Kiến thức quản trị nhân sự: Làm sao để tăng năng suất cho nhân viên mà không bị quá tải?

Kiến thức quản trị nhân sự: Làm sao để tăng năng suất cho nhân viên mà không bị quá tải?

Năng suất làm việc cao, đồng đều trong toàn doanh nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong thị trường. Với mỗi doanh nghiệp, việc cải thiện năng suất làm việc của mỗi nhân viên luôn là mối quan tâm lớn. Nhưng làm sao để thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên mà không khiến họ bị quá tải? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức quản trị nhân sự giúp cải thiện năng suất làm việc cho toàn doanh nghiệp.

Tại sao nâng cao hiệu suất làm việc nhưng không quá tải lại cần thiết?

Trước hết, năng suất làm việc phản ánh khối lượng công việc có thể hoàn thành trong 1 khoảng thời nhất định hoặc có thể là số lượng chi phí nguồn lực bỏ ra để công việc được hoàn tất. Về cơ bản, năng suất lao động của doanh nghiệp chính là phép chia của tổng đầu ra cho tổng đầu vào (số giờ lao động, nguồn lực khác). Ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, năng suất chính là số lượng hàng hóa được sản xuất chia cho số giờ để hoàn thành. Còn với doanh nghiệp dịch vụ, bán hàng, năng suất chính là doanh thu ròng chia cho số giờ làm việc của toàn bộ nhân viên. Một nhân viên có hiệu suất làm việc cao có khả năng hoàn thành công việc đúng theo mục tiêu đề ra. Với doanh nghiệp, việc nâng cao năng suất làm việc của từng nhân viên vô cùng quan trọng bởi: 

  • Ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của tổng thể doanh nghiệp. Mỗi cá nhân ở phòng ban làm việc với năng suất cao kéo theo hiệu quả làm việc của tất cả các phòng ban được cải thiện.
Làm sao nâng cao năng suất làm việc là một trong những kiến thức quản trị nhân sự các doanh nghiệp đang tìm kiếm

Làm sao nâng cao năng suất làm việc là một trong những kiến thức quản trị nhân sự các doanh nghiệp đang tìm kiếm

  • Tạo lợi thế cạnh tranh so năng lực nội tại tốt. Môt doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ có khả năng thích ứng và cạnh tranh tốt trên thị trường.
  • Giảm chi phí, nguồn lực cho từng hạng mục công việc. Doanh nghiệp sẽ cần ít chi phí cho nhân sự, nguồn lực khác để hoàn thành công việc nếu nhân viên nâng cao hiệu suất lao động. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quan tâm việc nâng cao hiệu suất lao động có tăng thêm áp lực công việc cho nhân viên hay không. Theo các chuyên gia nhân sự chia sẻ, áp lực công việc chính là mối đe dọa đến mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tình trạng biến động nhân sự. Nâng cao hiệu suất làm việc thúc đẩy nhân viên tập trung cao độ để hoàn thành công việc, đổi lại, họ sẽ “bỏ quên” việc kết nối, hòa đồng cùng các nhân viên khác. Việc đảm bảo nâng cao hiệu suất làm việc và duy trì gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp cần thực hiện song song nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh mà vẫn duy trì được văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.

>>> Những thách thức của quản trị nguồn nhân lực mà doanh nghiệp gặp phải

Làm sao để tăng năng suất cho nhân viên mà không bị quá tải?

Đánh giá chính xác năng lực của nhân viên

Xem xét và đánh giá năng lực của nhân viên là một trong các yếu tố quan trọng trước khi thực hiện cải thiện năng suất làm việc. Chẳng hạn, nhân viên làm việc chậm KPI do bị hổng kiến thức chuyên môn, bổ sung kiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc chính là cách giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc đánh giá nhân viên giúp nhà quản lý biết được thế mạnh của họ là gì, từ đó đặt họ vào đúng vị trí công việc để phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống học tập trực tuyến MGE để tối ưu quá trình đánh giá năng lực nhân viên. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp tạo các bài học để nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn hoặc các kỹ năng cần thiết cho công việc. Đồng thời, MGE tích hợp bài kiểm tra trực tuyến giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực của nhân viên. Doanh nghiệp cũng có thể theo dõi tiến độ học tập hay mức độ hoàn thành bài kiểm tra để có kế hoạch phát triển riêng cho từng cá nhân.

>>> Đánh giá năng lực nhân viên

Tạo sự tin tưởng giữa nhân viên và cấp trên

Sự hỗ trợ của nhà quản lý có thể giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc

Sự hỗ trợ của nhà quản lý có thể giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc

Để nhân viên có môi trường làm việc hiệu quả nhất, người quản lý, các trưởng bộ phận cần phải cùng nhau xây dựng và thúc đẩy sự tin tưởng trong doanh nghiệp. Khi có được sự tin tưởng nhân viên sẵn sàng chia sẻ những khó khăn đang gặp phải trong quá trình làm việc, từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để họ có thể nâng cao năng suất công việc. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên thường xuyên để hỗ trợ kịp thời nếu phát hiện ra những vướng mắc đang cản trở nhân viên hoàn thành KPI.

Giảm thời gian họp, sự phiền nhiễu không cần thiết

Một trong những trở ngại lớn đối với cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên chính là họp hành đang chiếm thời gian dành cho công việc. Với những cuộc họp quan trọng, nhà quản lý có thể gửi trước tài liệu để nhân viên nghiên cứu, giảm bớt thời gian trình bày. Thời gian họp giảm bớt sẽ giúp nhân viên giảm được gánh nặng quá tải về thời gian hoàn thành công việc hàng ngày hoặc dự án.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại, thiết bị di động trong giờ làm việc cũng có thể gây phiền nhiễu, giảm hiệu suất làm việc của nhân viên. Doanh nghiệp hãy khuyến khích nhân viên tắt thiết bị di động trong giờ làm, chỉ nên sử dụng ở giờ nghỉ trưa để có thể toàn tâm toàn ý cho công việc.

Khen thưởng

Để tăng năng suất làm việc mà vẫn duy trì được sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp, khen thưởng chính là “liều thuốc” tốt nhất. Mọi nhân viên đều hi vọng sự nỗ lực của mình sẽ được doanh nghiệp ghi nhận. Thông qua các chính sách khen thưởng, danh hiệu thi đua, nhân viên sẽ càng có động lực chủ động hoàn thành công việc.

Tận dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ giúp nhân viên tiết kiệm thời gian để hoàn thành công việc

Ứng dụng công nghệ giúp nhân viên tiết kiệm thời gian để hoàn thành công việc

Sự phát triển của công nghệ giúp con người giảm bớt được nhiều công việc tay chân. Và doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu suất làm việc thì không nên bỏ qua việc áp dụng công nghệ. Chẳng hạn các nền tảng, phần mềm, ứng dụng ngày nay có thể giúp nhân viên quản lý công việc hiệu quả hoặc giảm bớt lãng phí thời gian vô ích, thay vào đó đảm nhận được nhiều dự án và nhiệm vụ hơn. 

Chế độ phúc lợi, lương thưởng

Phúc lợi lương thưởng là 2 yếu tố quan trọng đối với mỗi nhân viên, cũng thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Những doanh nghiệp trả lương cao cho nhân viên thường sẽ có năng suất làm việc tốt hơn so với những công ty không đầu tư đủ vào nhân viên.

Ngoài ra, chế độ phúc lợi cũng giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên giỏi hoặc thu hút nhân tài về cống hiến cho công ty. 

Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng đối với một nhà quản lý doanh nghiệp. Nhưng hy vọng với những phương pháp gợi ý trên đây của MGE, doanh nghiệp sẽ có những kiến thức quản trị nhân sự hữu ích giúp tăng năng suất làm việc lên cao nhất.

>>> Top 7 cách quản lý nhân sự hiệu quả nhà lãnh đạo nào cũng cần nắm vững

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi