Agile Learning đã trở thành một chủ đề nóng trong học tập và đào tạo nguồn nhân lực. Với xu hướng phát triển, thay đổi liên tục của thị trường hiện nay, lực lượng lao động phải có khả năng tìm hiểu để theo kịp với về những thay đổi này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp Agile Learning là gì, cũng như chỉ ra 7 cách để ứng dụng nó trong đào tạo nguồn nhân lực.
Phương pháp Agile là gì?
Phương pháp Agile là quá trình quản lý dự án liên quan đến sự hợp tác liên tục và làm việc lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa rằng một dự án có thể được cải tiến liên tục trong suốt vòng đời của nó, với những thay đổi được thực hiện nhanh chóng. Agile là một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất để quản lý dự án do tính linh hoạt, khả năng thích ứng với thay đổi và mức độ đầu vào của khách hàng cao.
Agile thường là thuật ngữ gắn liền với phát triển phần mềm. Nhưng khi tốc độ kinh doanh tăng lên, các lĩnh vực kinh doanh khác đã áp dụng các kỹ thuật trong Agile để giúp họ xoay chuyển nhanh chóng với thay đổi của thị trường. Những nhà lãnh đạo L&D nhận thấy rằng trải nghiệm học tập trong thời đại ngày nay có thể được hưởng lợi rất nhiều từ phương pháp Agile. Khi họ liên tục bị thử thách với việc triển khai chương trình đào tạo phức tạp cùng khả năng phát triển nhanh chóng và phân phối một khối lượng lớn nội dung học tập, họ đã cho ra đời phương pháp Agile Learning để giải quyết bài toán trên.
Agile Learning chú trọng vào việc thích ứng, phát triển học tập để ngày càng hoàn thiện, phản hồi và đánh giá liên tục. Agile Learning phát triển nội dung khoá học theo các chu kỳ ngắn, lặp đi lặp lại, như mọi người thường gọi là chạy nước rút. Lúc này nội dung đào tạo có thể được tạo, cập nhật và tái sử dụng bất cứ khi nào có thể.
Vì sao Agile Learning lại quan trọng trong doanh nghiệp?
Các chuyên gia L&D cần ứng dụng Agile Learning và cung cấp cho nhân viên những công cụ phù hợp để học tập linh hoạt. Với cách này, L&D trở thành một con đường hai chiều. Nhân viên giúp nhóm L&D nắm bắt được những thay đổi của ngành. Sau đó, L&D nhanh chóng cung cấp hỗ trợ và đào tạo cần thiết để doanh nghiệp duy trì hoạt động. Một số ưu điểm có thể kể đến như:
- Tăng khả năng hiển thị (Visibility): 76% người dùng chọn các công cụ lập kế hoạch Agile Planning Tools để tăng khả năng hiển thị cho các dự án của họ. Khả năng hiển thị tốt hơn có nghĩa là thúc đẩy chia sẻ thông tin, giao tiếp hiệu quả hơn và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
- Cải thiện tính hiệu quả: Trong một báo cáo gần đây, Forbes đã phỏng vấn hơn 500 giám đốc điều hành cấp cao về sự linh hoạt trong kinh doanh. 92% ban lãnh đạo thừa nhận rằng việc sử dụng một phương pháp Agile là rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức họ.
- Cộng tác tốt hơn: Cộng tác tốt hơn mang lại lợi ích toàn diện. Các nghiên cứu cho thấy khi nhân viên hợp tác ăn ý với nhau hơn tại nơi làm việc sẽ cải thiện quy trình kinh doanh. Điều này giúp giảm 20% thời gian từ khi tạo ý tưởng đến khi sẵn sàng bán hàng và cải thiện tỷ lệ đổi mới thành công thêm 15%.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp quản trị nhân lực theo nguyên tắc Agile
Ứng dụng phương pháp Agile trong đào tạo nguồn nhân lực
1. Giao tiếp hai chiều
Giao tiếp là chìa khóa để tạo niềm tin giữa các đồng nghiệp. Nếu bạn muốn ứng dụng phương pháp Agile trong học tập, hãy chú ý đến giao tiếp hai chiều. Khi bạn lắng nghe đồng nghiệp của mình và coi trọng họ, nhân viên sẽ tự nhiên cảm thấy được đánh giá cao hơn. Các doanh nghiệp có nhân viên hạnh phúc có khả năng hoạt động tốt hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh.
Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể tăng khả năng giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau. Trên hệ thống đào tạo trực tuyến, bạn có thể tận dụng các tính năng diễn đàn thảo luận để tạo điều kiện giao tiếp dễ dàng giữa mọi người. Một cuộc khảo sát cho thấy giao tiếp hiệu quả có thể tiết kiệm trung bình cho các công ty 64,2 triệu đô la một năm.
2. Đào tạo theo MicroLearning
MicroLearning đề cao tính ngắn gọn. Thay vì người dạy thiết kế ra những nội dung bài giảng dài đằng đẵng, MicroLearning sẽ chia các nội dung dài thành từng phần nhỏ tương ứng với từng chủ đề. MicroLearning hoạt động cực kỳ hiệu quả đối với người học hiện đại và có thể tăng mức độ tương tác lên 50%. Phương pháp này giúp hạn chế tình trạng bị quá tải kiến thức, cải thiện khả năng nhớ kiến thức. Do đó, Microlearning là phương tiện hoàn hảo để thúc đẩy phương pháp Agile Learning.
3. Tạo không gian cho các nhóm
Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng nhân viên sẽ học tốt hơn khi họ được đào tạo cùng nhau. Khi thiết lập các thành viên trong dự án, nhóm học tập chung với nhau, họ có thể học hỏi lẫn nhau, từ đó hình thành các mối quan hệ làm việc lành mạnh, bền chặt hơn trong quá trình này.
4. Cá nhân hoá chương trình đào tạo nhân sự
Nhân viên sẽ cảm thấy chán nản nếu họ bị buộc phải học điều gì đó mà họ đã biết hoặc không có hứng thú. Bằng cách cá nhân hóa việc học, nhân viên có thể nhận được chính xác loại hình đào tạo và nội dung phù hợp. Các hệ thống đào tạo trực tuyến hiện nay như MGE cung cấp tính năng cá nhân hoá lộ trình học tập cho mỗi nhân viên, ngoài ra MGE còn gợi ý các khoá học liên quan, thích hợp với nhu cầu từng người.
5. Tạo cảm giác thoải mái khi học tập
Việc học tập không phải lúc nào cũng ngồi trên lớp học, mắt dán vào bảng, tai lắng nghe người dạy truyền đạt kiến thức. Nó diễn ra mọi lúc mọi nơi, từ việc quan sát đồng nghiệp, khám phá thế giới hoặc thảo luận với người khác về đa dạng chủ đề. Khi các công ty nắm bắt được bản chất của việc học không chính thức và biến việc học trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhân viên, họ đang tạo ra một nền văn hóa học tập theo mô hình Agile Learning.
6. Hỗ trợ đào tạo đồng đẳng
Đào tạo đồng đẳng là việc các nhân viên chia sẻ kiến thức cho nhau. Nó thường không diễn ra thông qua các giảng viên tại một việc mà từ các chuyên gia đồng cấp. Nếu bạn có những nhân viên có giàu kinh nghiệm, sở hữu đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc, ban lãnh đạo có thể yêu cầu họ đào tạo những nhân viên khác. Điều này sẽ thuận tiện hơn khi bạn xây dựng một hệ thống LMS, đặc biệt với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, tất cả lực lượng lao động của bạn đều nhận được sự đào tạo phù hợp, kịp thời thông qua nền tảng, thay vì phải tốn chi phí thuê mặt bằng và sắp xếp các buổi giảng dạy phức tạp.
Hỗ trợ đào tạo đồng đẳng khiến cho việc học tập trở nên linh hoạt hơn, cho phép doanh nghiệp tìm kiếm chuyên gia đào tạo ngay trong nội bộ thay vì phải đi thuê ngoài. Nó cũng khuyến khích văn hóa học hỏi, xem trọng những người có kinh nghiệm và mong muốn truyền đạt lại cho người khác.
7. Nhân viên có thể học tập ở bất cứ đâu
Việc tích hợp việc đào tạo nguồn nhân lực trên thiết bị di động, tablet cho phép nhân viên linh động học tập mọi lúc, mọi nơi. Agile Learning rất khuyến khích cách đào tạo như thế này.
Khi xây dựng hệ thống quản lý học tập, cả người dạy và học đều có thể linh hoạt thời gian, địa điểm để tiến hành đào tạo. Giáo viên sẽ đăng tải tài liệu, video lên hệ thống, nhân viên sẽ vào đó truy cập và tiến hành học tập. Nếu có bất kỳ thông báo đột ngột nào hoặc vào những lúc người học cần truy cập để xem một cái gì đó nhanh chóng, thì điện thoại di động luôn ở đó. Bây giờ mọi người kiểm tra điện thoại di động của họ cứ sau mười phút một lần. Điều này làm cho chúng trở thành thiết bị hoàn hảo để cung cấp nội dung đào tạo.
Hệ thống MGE cho phép các công ty dễ dàng thiết kế chương trình đào tạo nguồn nhân lực từ giáo trình sẵn có bằng các thao tác kéo và thả đơn giản. Hơn nữa, MGE còn hỗ trợ xây dựng các khóa học có độ phức tạp cao bao gồm nhiều bài giảng nhỏ kết hợp với bài kiểm tra năng lực. Bạn cũng có thể dễ dàng tạo lộ trình đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống LMS cho doanh nghiệp
Lời kết
Phương pháp Agile Learning đi kèm với nhiều lợi ích. Nó cho phép người học luôn cập nhật kiến thức thị trường hiện tại, chia việc học thành nhiều phần dễ hiểu hơn và cải thiện khả năng cộng tác giữa các nhân viên. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn phương pháp Agile là gì, cũng như Agile được ứng dụng như thế nào trong đào tạo nguồn nhân lực. Hy vọng nội dung sẽ phần nào truyền cảm hứng cho bạn trong công tác xây dựng chương trình đào tạo nội bộ ngày một hiệu quả, phù hợp hơn với văn hoá và mục tiêu doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp thì cần quy trình như thế nào?
Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp