Việc sở hữu văn hoá doanh nghiệp tích cực không chỉ giúp giữ chân nhân tài mà còn gia tăng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự phát triển về phong cách lãnh đạo và xu hướng hiện đại trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, hiện nay nhiều ban lãnh đạo đã áp dụng xu hướng mới cho công ty mình nhằm nâng cao quyền lợi của lực lượng lao động hơn, chẳng hạn như: môi trường Hybrid, đào tạo nguồn nhân lực, đề cao sự bình đẳng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những xu hướng đó trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thời gian làm việc linh hoạt
Đây là một trong những lợi ích mà hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn có. Với những người có gia đình (hoặc Gen Y), họ thường dành thời gian buổi sáng để nấu ăn, chở con đi học rồi đến trường. Nếu doanh nghiệp áp dụng giờ làm việc linh hoạt, họ có thể cân bằng cuộc sống thường ngày và công việc mà không bị trễ giờ làm. Bạn có thể cho nhân viên linh hoạt đến cơ quan trong khoảng từ 8h – 19h, miễn là họ đáp ứng đủ 8 tiếng/ ngày. Ngoài ra, nhiều người cũng dành thời gian buổi sáng để tập thể dục, đọc sách, duy trì những thói quen tốt… Kết quả là nhân viên sẽ hài lòng với công ty hơn, từ đó gia tăng hiệu suất làm việc.
2. Đề cao văn hoá công nhận nhân viên
Nhân viên nào cũng mong muốn được công nhận năng lực một cách thoả đáng. Mỗi công ty sẽ có cách thể hiện sự công nhận khác nhau, có doanh nghiệp thì đăng tải nội dung lên kênh nội bộ, có tổ chức thì trao thưởng bằng hiện kim và làm bằng khen. Theo báo cáo mới nhất của OCTanner, chỉ có 21% nơi làm việc trên toàn thế giới áp dụng hoạt động công nhận nỗ lực nhân viên. Thành công của tổ chức ngày càng phụ thuộc vào việc có một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ vì nó thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, nơi người lao động cảm thấy mình có giá trị và được xem trọng.
Doanh nghiệp nên trao quyền cho nhân viên nhiều hơn, về việc đóng góp ý kiến trong công việc, cũng như để những người có tiềm năng quản lý dự án. Điều này thúc đẩy họ chứng minh năng lực bản thân hơn, và có trách nhiệm với công việc hơn. Sau khi họ làm tốt vai trò của mình, đây là lúc bạn nên công nhận năng lực của họ bằng cách khen thưởng, tuyên dương. Hãy cùng bộ phận nhân sự lên một chiến lược ca ngợi nhân viên xuất sắc một cách hiệu quả, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
3. Chú trọng đến sức khoẻ tinh thần tại nơi làm việc
Sức khỏe tinh thần từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc trò chuyện khi chúng ta thảo luận về việc cải thiện công việc và văn hóa doanh nghiệp. Điều này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ kể từ khi dịch Covid-19 hoành hành.
Khi chúng ta gần kết thúc năm 2022, một sự thay đổi đang diễn ra — theo chiều hướng tốt hơn: Tổng Y sĩ Hoa Kỳ đã báo cáo rằng 71% nhân viên tin rằng lãnh đạo của họ quan tâm đến sức khỏe tinh thần và phúc lợi của họ hơn bao giờ hết. Đây là một bước tiến lớn mà mọi nhà lãnh đạo cần nắm bắt và chú trọng đến. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra cách cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Điều này bao gồm: Đảm bảo nhân viên có cơ hội phát triển, thăng tiến; Đánh giá cao đóng góp của nhân viên; Tăng cường kết nối xã hội tại nơi làm việc; Cân bằng giữa công việc và cuộc sống…
4. Gia tăng những đãi ngộ thú vị cho nhân viên
Nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, nhiều doanh nghiệp đã cung cấp những phúc lợi cực kì tuyệt vời giúp tạo điều kiện làm việc thoải mái cho họ. Những đãi ngộ và giá trị tích cực nhân viên nhận được khi làm việc là vấn đề hàng đầu họ quan tâm, đặc biệt là với Gen Z – lực lượng lao động chủ yếu trong tương lai gần.
Bên cạnh những chế độ đãi ngộ quen thuộc về lương thưởng, tổ chức có thể cân nhắc một số đặc quyền hấp dẫn khác, chẳng hạn như xây dựng môi trường làm việc cộng tác, quầy pantry với snack miễn phí, đảm bảo chính sách về BHYT, các chuyến du lịch ngắn ngày… Hơn nữa, nếu lực lượng lao động của bạn chủ yếu là Gen Z, bạn có thể xem xét các đãi ngộ chăm sóc bản thân, như: Thẻ phòng tập gym, cung cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu công việc, áp dụng môi trường làm việc Hybrid…
5. Môi trường làm việc Hybrid
Trong môi trường làm việc Hybrid, giờ làm việc trở nên linh hoạt hơn và nhân viên có thể linh động làm việc từ xa hoặc lên văn phòng. Một số công ty áp dụng “hệ thống luân phiên” để chia các nhóm làm việc tại văn phòng một tuần và làm tại nhà vào tuần kế.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Gallup, mô hình Hybrid đang nhanh chóng trở thành một lợi ích nổi bật đối với nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Cứ 10 người thì có 9 người thích môi trường Hybrid, và gần 8 người trong 10 người phải làm việc trực tiếp tại văn phòng cho rằng họ mong đợi điều đó từ doanh nghiệp mình làm trong tương lai. Điều này chứng tỏ rằng mô hình Hybrid là một trong những xu hướng văn hóa công ty hàng đầu cần được chú ý.
Văn phòng cho công ty áp dụng mô hình Hybrid lúc này không cần phải quá rộng, bởi nhân viên sẽ luân phiên nhau lên làm việc trực tiếp theo ngày. Do đó, mô hình này giúp giảm chi phí của cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Nó cũng tiết kiệm tiền và thời gian cho nhân viên trong việc di chuyển đến văn phòng.
6. Đề cao sự bình đẳng tại nơi làm việc
Mặc dù bình đẳng giới đã là một phần của các cuộc thảo luận tại nơi làm việc trong nhiều thập kỷ, nhưng vấn đề này sẽ trở nên nghiêm túc hơn trong những năm tới. Các công ty sẽ đặt mục tiêu không chỉ giảm khoảng cách về lương theo giới tính, mà còn xoá bỏ định kiến rằng phụ nữ không thể làm lãnh đạo cấp cao, và lắng nghe nhân viên nữ nhiều hơn. Lắng nghe tiếng nói, ý tưởng của họ và ghi nhận năng lực của họ là một cách thể hiện sự bình đẳng trong một môi trường đang đề cao nam giới hơn hết.
7. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
Khi thế hệ Millennials và GenZ tham gia ngày càng đông đảo vào thị trường lao động, họ luôn mong muốn có thể phát triển bản thân, kỹ năng mỗi ngày. Chính vì thế, để duy trì sự hài lòng của nhân viên hết mức có thể, doanh nghiệp nên triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ họ phát triển nhiều hơn trong tương lai. Bằng cách đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân sự với lộ trình phù hợp, doanh nghiệp sẽ làm tăng lòng trung thành với công ty của nhân viên.
Hệ thống đào tạo trực tuyến MGE là giải pháp hiệu quả đồng hành cùng doanh nghiệp. Khác với các hệ thống E-learning hiện có trên thị trường hiện nay, MGE được tạo ra để đáp ứng những quy trình đào tạo phức tạp trong doanh nghiệp hay cấu trúc giảng dạy tại các trung tâm. Khách hàng có thể xây dựng lộ trình học cho từng nhóm học viên, tạo các khóa học với cấu trúc bài giảng phức tạp và đính kèm các buổi học Livestream trực tiếp.
Ngoài ra, MGE còn mang đến cho doanh nghiệp giải pháp đào tạo online hoàn thiện gồm website, mobile app vừa giúp tối ưu quy trình đào tạo vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhân viên được đào tạo bài bản càng có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp và không ngừng trau dồi năng lực làm việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp
Lời kết
Một năm mới sắp đến cũng chính là thời điểm nhiều doanh nghiệp bắt đầu xây dựng và phát triển lại văn hoá doanh nghiệp, chú trọng hơn vào nhu cầu và lợi ích của nhân viên. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn 7 xu hướng văn hoá doanh nghiệp trong năm 2023 với những điều tích cực, hấp dẫn lực lượng lao động như: Sự bình đẳng trong môi trường làm việc, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp cho nhân viên thẻ tập gym… Hy vọng với bài viết này, ban lãnh đạo sẽ trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày một tốt hơn trong tương lai.
Giới thiệu hệ thống MGE cho doanh nghiệp