Đào tạo nguồn nhân lực mới: Những điều Nên và Không Nên làm dành cho mọi nhà quản lý

Đào tạo nguồn nhân lực mới: Những điều Nên và Không Nên làm dành cho mọi nhà quản lý

Đào tạo nguồn nhân lực mới là một phần quan trọng của quy trình tuyển dụng vì nó định hướng nhân viên mới về các giá trị, sứ mệnh và mục tiêu của công ty, cũng như cách để thành công trong vai trò cá nhân của họ. Thời gian hướng dẫn này có thể kéo dài tới 90 ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào kết quả mong muốn duy nhất của công ty.

Dành thời gian để đào tạo nhân sự mới hiệu quả có thể rút ngắn quá trình họ lập nên các đóng góp tích cực, cũng như tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên. Do đó, hãy thực hiện tốt nhất có thể cho chương trình đào tạo nhân viên mới. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra các ví dụ về phương pháp đào tạo nhân viên mới hiệu quả, cũng như một số điều bạn nên tránh khi đào tạo nhân sự.

Tại sao đào tạo nguồn nhân lực mới lại quan trọng?

Theo một cuộc khảo sát của Indeed, 39% người tìm việc đã rời bỏ công việc của họ trong vòng sáu tháng đầu tiên. Họ thừa nhận rằng mình sẽ ở lại doanh nghiệp lâu hơn nếu như chương trình đào tạo nhân sự mới được xây dựng hiệu quả.

Đào tạo nguồn nhân lực mới giúp họ bắt kịp tiến độ công việc và hoà nhập với công ty

Đào tạo nguồn nhân lực mới giúp họ bắt kịp tiến độ công việc và hoà nhập với công ty

Những nhân viên mới được đào tạo ngay sau khi được tuyển dụng sẽ nhận nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng sự tự tin, quen thuộc với các chính sách và quy trình của công ty hơn, cũng như hiểu biết cụ thể về vai trò mới của họ. Điều này giúp loại bỏ sự không chắc chắn và tinh thần thụ động mà nhân viên có thể cảm thấy khi họ không được hỗ trợ đầy đủ trong những tuần đầu tiên làm việc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực mới trong 3 tháng đầu

Sự khác biệt giữa Onboarding và đào tạo nhân sự là gì?

Mặc dù Onboarding và đào tạo nguồn nhân lực mới là hai khái niệm riêng biệt, nhưng chúng có các thành phần tương tự nhau. Onboarding tập trung vào việc hòa nhập nhân viên mới vào văn hóa công ty. Qua đó, bộ phận HR cũng cung cấp cho nhân viên các nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt vai trò của mình. Còn đào tạo thì tập trung nâng cao kỹ năng tay nghề, kiến thức vào các nhiệm vụ liên quan đến vị trí của nhân viên.

>>> Tham khảo thêm: Ứng dụng hệ thống đào tạo trực tuyến vào Onboarding

Ví dụ về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực mới hiệu quả

Có một số phương pháp hiệu nhằm giúp chương trình đào tạo nhân sự triển khai hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho người tham gia. Dưới đây là một vài thực hành quan trọng cần lưu ý khi đào tạo nhân viên mới:

1. Xác định quy trình đào tạo nhân viên mới

Trước khi bạn có thể đào tạo nhân viên mới một cách hiệu quả, trước tiên bạn nên thiết lập những điều bạn muốn nhân viên của mình biết và phương pháp bạn sẽ đào tạo họ (trực tuyến, meeting hàng ngày, đào tạo chéo…). Hãy đảm bảo ban quản lý thống nhất việc này trước khi đào tạo nhân viên mới để tránh nhầm lẫn và thiếu cấu trúc.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của nhân viên hiện tại khi xây dựng quy trình đào tạo. Họ không chỉ đưa ra quan điểm thực tế để tăng trải nghiệm học tập cho những người mới, mà còn giúp thành viên mới hoà hợp được với phong cách làm việc chung của nhóm như thế nào.

2. Cử mentor hướng dẫn nhân viên mới 

Cử mentor hướng dẫn nhân viên mới

Cử mentor hướng dẫn nhân viên mới

Bạn có thể nhờ nhân viên của mình làm người cố vấn cho lực lượng lao động mới. Điều này không chỉ giúp nhân viên mới hoà nhập với công ty nhanh hơn mà còn giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy có giá trị. Lúc này, mọi người đều có có cơ hội trực tiếp để làm quen, làm việc với nhân viên mới.

3. Thường xuyên hỏi han nhân viên mới của bạn trong vài tuần đầu tiên của họ

Khi bạn bắt đầu đào tạo, hãy liên lạc với nhân viên mới vài lần một tuần trong những tuần đầu tiên của họ. Điều này đảm bảo được tiến độ đào tạo mong muốn và cho phép định tuyến lại nhanh chóng nếu nhân viên đi chệch hướng. 

4. Đừng quên giáo dục về văn hóa công ty

Mặc dù đào tạo nhân viên mới về trách nhiệm và công việc hàng ngày của họ là rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên dành thời gian để giáo dục nhân viên mới về văn hóa, sứ mệnh và giá trị của công ty bạn. Ví dụ: nếu tổ chức của bạn cung cấp PTO (Paid-time off) linh hoạt hoặc khuyến khích nghỉ giải lao thường xuyên trong ngày, hãy cho họ biết để họ có thể tận dụng lợi thế của chúng.

Đào tạo văn hoá công ty rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhân viên mới

Đào tạo văn hoá công ty rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhân viên mới

Nhiều doanh nghiệp triển khai đào tạo nhân sự trên hệ thống đào tạo trực tuyến giúp tối ưu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Với cách này, bạn có thể tạo một module đào tạo bao gồm sứ mệnh và giá trị của công ty, lưu trữ trên đó. để cung cấp cho nhân viên mới của bạn phương hướng và mục đích. Lúc này mọi thông tin đều được đồng bộ và ai cũng có thể truy cập để xem.

5. Đặt mục tiêu có thể đạt được cho nhân viên mới

Đặt mục tiêu rõ ràng và thực tế giúp nhân viên mới cảm thấy thoải mái ở vị trí của mình cũng như biết được mong đợi của quản lý từ họ trong những tuần đầu tiên. Hãy xác định kỹ năng và kinh nghiệm hiện tại của mỗi nhân viên và lấy điều này như một căn cứ để thiết lập mục tiêu ngắn hạn mà họ có thể hoàn thành trong những tuần đầu tiên làm việc. 

6. Cung cấp phản hồi thường xuyên

Khi những người mới trở nên quen thuộc hơn với vai trò của họ, bạn nên cung cấp phản hồi thường xuyên. Điều này đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm. Khi cung cấp phản hồi, hãy giữ cho cuộc đối thoại của bạn tích cực và mang tính khích lệ.

Nhân viên nhận được phản hồi thường xuyên sẽ hạn chế đi sai hướng trong quá trình đào tạo

Nhân viên nhận được phản hồi thường xuyên sẽ hạn chế đi sai hướng trong quá trình đào tạo

Nếu không có phản hồi thường xuyên, nhân viên có nhiều khả năng mắc sai lầm tương tự trong thời gian dài. Nhân viên thực hiện một nhiệm vụ sai cách càng lâu thì càng khó sửa đổi. Phản hồi thường xuyên đảm bảo nhân viên mới của bạn đang thực hiện nhiệm vụ của họ một cách chính xác và đang đi đúng hướng nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra.

7. Thực hiện các thảo luận nhóm

Một chiến lược tuyệt vời khác giúp nhân viên mới cảm thấy mình là một phần của công ty là đưa ra các thảo luận nhóm. Tìm cách để gắn kết những nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhân viên mới thông qua các sự kiện đặc biệt như hội thảo, hoạt động nội bộ, và xây dựng các thử thách nhằm thúc đẩy tinh thần đồng đội và tình bạn thân thiết.

8. Khen thưởng nhân viên vì sự tiến bộ của họ

Ăn mừng thành công. Khi nhân viên mới đạt được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho họ, hãy nhớ công nhận những thành tích này và khuyến khích họ tiếp tục phát triển. Điều này giúp giữ cho nhân viên mới có động lực để tiếp tục học hỏi và đảm bảo được chú ý và đánh giá cao tại nơi làm việc mới.

Những điều cần tránh trong chương trình đào tạo nhân viên mới

1. Quá tải thông tin

Nhân viên mới có thể sẽ bị choáng ngợp với rất nhiều thông tin mới trong vài tuần đào tạo đầu tiên. Tìm cách làm chậm quá trình học bằng cách chia nó thành nhiều phần. Ví dụ: cân nhắc mở rộng đào tạo trong vài tuần, cho phép họ bắt đầu thực hiện các dự án nhỏ, gặp gỡ đồng nghiệp để trò chuyện cà phê và cảm nhận về môi trường văn phòng cũng như văn hóa công ty. Tạo một lịch trình đào tạo nêu chi tiết về những gì họ sẽ học và quá trình này sẽ kéo dài bao lâu. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp MicroLearning giúp ích gì cho đào tạo nhân sự?

2. Đàm thoại một chiều

Trong suốt chương trình đào tạo nhân viên mới, hãy đảm bảo rằng bạn đang cho nhân viên mới thời gian và không gian để đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi. Hãy chú ý đến cách họ phản hồi thông tin của bạn. Nếu bạn cảm thấy rằng việc đào tạo đã trở thành cuộc trò chuyện một chiều, hãy lùi lại và lắng nghe mọi phản hồi.

Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp ích cho sự phát triển doanh nghiệp bạn

Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp ích cho sự phát triển doanh nghiệp bạn

Lắng nghe ý kiến nhân viên mới cũng là một cơ hội tuyệt vời để nhìn lại phong cách làm việc và các chức năng của công ty thông qua một góc nhìn mới. Hãy lắng nghe bất kỳ ý tưởng hoặc đề xuất nào do nhân viên mới đưa ra. Từ đó, bạn sẽ cân nhắc và thay đổi những điều đó nếu như nó phù hợp và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những điều ban quản lý nên và không nên làm khi đào tạo nguồn nhân lực mới. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhằm đào tạo nhân sự mới hiệu quả, phát triển hơn trong tương lai.

>>> Tìm hiểu quy trình đào tạo nội bộ chuẩn chỉnh của doanh nghiệp

Giới thiệu hệ thống MGE cho doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi