Một chương trình đào tạo thành công là kết quả của cả một quá trình lập kế hoạch cẩn thận, kiểm soát ngân sách chặt chẽ và phân bổ các nguồn lực hợp lý. Tuy nhiên làm thế nào doanh nghiệp biết được liệu thành công ấy có tương xứng với những gì mà công ty đã bỏ ra để đầu tư chương trình đào tạo nhân sự hay không? Đó là lúc doanh nghiệp nên đo lường lợi tức đầu tư đào tạo của mình.
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về lợi tức đầu tư doanh nghiệp (ROI) cũng như cách để đo lường nó, mời bạn cùng MGE theo dõi bài viết sau đây.
Đo lường lợi tức đầu tư đào tạo là cách để doanh nghiệp biết được các chi phí bỏ cho việc đào tạo nhân sự có xứng đáng hay không
Khám phá giá trị của training bằng cách đo lường lợi tức đầu tư đào tạo
Việc xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp thường tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trên thực tế doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại chi phí khác nhau bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí ẩn để phát triển các chương trình đào tạo. Điều đó khiến cho nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang áp dụng hệ thống đào tạo eLearning như MGE nhằm tối ưu về mặt chi phí hơn so với các phương pháp tiếp cận truyền thống.
Tuy nhiên dù là vậy các doanh nghiệp vẫn bắt đầu tự hỏi liệu các chương trình đào tạo được xây dựng có xứng đáng với tất cả những chi phí mà họ đã bỏ ra hay không. Và làm thế nào để biết liệu các khóa đào tạo này có mang lại lợi ích gì cho người học hoặc doanh nghiệp của bạn hay không. Đó là lúc bạn nên tìm hiểu về lợi tức đầu tư đào tạo của doanh nghiệp và cách để đo lường chúng.
ROI trong đào tạo và phát triển (Training And Development) là gì?
Mô hình ROI trong đào tạo được mô tả là một thước đo dùng để đo lường các kỹ năng, doanh thu hàng năm hoặc đơn giản là số lượng nhân viên được đào tạo của một doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đào tạo, lợi tức đầu tư có thể được hiểu theo những cách khác nhau tương ứng với những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau.
Tại sao lại có sự thiếu rõ ràng như vậy? Nguyên nhân là vì lợi nhuận thu được từ đào tạo có thể được dùng để chi cho người học, cho kinh doanh hoặc cho một loạt các mục đích khác của doanh nghiệp. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên và cũng là câu hỏi mang tính thách thức nhất khi nói đến ROI, là nó đo lường cái gì và làm thế nào để đo lường nó.
Cách đo lường ROI đào tạo
Tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo nhân sự, doanh nghiệp có thể sử dụng một vài hoặc tất cả 5 biện pháp dưới đây để xác định ROI đào tạo của mình.
1. Nhân viên có tương tác với khóa học không?
Điều này sẽ giúp đánh giá mức độ tích cực tham gia vào các hoạt động đào tạo và tương tác với nội dung khóa học của các học viên. Một số thước đo đơn giản nhất bao gồm tỷ lệ hoàn thành, chẳng hạn như hoàn thành khóa học hoặc hoạt động, số lượng người tham gia tại các hội thảo và sự kiện trực tiếp.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều nhân viên vẫn hoàn thành các hoạt động hoặc có mặt tại các hội thảo trực tiếp mà không có bất kỳ tương tác nào với các nội dung đào tạo. Vì vậy, việc đo lường lượng thời gian mà người học dành cho một hoạt động, đánh giá của đồng nghiệp trong nhóm và tần suất người học quản lý nội dung dưới dạng wiki hoặc thảo luận, có thể phản ánh chính xác hơn về sự tương tác của học viên.
Mặt khác mức độ tương tác của người học còn có thể được đánh giá dựa theo tỷ lệ giữa số người đăng bài trên số người học hoặc tỷ lệ giữa số bài viết trên mỗi người học.
Hình 2: Nhiều nhân viên vẫn hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo nhưng lại không có bất kỳ một tương tác nào
Đó là cách đo lường với phương pháp đào tạo trực tiếp, với các giải pháp training nội bộ trực tuyến như MGE, nhà quản lý có thể dễ dàng xuất báo cáo về tiến độ và mức độ hoàn thành khóa học, tỷ lệ bài kiểm tra đạt yêu cầu hay không.
>>> Phương pháp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp
2.Nhân viên có cảm thấy thích thú khi tham gia vào khóa đào tạo không?
Theo các chuyên gia về lĩnh vực L&D của doanh nghiệp chi ra rằng chỉ một nửa doanh nghiệp hiện nay là có theo dõi phản hồi của nhân viên từ các chương trình đào tạo. Và cách đơn giản nhất để tìm hiểu những gì mà nhân viên nghĩ về các khóa đào tạo chính là hỏi họ.
Feedback surveys (Khảo sát phản hồi) là một cách đơn giản nhưng hữu ích để đo lường nhận thức của người học đối với hiệu quả và lợi ích của việc đào tạo. Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có thể biết được liệu các nhân viên của mình có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về các khóa đào tạo của công ty. Họ có thể sử dụng những kiến thức và kỹ năng hữu ích đã được đào tạo để áp dụng trong công việc thực tế của mình hay không. Những trải nghiệm đào tạo này có phải là động lực để thúc đẩy các nhân viên nâng cao năng suất làm việc và liệu họ có muốn được trải nghiệm một lần nữa hay không?
Ngoài các câu hỏi mở, doanh nghiệp còn có thể sử dụng tùy chọn phản hồi theo thang điểm Likert có nghĩa là các phản hồi của nhân viên sẽ được quy đổi thành điểm số.
Bảng Khảo sát phản hồi giúp doanh nghiệp biết được những suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên về chương trình đào tạo
3. Nhân viên học được gì từ các khóa đào tạo?
Trên thực tế, dù cho các chương trình học eLearning có được thiết kế với nội dung hay và hấp dẫn đến mức nào thì nó vẫn không quan trọng bằng việc các nhân viên đã học được gì từ những khóa đào tạo này. Đó là lý do tại sao kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA’s) là một trong những thước đo quan trọng để đo lường ROI đào tạo.
Trên thực tế có rất nhiều cách để đo lường việc học của nhân viên. Các bài đánh giá năng lực và bài kiểm tra kiến thức đều có thể cung cấp các điểm số liên quan đến KSA mới. Và một khi quy trình phản hồi được tự động hóa, thì chi phí cho việc đào tạo cũng có thể được giảm xuống!
Điều quan trọng là thước đo học tập (learning measure) mà bạn xây dựng phải công bằng và phù hợp với KSA trong các mục tiêu đào tạo. Vì vậy, trước khi bắt đầu đào tạo hãy yêu cầu các nhân viên thực hiện một bài kiểm tra nhằm đánh giá về khả năng hiện tại của họ. Sau đó yêu cầu họ đánh giá lại bản thân một lần nữa khi quá trình đào tạo kết thúc. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên biết được liệu họ có được cải thiện cả về kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa đào tạo hay không?
KSA là thước đo quan trọng dùng để đo lường hiệu quả việc học của nhân viên
4. Nhân viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế không?
KSA càng ít càng chứng tỏ người học không có sự tự tin hoặc khả năng để biết khi nào hay làm thế nào để áp dụng những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình đào tạo vào công việc thực tế. Vì vậy, biện pháp tiếp theo để đo lường lợi tức đầu tư đào tạo chính là khả năng ứng dụng.
Đặt người học trong bối cảnh thực tế sẽ giúp cho họ có cơ hội được thực hành những kiến thức và kỹ năng mới. Điều này có thể được thực hiện dưới dạng các task và thử thách trong công việc…
5. Các khóa đào tạo mang lại lợi ích như thế nào cho việc kinh doanh?
Đây là điều các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm khi bắt đầu một chương trình đào tạo mới. Nó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp?
Các mục tiêu đào tạo cần xây dựng thường được liên kết với các mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Khi một chương trình đào tạo thành công thì chắc chắn nó sẽ có những đóng góp quan trọng vào việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó hình thức học trực tuyến không chỉ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong việc đào tạo mà còn giúp cho các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cụ thể trong kinh doanh.
Nếu mục tiêu là tăng doanh số bán hàng, thì việc cải thiện kỹ năng thuyết phục và nâng cao kiến thức về sản phẩm sẽ giúp cho nhóm bán hàng đạt được mục tiêu đó. Nếu mục tiêu là dự báo thị trường chính xác hơn, thì việc nâng cao hiểu biết của nhân viên về nền kinh tế và xu hướng thị trường cũng như các kỹ năng nghiên cứu thị trường sẽ là điều cần thiết để giúp cải thiện độ chính xác.
Vì vậy, câu hỏi chính xác cho vấn đề “Làm thế nào để đào tạo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?” phải là “Bạn muốn nó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào?”.
Hình 5: Một chương trình đào tạo thành công là khi nó giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh
6. Công thức tính ROI
Khi tham gia các khóa đào tạo, người học không chỉ được trau dồi bản thân, mà còn học được các kỹ năng và kiến thức mới. Bằng cách áp dụng những kiến thức mới này tại nơi làm việc, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ sự đổi mới trong phong cách làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh chiến lược.
Để tính toán tổng ROI của eLearning, trọng số (weightings) và điểm số (scores) là hai giá trị quan trọng không thể thiếu. Trọng số thể hiện tầm quan trọng của mỗi thước đo và điểm số thể hiện mức độ thành công của mỗi thước đo. Sau đó, bạn cần nhân hai giá trị này lại với nhau và cuối cùng cộng tất cả chúng lại để có tổng trên 100. Ví dụ:
Weighting (W) | Score (S) | W x S | |
---|---|---|---|
Engagement | 10% | 50 | 5 |
Feedback | 5% | 90 | 4.5 |
Assessment | 25% | 82 | 20.5 |
Application | 25% | 76 | 19 |
Business impact | 35% | 73 | 25.55 |
Total | 100 % | 74.55 |
Đào tạo là một khoản đầu tư xứng đáng cho mỗi doanh nghiệp
Đầu tư vào đào tạo nhân sự có thể giúp mang lại nhiều lợi ích cho người học và lợi nhuận doanh nghiệp. Nhân viên có động lực để làm việc và cảm thấy hài lòng hơn khi người sử dụng lao động đầu tư cho sự phát triển của họ. Quá trình đào tạo cũng giúp cho các nhân viên nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhờ đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh.
Vậy lợi nhuận của đào tạo có xứng đáng với chi phí doanh nghiệp bỏ ra hay không? Câu trả lời là xứng đáng. Và nếu ROI của bạn có không được như mong đợi, điều đó cũng không sao. Chỉ cần bạn chủ động thu thập các phản hồi, đo lường và đánh giá chương trình đào tạo của mình, sau đó thực hiện các cải tiến liên tục, điều đó sẽ giúp cho lợi tức đầu tư đào tạo của bạn không ngừng tăng lên kể cả với các chương trình đào tạo mới.
Để xây dựng hệ thống đào tạo hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, liên hệ ngay với MGE để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
>>> Những khó khăn trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên và cách khắc phục