Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự đầu tư và quan tâm đến. Vì chất lượng đào tạo và giảng dạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên, từ đó, tác động đến toàn bộ hoạt động vận hành của cả một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân sự và cách tối ưu hóa chúng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
1. Mục tiêu phát triển nhân lực của doanh nghiệp
Mục tiêu phát triển nhân lực chính là yếu tố quyết định công tác đào tạo và phát triển nguồn lực có thành công hay không, vì khi có mục tiêu rõ ràng thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được kế hoạch đào tạo chất lượng và hiệu quả. Trước sự phát triển và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần phải có những mục tiêu riêng trong việc phát triển đội ngũ nhân sự của mình qua từng thời kỳ. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp cần phải thay đổi, cải tiến phương thức quản lý cũng như đào tạo, tiếp cận thị trường lao động, nghiên cứu thực tiễn,… để có cái nhìn tổng quan và đưa ra phương hướng và giải pháp trong việc phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên cũ và thu hút nhân lực mới, tài năng.
Bên cạnh đó, tất cả các phòng ban cũng cần đề ra mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, từ đó, dễ dàng xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực phù hợp với từng vị trí, tuy nhiên vẫn cần có sự phối hợp thống nhất với toàn công ty.
2. Văn hoá của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một công ty, trở thành những quy tắc, thói quen quen thuộc ăn sâu vào hoạt động vận hành trong tổ chức. Văn hóa công ty dựa trên hai yếu tố: phương hướng, chiến lược công ty (sứ mệnh, tầm nhìn) và những giá trị mà công ty đang có (giá trị kinh doanh). Văn hóa doanh nghiệp chi phối thái độ và hành vi của mọi thành viên trong một tổ chức, phản ánh quá khứ và định hình tương lai.
Chính vì thế, một doanh nghiệp được xây dựng và hình thành theo chủ nghĩa “học tập suốt đời” sẽ giúp nhân viên nhận thức được giá trị của việc học tập và đào tạo. Từ đó, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, mong muốn được trải nghiệm của mỗi thành viên trong tổ chức sẽ được nâng cao. Họ sẽ luôn thích thú và khao khát được bồi bổ về kiến thức và kĩ năng để hoàn thiện năng lực của chính mình.
3. Chính sách cho công tác đào tạo
Chính sách tài chính phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân sự. Để thực hiện công tác đào tạo và giảng dạy, doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư chi phí vào cơ sở vật chất và kỹ thuật để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy diễn ra suôn sẻ hơn.
Tùy theo từng hình thức đào tạo mà công ty lựa chọn sẽ có các khoản phí khác nhau, chẳng hạn như: Đối với hình thức đào tạo trực tiếp thì các thiết bị như: máy chiếu, phòng ốc, hệ thống đèn, ánh sáng, âm thanh,… là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, chi phí cho các tài liệu đào tạo phải được in ấn với số lượng lớn và phát cho từng thành viên tham gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm một số chi phí cho văn phòng phẩm cơ bản bao gồm: máy tính, máy photocopy, bảng bút lông,… và các thiết bị liên lạc, trao đổi thông tin với người và tổ chức khác như fax, điện thoại, telex… Chính vì thế, để chất lượng đào tạo nguồn nhân lực không bị ảnh hưởng, doanh nghiệp cần phải thiết lập nguồn tài chính riêng phục vụ cho công tác này và luôn phải xem xét qua từng giai đoạn nhất định, để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, bắt kịp tiến độ phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay.
4. Cán bộ đảm nhận vị trí đào tạo nhân viên
Con người luôn là yếu tố quan trọng vì tất cả mọi hoạt động của tổ chức đều được thực hiện khi có con người, và trong công tác đào tạo và phát triển nhân sự cũng vậy. Doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận đào tạo và phát triển chuyên trách, có đủ năng lực để có thể hoạch định và đưa ra các chiến lược, phương pháp đào tạo tốt và hiệu quả nhất. Bộ phận này sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá các khóa học đào tạo và chất lượng tiếp thu kiến thức của nhân sự tham gia và báo cáo với ban lãnh đạo để đưa ra những giải pháp khắc phục khi có vấn đề.
Đội ngũ nhân sự này bao gồm các cán bộ quản lý chuyên trách, đồng thời có kinh nghiệm đào tạo về nhân sự và đầy đủ kiến thức về quản lý nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh, khoa học thống kê và khoa học tự nhiên. Nắm vững kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức, tình hình thương mại tài chính, tiếp cận tốt thông tin thị trường lao động.
5. Phương pháp đào tạo nhân sự
Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các công ty là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, các tổ chức cần phải có sự cân nhắc và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với chương trình giảng dạy đã được đề ra. Ngoài ra, hình thức đào tạo cũng có tác động không hề nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp đào tạo từ trực tiếp đến trực tuyến vô cùng linh hoạt. Doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp hoặc chọn một giải pháp phù hợp nhất với tiềm lực tài chính của mình nhất.
- Đào tạo trực tiếp: Phương pháp đào tạo trực tiếp là một trong những phương pháp truyền thống nhất để đào tạo nhân sự. Đây là quá trình mà người hướng dẫn trực tiếp truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho người học thông qua các buổi học trực tiếp. Phương pháp này thường được sử dụng trong các khóa học truyền thống hoặc các khóa huấn luyện ngắn hạn. Đào tạo trực tiếp có thể tạo ra một môi trường học tập tương tác, giúp người học có cơ hội trao đổi thông tin và hỏi đáp trực tiếp với người hướng dẫn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian để tổ chức và thực hiện.
- Đào tạo trực tuyến: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đào tạo trực tuyến đã trở thành một phương pháp phổ biến để đào tạo nhân sự. Đào tạo trực tuyến cho phép người học tiếp cận với nội dung đào tạo từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào thông qua các nền tảng trực tuyến như hệ thống quản lý học tập (LMS). Phương pháp này mang lại sự linh hoạt cho người học và giảm bớt chi phí và thời gian cho tổ chức. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến cũng có một nhược điểm là thiếu sự tương tác trực tiếp khiến cho hiệu quả đào tạo bị giảm đi.
MGE – Hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến dành cho doanh nghiệp
MGE là hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến giúp triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo phục vụ các chương trình đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp. Hệ thống này tích hợp các tính năng nâng cao giúp số hóa các nội dung cụ thể dưới nhiều hình thức như: hình ảnh, âm thanh, video,… mang lại sự thú vị và hứng thú cho đội ngũ nhân viên tham gia các khóa học đào tạo. Giao diện người dùng của MGE thân thiên, thông minh và vô cùng đơn giản, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng. Ngoài ra, với thiết kế bảo mật 3 lớp, MGE sẽ đảm bảo tính bảo mật cho nội dung khóa học và thông tin nội bộ của công ty. Như vậy, MGE chính là nền tảng ưu việt góp phần vào quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
MGE – Mạng xã hội nội bộ chuyên đào tạo dành cho doanh nghiệp
Tổng kết
Có thể thấy, 5 yếu tố trên sẽ ảnh hưởng và tác động đến chất lượng của quá trình đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp. Chính vì thế, trước khi bắt đầu xây dựng công tác đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp nên thiết lập các mục tiêu cũng như kế hoạch thực hiện rõ ràng để đảm bảo đội ngũ nhân viên được tiếp cận các kiến thức và kỹ năng một cách tốt nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ cho quá trình này thì đừng ngần ngại liên hệ với hệ thống đào tạo trực tuyến MGE nhé.
>>> Xem thêm tại: Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp