Các công ty trên khắp thế giới đang phải đối mặt với chi phí luân chuyển cao đối với nhân viên Gen Y. Theo báo cáo của Experience.com, 70% trong số đó rời bỏ công việc đầu tiên của họ sau hai năm làm việc tại một doanh nghiệp. Vậy, lý do gì mà lực lượng lao động Gen Y lại quyết định rời bỏ tổ chức mình đã gắn bó một khoảng thời gian? Hãy cùng tìm hiểu điều đó trong nội dung dưới đây. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu cho doanh nghiệp giải pháp học trực tuyến trên LMS để bạn có cái nhìn khách quan hơn trong việc tối ưu hoá chương trình đào tạo nhân lực trong tổ chức.
Gen Y là những ai?
Gen Y (còn được gọi là Millennials), chỉ những người sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996. Cái tên Gen Y – thế hệ Millennials xuất phát từ việc họ được sinh ra trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ. Trên thực tế, phải mất vài năm để các chuyên gia xã hội học quyết định đặt một cái tên cho từng thế hệ. Đồng tác giả của lý thuyết hệ Strauss-Howe – William Strauss và Neil Howe, họ đã đặt tên cho thế hệ này là “Millennials” và được công nhận rộng rãi.
Được tiếp xúc với công nghệ từ sớm và va chạm với nhiều nền văn hoá khác biệt, Gen Y có nền tảng tri thức tốt và hiện đại hơn. Những đặc điểm, lối sống của thế hệ Y khiến họ trở nên khác biệt so với các thế hệ đi trước. Ngoài ra, công nghệ là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ: mọi hoạt động của họ đều được điều khiển bởi màn hình. Khái niệm bật và tắt hoàn toàn được tích hợp vào cuộc sống của họ.
Vì sao nhân viên Gen Y quyết định nghỉ việc sau một khoảng thời gian gắn bó với tổ chức?
Thế hệ Y có xu hướng tìm kiếm sự an toàn và ổn định hơn trong vai trò của họ, lẫn trong gia đình và sự nghiệp. Do đó, họ không hẳn là những người thích nhảy việc và quyết định vội vàng, thiếu suy nghĩ khi rời bỏ một tổ chức mình làm việc trong khoảng thời gian nhất định. Vậy thì điều gì khiến cho nhân viên rời bỏ tổ chức của bạn? Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:
Không thể giao tiếp trong doanh nghiệp
Một trong những lý do khiến cho không chỉ nhân viên Gen Y mà nhân viên ở mọi thế hệ đều cảm thấy chán nản chính là không thể giao tiếp với những đồng nghiệp của mình. Khi nhân viên không thể giao tiếp và tương tác với người quản lý của họ, họ sẽ trở nên chán nản và có xu hướng nghỉ việc. Do đó, các công ty cần đảm bảo rằng các kênh liên lạc luôn sẵn sàng cho nhân viên để quá trình giao tiếp hai chiều diễn ra suôn sẻ.
Thiếu sự phản hồi
Một trong những lý do chính khiến thế hệ Y từ bỏ công việc là vì họ không nhận được phản hồi cần thiết để cảm thấy gắn bó với công việc của mình. Theo dữ liệu của Gallup, chỉ 19% nhân viên Gen Y cảm thấy rằng họ nhận được những phản hồi thường xuyên tại nơi làm việc. Trong nhiều trường hợp, nhân viên chỉ nhận được đánh giá hiệu suất một hoặc hai lần một năm. Điều này có thể khiến lực lượng lao động cảm thấy bị ngắt kết nối với công việc và những nỗ lực của họ không được chú ý.
Nếu nhận ra doanh nghiệp của mình đang gặp phải trường hợp này, ban lãnh đạo hãy lập tức xem xét lại tình hình làm việc giữa các team hoặc giữa bạn với cấp dưới. Hỏi han, lắng nghe ý kiến và những mong mỏi của họ để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất để cứu vãn tình hình này.
Đãi ngộ, phúc lợi không xứng đáng với năng lực
Khi nhân viên liên tục làm hết sức mình mà không được ghi nhận hay có chính sách đãi ngộ công bằng, họ sẽ trở nên chán nản và dần mất hứng thú với công việc. Lúc này, thật là dễ hiểu khi nhân viên của bạn quyết định nghỉ việc.
Mỗi thế hệ sẽ đãi ngộ, phúc lợi khác nhau. Sự khác biệt này cũng không nhiều, nhìn chung ai cũng muốn được thưởng nóng hay nhận được hoa hồng xứng đáng khi thành công một dự án. Tuy nhiên, Gen Z sẽ cảm thấy thích thú hơn Gen Y khi một doanh nghiệp sở hữu máy pha cà phê sang trọng trong phòng ăn, bàn bida và bóng bàn ở khu giải trí, và các không gian văn phòng theo ý tưởng mở đầy nghệ thuật. Nhân viên Gen Y cho rằng những đặc quyền như thế này không đồng nghĩa với lợi ích – hay nói lên nhiều điều về bản chất thực sự của văn hóa công ty. Thông thường họ sẽ chú ý đến quà tặng vào các dịp lễ, chính sách đãi ngộ cho nhân viên lâu năm, hoặc những ưu đãi dành cho gia đình của họ.
>>> Tham khảo thêm: Giảm tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trong doanh nghiệp
Không có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Dù thế hệ Gen Y không có xu hướng thích nhảy việc, nhưng nếu một doanh nghiệp không có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho mỗi cá nhân, họ sẽ rời đi để đến với môi trường lộ trình thăng tiến minh bạch, hợp lý. Mọi nhân viên đều mong muốn phát triển tối đa các kỹ năng của mình, để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hoặc để đạt được vị trí quản lý trong một tổ chức. Để giải quyết vấn đề này, ban lãnh đạo nên xây dựng bộ khung lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng bộ phận một cách rõ ràng, nêu rõ mục tiêu và những gì nhân viên cần hoàn thành để có thể đạt được vị trí mới.
Môi trường làm việc thiếu sự linh hoạt
Sự linh hoạt có thể đến từ nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như xây dựng một văn phòng mở nhằm thúc đẩy sự tương tác, làm việc nhóm, hay giờ làm việc linh hoạt cũng là một điểm cộng đối với nhân viên Gen Y. Hiệu suất của công việc không thể đo bằng thời gian, chẳng hạn như làm đủ 8-10 tiếng mới mang lại kết quả tích cực cho công việc. Công việc có hiệu quả hay không nằm ở phương pháp và kỹ năng làm việc của mỗi cá nhân.
Mô hình Hybrid (môi trường làm việc kết hợp) hoặc Remote (làm việc tại nhà) không chỉ là lợi ích dành cho nhân viên Gen Z (lực lượng lao động sinh trong khoảng 1997 – 2012), mà đối với gen Y đó còn là một tiện ích lớn. Công nghệ giúp họ dễ dàng làm việc từ xa và không cần phải chờ đèn đỏ, chạy một quãng đường xa để đến văn phòng mỗi ngày. Tuy nhiên, với môi trường làm việc Hybrid, bộ phận nhân sự vẫn nên đảm bảo duy trì văn hoá công ty bằng những hoạt động nội bộ được tổ chức trực tuyến.
>>> Tham khảo: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giữa thời đại kỹ thuật số
Nhân viên không thể cân bằng giữa công việc – cuộc sống
Kiệt sức (Burnout) là một vấn đề lớn đối với lực lượng lao động. Trên thực tế, đó là một trong những lý do hàng đầu khiến Gen Y từ bỏ công việc vì không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhân viên phải làm việc nhiều giờ, mang công việc về nhà và bỏ qua các kỳ nghỉ lễ. Khảo sát của After College cho thấy rằng, có 68,78% ứng viên xem trọng sự cân bằng công việc và đời sống hơn bất kỳ yếu tố nào khác chỉ sau tiền lương.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Deloitte, 84% thế hệ Y cho biết họ đã trải qua tình trạng kiệt sức trong công việc hiện tại. Những nhân viên Gen Y giờ đây hầu hết đã có gia đình và cuộc sống cá nhân, do đó họ có xu hướng lựa chọn công việc nào không quá bận bịu để có thể chăm sóc cho gia đình và dành thời gian phát triển những mặt khác trong cuộc sống.
Mặt khác, nếu số tiền lương nhân viên nhận hàng tháng không tương xứng với lượng công việc mà họ chịu trách nhiệm sẽ khiến họ muốn rời bỏ doanh nghiệp của bạn. Bạn nên xem xét việc tăng lương hoặc thưởng cho họ để khích lệ tinh thần làm việc, nhưng cũng không vì thế mà nghĩ rằng chỉ cần trả thêm tiền thì nhân viên sẽ làm bao nhiêu cũng được. Điều này sẽ dẫn đến burnout, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của họ một cách nặng nề, sớm muộn gì nhân viên cũng sẽ nghỉ việc và lựa chọn môi trường khác tốt hơn.
Ban quản lý có thể xem xét phân chia công việc cho nhân viên khác, nhờ các bên liên quan hỗ trợ lẫn nhau để giữ vững hiệu suất và tiến độ công việc. Bạn cũng có thể cân nhắc tuyển dụng thêm nhân tài nếu cần thiết.
Công ty không chú trọng đào tạo nhân sự
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giúp tăng lòng trung thành của nhân viên với công ty. Đào tạo nhân sự mang tạo cơ hội cho người sử dụng lao động cơ hội xây dựng nền tảng cho định hướng tổ chức, thiết lập các kỳ vọng và đưa ra các phương pháp kinh doanh hiện đại, hiệu quả hơn. Nhân viên được hưởng lợi từ đào tạo nội bộ vì họ được trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết để giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Đào tạo nội bộ có thể được dẫn dắt bởi các nhân viên, nhà quản lý hoặc chuyên gia nhân sự có hiệu suất cao.
Không chỉ nhân viên gen Y, hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn được phát triển, học thêm công cụ, kiến thức chuyên môn mới phục vụ cho sự nghiệp của mình. Nếu một tổ chức không đáp ứng được nhu cầu quan trọng đó, lực lượng lao động sẽ dần rời xa doanh nghiệp của bạn. Nếu là vì lý do chi phí và tốn kém thời gian mà doanh nghiệp bạn chưa sẵn sàng cho việc triển khai chương trình đào tạo nội bộ, thì học trực tuyến trên LMS sẽ giải quyết bài toán trên.
Học trực tuyến trên LMS cùng hệ thống MGE – giải pháp tối ưu trong công tác đào tạo nội bộ
Hệ thống MGE là một trong những giải pháp công nghệ được xây dựng và phát triển bởi MangoAds, được phát triển để đào tạo nhân viên cho các tổ chức một cách hiệu quả và tiết kiệm. Học trực tuyến trên LMS MGE không chỉ giúp nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc mà còn giúp các công ty đánh giá tiềm năng thăng tiến của nhân viên, cũng như thúc đẩy giao tiếp nội bộ hiệu quả.
MGE là hệ thống dễ truy cập, dễ sử dụng, dễ điều chỉnh. Đặc biệt hơn, hệ thống này cung cấp khả năng thiết kế bài giảng và kiểm tra một cách trực quan: Hình ảnh, âm thanh, văn bản, hội thảo, bài kiểm tra,… Điều này cho phép nhân viên tùy chỉnh trải nghiệm giáo dục của họ bằng cách chọn các khóa học phù hợp với phong cách học tập của riêng mình. Sự đa dạng này làm cho các khóa học trở nên sôi động và hấp dẫn, thúc đẩy người học học tập hiệu quả hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình học trực tuyến trên LMS tổ chức có thể triển khai
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho bạn những nguyên nhân khiến nhân viên gen Y rời xa doanh nghiệp sau một khoảng thời gian làm việc. Hy vọng với bài viết này, ban lãnh đạo sẽ hiểu hơn về “nỗi lòng” của nhân viên gen Y để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm níu giữ nhân tài. Nếu doanh nghiệp bạn đang thiếu chương trình đào tạo nội bộ và muốn xây dựng nó để đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhân viên, thì việc học trực tuyến trên LMS là sự lựa chọn lý tưởng giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Hãy liên hệ với MGE để xây dựng một hệ thống LMS chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhé!
Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp