạo của nhân viên.

>> Tham khảo thêm: 9 cách khai thác phần mềm đào tạo nhân sự eLearning để tiết kiệm thời gian đào tạo

Ứng dụng mô hình 5E vào hệ thống quản lý học tập như thế nào?

Ngày nay, mô hình giảng dạy 5E không còn bị bó buộc vào phương pháp giảng dạy trực tiếp nữa khi ta có thể áp dụng mô hình 5E vào chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến. Với hệ thống quản lý học tập (LMS), điển hình là hệ thống MGE, doanh nghiệp có thể ứng dụng 5 giai đoạn: Gắn kết – Khám phá – Giải thích – Củng cố – Đánh giá vào chương trình đào tạo một cách dễ dàng.

1. Engage (Gắn kết)

Engage (Gắn kết) là giai đoạn đầu tiên nhằm đánh giá kiến thức trước đây của nhân viên. Lúc này, giảng viên có thể tạo ra một chủ đề hoặc bảng câu hỏi để học viên suy nghĩ và trao đổi với nhau. Trong LMS, giai đoạn này có thể dễ dàng được tổ chức trong các phiên làm việc nhóm trực tuyến (thông qua video call hoặc tương tác trên trò chuyện) hoặc thảo luận trên diễn đàn… Mục đích của giai đoạn này chính là xác định lỗ hổng trong kiến thức của nhân viên, từ đó đưa ra bài giảng phù hợp hơn với họ.

LMS MGE cung cấp giải pháp học live trực tuyến ngay trên nền tảng, ngoài ra còn có tính năng chat, thảo luận trên diễn đàn giúp cho việc tiếp thu kiến thức được diễn ra hiệu quả và nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên hơn.

2. Explore (Khám phá)

Hệ thống quản lý học tập cho phép người dạy truyền tải nội dung một cách trực quan

Hệ thống quản lý học tập cho phép người dạy truyền tải nội dung một cách trực quan

Ở giai đoạn này, mục tiêu chính là thu hút học viên tham gia vào nội dung truyền đạt và giúp họ hiểu được mình đang tiếp cận kiến thức gì. Giai đoạn khám phá kích thích nhân viên giải quyết các tình huống khác nhau mà giảng viên đưa ra. 

Giảng viên có thể xây dựng nội dung cho chủ đề thông qua các hoạt ảnh, video, biểu đồ,… Có nhiều cách để người dạy có thể trình bày nội dung phù hợp với bài giảng, và LMS sẽ hỗ trợ bạn tạo ra các nội dung trực quan một cách nhanh chóng. Hệ thống MGE cho phép bạn truyền tải phong phú nội dung giảng dạy với nhiều định dạng như hình ảnh, video, bài tập trắc nghiệm,… với các thao tác đơn giản, hữu ích.

3. Explain (Giải thích)

Sau giai đoạn trên, người dạy sẽ tạo điều kiện để nhân viên trình bày, phân tích vấn đề và nêu ra các quan sát của bản thân trong bước Khám phá vừa rồi. Lúc này người dạy có thể phân tích và giới thiệu các kiến thức mới giúp nhân viên thấy được sự liên kết với trải nghiệm trước đó. Sau đó, người dạy sẽ hướng dẫn học viên tổng hợp kiến thức mới và đặt câu hỏi nếu họ cần làm rõ thêm nội dung học. 

Hệ thống quản lý học tập cung cấp các chức năng dễ dàng để giúp người học phản ánh quá trình học của họ. Với MGE, nhân viên được cá nhân hoá lộ trình học tập, cũng như ban quản lý có thể theo dõi tiến trình học tập của nhân viên mình. 

4. Elaborate (Củng cố)

Sau khi được tiếp thu khái niệm, thuật ngữ mới, giai đoạn củng cố này tập trung vào việc tạo cơ hội cho nhân viên áp dụng những gì vừa học được. Người dạy lúc này tạo điều kiện cho nhân viên vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Giải thích, giúp họ củng cố kiến thức, và có thể áp dụng được trong nhiều tình huống khác nhau. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn cho phép người học ứng dụng khả năng sáng tạo của mình để đưa những ý tưởng mới.

Với giai đoạn này, người dạy có thể đưa ra các case study hoặc bài tập thực tế để nhân viên làm cá nhân hoặc thảo luận thành nhóm và cho họ thời hạn để hoàn thành. Hệ thống MGE với thông báo đẩy cho phép học viên nhận thông báo mới nhất từ người dạy khi họ đăng tải tài liệu, nội dung học tập một cách tức thời, giúp nhân viên không bị bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào từ giảng viên.

5. Evaluate (Đánh giá)

Giai đoạn cuối cùng của mô hình dạy học 5E là đánh giá sự tiến bộ của nhân viện. Mục đích của bước này là cho phép cả người học và người dạy đánh giá mức độ học tập và hiểu biết kiến thức trong suốt quá trình diễn ra. Giai đoạn đánh giá này quan trọng vì nó có thể phản ánh được mức độ tiếp thu của nhân viên để từ đó ban quản lý cải tiến phương pháp giảng dạy nếu cần.

Người dạy có thể có nhiều phương thức khác nhau để đánh giá kiến thức sau khoá học của nhân viên, phổ biến nhất là làm bài kiểm tra cuối khoá. LMS MGE cung cấp tính năng thiết lập và tự chấm bài kiểm tra trắc nghiệm, sau đó sẽ trả kết quả về ngay lập tức cho học viên.

Ngoài ra, MGE còn cấp chứng nhận hoàn thành khoá học và đề xuất các khóa học liên quan sau khi học viên hoàn thành khoá trước, giúp họ có trải nghiệm học tập tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm những tiện ích của hệ thống MGE mang lại khi xây dựng chương trình đào tạo nội bộ trên LMS.

Kết luận

Mô hình giảng dạy 5E mang lại cho học viên cách tiếp cận kiến thức hiệu quả và thực tiễn bằng cách tạo điều kiện cho họ quan sát, đặt câu hỏi, phân tích dữ liệu và đưa ra suy luận. Trên hệ thống quản lý học tập, việc triển khai mô hình này cho đào tạo nhân sự rất thuận tiện vì hệ thống có hầu hết những chức năng bổ trợ cho việc giảng dạy giúp nhà quản lý dễ dàng xây dựng các khoá học phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong việc đào tạo nội bộ nhằm phát triển tổ chức vững mạnh hơn trong tương lai.

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi