Google là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet. Không chỉ thành công về mặt lợi nhuận, Google còn được các doanh nghiệp khác ngưỡng mộ bởi khả năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Nó đã thiết lập một nền văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm mà cốt lõi là trao quyền cho nhân viên và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực hấp dẫn, chuyên nghiệp. Vậy cụ thể thì tập đoàn Google đã có những chiến lược quản lý nhân sự thành công như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Văn hóa làm việc sáng tạo và thân thiện với nhân viên
Bí quyết thành công của Google là văn hóa làm việc sáng tạo. Văn hóa này thúc đẩy sự cam kết và gắn bó của nhân viên. Một số sự thật chính về văn hóa của nó như sau:
- Nhân viên cam kết được thúc đẩy bởi niềm đam mê đổi mới.
- Lãnh đạo trao quyền cho nhân viên và cố gắng tạo ra một môi trường dựa trên quy tắc tin tưởng.
- Xây dựng hệ thống công nhận và khuyến khích hiệu suất và đổi mới cho nhân viên.
- Triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo nhân viên có một môi trường học tập và phát triển liên tục.
- Luôn cập nhật xu hướng thị trường, những đổi mới trong ngành.
- Các chính sách hòa nhập khuyến khích sự đa dạng.
Thành công của Google đạt được ngày hôm nay là do văn hóa và môi trường làm việc tích cực của họ. Cơ cấu tổ chức của Google hỗ trợ một hệ thống được tạo ra để theo đuổi sự đổi mới. Bộ phận nhân sự của Google nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo và đổi mới của công ty bằng cách xây dựng các chính sách tuyển dụng và giữ chân những tài năng tốt nhất. Nếu Google liên tục đứng đầu trong top nhà tuyển dụng tốt nhất trong nhiều năm liền, thì lý do là sự tập trung đặc biệt của họ vào quản lý nhân sự.
Tuyển dụng không thông qua điểm số
Khi tuyển dụng, nhân sự tại Google sẽ không chú trọng vào điểm số của ứng viên. Laszlo Bock – chuyên gia phân tích dữ liệu đã trả lời tờ New York Times rằng GPA hay bài kiểm tra không mang nhiều ý nghĩa khi lựa chọn nhân viên, trừ phi doanh nghiệp của bạn sẵn sàng đào tạo họ lại từ đầu.
Trưởng phòng Phân tích Nhân sự tại Google nói rằng: “Sau vài năm, bạn sẽ nhận ra rằng những kỹ năng cần thiết để thành công tại Google không liên quan gì đến trình độ học vấn của bạn. Về cơ bản, những gì bạn học trên giảng đường rất khác với những gì bạn làm ở thực tế”. Chính vì chiến lược khác biệt này mà tập đoàn Google có tới 14% nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau chưa từng đặt chân vào giảng đường đại học.
Đặt giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh
Khác với cách quản lý nhân sự của các công ty lớn trên thế giới chỉ tập trung vào lợi nhuận và lợi nhuận của công ty, Google đặt giá trị tinh thần làm mục tiêu của công ty. Theo ông Laszlo Bock, “Điều này giúp các cá nhân tìm thấy được niềm vui và ý nghĩa trong công việc bởi vì nó không chỉ liên quan đến các mục tiêu kinh doanh, mà còn liên quan đến các giá trị đạo đức và tinh thần”.
Sẵn sàng chia sẻ mọi thứ
Điều làm tập đoàn Google giữ chân được nhân tài chính là họ đang cho nhân viên một sự nghiệp chứ không phải là một công việc đơn thuần. Các Googler được quyền truy cập vào những tài liệu của công ty như: Lộ trình sản phẩm, kế hoạch ra mắt, báo cáo tình trạng nhân viên hàng tuần, hàng quý, thậm chí cả việc nhân viên khác đang làm gì cho người mới nhận việc. Cách quản lý nhân sự này nghe có vẻ bất cập vì không thể chắc các Googler sẽ bảo mật thông tin. Tuy vậy, tập đoàn có sự tin tưởng nhất định đối với các nhân viên của mình.
Sẵn sàng chia sẻ là chiến lược quản trị nhân sự của Google nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết giữa các bộ phận, giảm bớt sự cạnh tranh và tình trạng “đâm sau lưng” hay quan liêu giữa các cấp. Chính sách này đảm bảo rằng mọi người trong công ty đều hiểu rõ về mục tiêu của từng bộ phận khác nhau và tránh việc ganh đua nội bộ.
Nhân viên được tự do trong khuôn khổ
Laszlo Bock chia sẻ: “Công ty luôn cố gắng tạo ra những điểm sinh hoạt chung mà mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau”. Lực lượng lao động tại Google sẽ luôn được tự do đưa ra ý tưởng và Google café là nơi khuyến khích nhân viên gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện và chia sẻ quan điểm của mình về công việc cũng như cuộc sống. Một số doanh nghiệp xem điều này là giảm hiệu suất lao động, nhưng với Google thì ngược lại, họ xem việc nhân viên có thể chia sẻ với nhau là một điều tốt giúp thúc đẩy năng suất và sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
Lý giải cho chiến lược quản lý nhân sự của Google, ông Laszlo Bock đã nói rằng: “Khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ hiểu bản thân được tự do ở chừng mực nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trong khuôn khổ đó. Khi ban quản lý kiểm soát, can thiệp quá nhiều vào công việc của nhân viên, cấp dưới sẽ không biết nên làm gì và không nên làm gì, từ đó tạo nên áp lực và căng thẳng trong môi trường làm việc.”
Chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
Một trong những lý do khiến nhiều người mơ ước được vào Google làm việc chính là tập đoàn chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách nhân sự của Google hướng đến sự hài lòng và trao quyền cho nhân viên. Vì vậy, ngoài việc tuyển dụng những tài năng tuyệt vời, yếu tố quan trọng còn là làm sao để quản lý, phát triển nhân sự một cách đúng đắn, khéo léo.
Google đã tạo ra một môi trường làm việc thúc đẩy việc học hỏi không ngừng. Nhân viên có cơ hội học tập và phát triển liên tục. Google có các chương trình đào tạo đặc biệt liên quan đến kỹ năng thuyết trình, phát triển nội dung, quản lý và lãnh đạo. Các khoá học về kỹ năng mềm, lớp học miễn phí về ngoại ngữ và văn hóa cũng được cung cấp cho nhân viên của Google. Nhóm kỹ sư tại Google được đặc biệt chú ý vì họ là nhân viên cốt lõi giúp xây dựng nên các dịch vụ và sản phẩm của Google. Họ được cung cấp định hướng và đào tạo cộng với cố vấn bởi một nhóm đặc biệt gọi là engEDU nhằm tạo điều kiện tối đa để họ nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Tại Google, nhân viên bắt buộc tham dự tối thiểu 120 giờ đào tạo và phát triển hàng năm. Con số này cao gấp ba lần mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đây. Google có các kế hoạch hoàn trả đặc biệt cho nhân viên nếu họ muốn tiếp tục học lên cao. Chương trình MS của Stanford được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các kỹ sư cần chuyên môn kỹ thuật trong một lĩnh vực cụ thể. Toàn bộ chi phí của chương trình này do Google chịu. Ngoài ra, Google còn có Chương trình Nghỉ phép Giáo dục Toàn cầu cho phép nhân viên nghỉ phép để tiếp tục học lên cao trong tối đa 5 năm và được hoàn trả 150.000 đô la.
>>> Tham khảo thêm: Quy trình đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã nêu ra được những bài học quý giá trong quản trị nguồn nhân lực của Google. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ trang bị cho mình những kinh nghiệm cũng như bài học hữu ích để có thể áp dụng hiệu quả cho tổ chức của mình. Như ta có thể thấy, đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân tài cũng như phát triển một cách toàn diện, và việc ứng dụng hệ thống LMS vào công tác đào tạo sẽ giúp tổ chức tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nền tảng đào tạo online, hãy liên hệ MGE để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé!
>>> Tham khảo thêm: Làm sao để đánh giá hiệu quả đào tạo quản lý nhân sự?
Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp