Đào tạo là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Việc đào tạo giúp rút ngắn khoảng cách về năng lực giữa các nhân viên, tăng năng suất làm việc của từng cá nhân đồng thời nâng cao sức mạnh nội tại của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những khó khăn khi đào tạo nhân viên trở thành rào cản trong quá trình nâng cao chất lượng và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những khó khăn thường gặp trong quá trình triển khai đào tạo và biện pháp khắc phục trong bài viết dưới đây.
Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo?
Một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, có kỹ năng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường. Việc đào tạo nhân viên được ví như 1 khoản đầu tư cho tương lai doanh nghiệp, nếu bỏ qua đồng nghĩa với công ty sẽ đánh mất những rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến:
Cơ hội cải thiện hiệu suất làm việc
Đào tạo và phát triển là công cụ giúp các nhân viên được trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện và hoàn thành công việc. Khi nhân viên tham gia 1 chương trình đào tạo phù hợp thường có năng suất và chất lượng công việc cao hơn với những nhân sự chưa từng trải qua đào tạo. Khi năng suất làm việc của toàn bộ nhân viên được cải thiện sẽ kéo theo chất lượng xử lý công việc và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp được nâng cao.
Tăng khả năng giữ chân và thu hút nhân tài
Khi nhân viên được doanh nghiệp quan tâm và tạo cơ hội phát triển trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Do, nhân viên cảm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp những như lộ trình thăng tiến rõ ràng tại doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng giúp giảm chi phí tuyển dụng đồng thời có thể trở thành yếu tố thu hút sự những tài năng mới gia nhập.
Nâng cao tính ổn định và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chú trọng vào đào tạo, xây dựng được lộ trình học tập và thăng tiến rõ ràng cho nhân viên thường có tỷ lệ nhảy việc thấp hơn hẳn. Ngoài ra, doanh nghiệp có chương trình đào tạo bài bản thường sẽ chủ động, ít bị rối loạn khi có sự thay đổi về mặt nhân sự hoặc các yếu tố sản xuất kinh doanh biến động.
Không chỉ duy trì sự ổn định trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đào tạo nhân viên còn tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng vững vàng.
>>> Vì sao nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp?
5 khó khăn thường gặp khi đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Mặc dù lợi ích của việc đào tạo mang đến cho doanh nghiệp là vô cùng lớn, song để gặt hái được thành công, doanh nghiệp phải đương đầu và vượt qua những khó khăn khi đào tạo nhân viên. Dưới đây là 5 khó khăn, thách thức thường gặp trong quá trình cải thiện năng lực, hiệu suất của đội ngũ nhân sự:
Chưa hiểu tầm quan trọng của đào tạo
Trong Báo cáo “Đào tạo và Phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng và xu hướng trong thời kỳ Chuyển đổi số” với sự tham gia 225 doanh nghiệp nhưng chỉ có 34% cho rằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho nhân viên là cần thiết. Điều này có thể thấy được, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực mà hoạt động này mang lại. Nhiều doanh nghiệp thay vì thực hiện chương trình đào tạo nội bộ, chuyển sang tuyển dụng các nhân viên có chuyên môn và kỹ năng tốt. Tuy nhiên, việc tuyển dụng này chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt, những công ty này thường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tính ổn định về nhân sự cũng như khả năng thích ứng khi thị trường thay đổi đổi.
Giải pháp khắc phục
Tăng cường thông tin: Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch truyền thông nội bộ tập trung vào lợi ích của việc đào tạo. Ví dụ, tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ trải nghiệm thành công từ việc đào tạo, và sử dụng các kênh truyền thông nội bộ như email, intranet để thông báo về các cơ hội đào tạo mới.
Chưa xác định rõ nhu cầu đào tạo
Việc lên khung chương trình đào tạo vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành bại của vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều hiểu rõ nhu cầu thực sự của công ty là gì, đâu là những kỹ năng mà mọi nhân viên cần phải có. Khi tìm hiểu được những vấn đề này, doanh nghiệp mới có thể xây dựng các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng nhân viên.
Giải pháp khắc phục
Thực hiện đánh giá nhu cầu: Một ví dụ cụ thể có thể là việc sử dụng cuộc khảo sát nhân viên để đánh giá kỹ năng hiện tại, mức độ thoả mãn với công việc hiện tại, và nhu cầu phát triển cá nhân. Dựa trên kết quả, doanh nghiệp có thể xác định rõ những kỹ năng cần cải thiện và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
>>> Các bước tiến hành đánh giá nhu cầu nội bộ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy trình đào tạo còn thiếu sót, chưa bài bản
Tổ chức đào tạo cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp là 1 thách thức mới của những nhà quản lý và bộ phận đào tạo. Do trình độ năng lực của nhân viên không đồng đều nên công tác tổ chức đào tạo còn nhiều thiếu sót. Nếu chia các khóa học theo năng lực sẽ đòi hỏi cần nhiều thời gian, trái lại nếu tổ chức các lớp đào tạo chung cho toàn bộ phân viên trong bộ phận sẽ dẫn đến tình trạng kiến thức quá dễ với người này nhưng lại quá khó với người khác. Chính vì thế dẫn đến tình trạng, nhân viên không nhiệt tình tham gia các khóa đào tạo nội bộ.
Giải pháp khắc phục
Chia nhóm đào tạo: Một doanh nghiệp có thể sử dụng cách chia nhóm đào tạo thành các cấp độ khác nhau dựa trên trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Ví dụ, nhóm cơ bản, nhóm trung cấp và nhóm nâng cao để đảm bảo rằng mọi người đều nhận được mức độ thách thức phù hợp.
Sử dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến: Tận dụng các nền tảng e-learning để cung cấp các khóa học tùy chỉnh và có thể truy cập mọi nơi.
Kinh phí đào tạo
Ngân sách dành cho đào tạo cũng là một trong những trở ngại lớn trong hành trình đồng bộ hóa chất lượng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt, sự kéo dài của đại dịch Covid-19 khiến ngân sách dành cho hoạt động đào tạo ở nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm. Theo báo cáo “Đào tạo và Phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng và xu hướng trong thời kỳ Chuyển đổi số”, 10% doanh nghiệp ngừng hoàn toàn và 32% cắt giảm ngân sách cho đào tạo và phát triển.
Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo không mang đến hiệu quả tức thì cũng là nguyên nhân khiến các chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí dành cho đào tạo. Với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp đào tạo tập trung, chi phí để thực hiện đào tạo bao gồm in ấn tài liệu, thuê địa điểm, đi lại, ăn uống… Những khoản chi phí này cũng khiến các doanh nghiệp cân nhắc số chương trình đào tạo cần thiết phải thực hiện trong năm.
Giải pháp khắc phục
Tìm kiếm các đối tác hỗ trợ: Để giảm áp lực tài chính, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác đào tạo chất lượng hoặc tổ chức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, việc hợp tác với các trường đại học hoặc tổ chức đào tạo chuyên nghiệp có thể giúp chia sẻ chi phí và tài trợ.
Phương pháp đào tạo chưa phù hợp
Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn áp dụng phương pháp đào tạo tập trung. Phương pháp này thường gây ra nhiều áp lực và không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tế của từng nhân viên. Thường các khóa đào tạo diễn ra trong khoảng thời gian dài, chia sẻ khối lượng kiến thức lớn dẫn đến nhân viên bị bội thực thông tin. Do đó, kết quả đào tạo thường không mang lại hiệu quả cao.
Giải pháp khắc phục
Áp dụng hình thức học tập linh hoạt: Một ví dụ cụ thể là triển khai các khóa học ngắn, gọn (microlearning) trên nền tảng e-learning để nhân viên có thể học một lượng kiến thức nhỏ mỗi lần, phù hợp với lịch trình công việc của họ.
Chú trọng vào đào tạo trải nghiệm: Để tăng cường hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các kịch bản thực tế, ví dụ và thực hành để nhân viên có thể áp dụng kiến thức đào tạo vào bối cảnh công việc hàng ngày của họ.
>>> Làm sao để đào tạo hội nhập cho nhân viên khi mới vào công ty?
Giải pháp đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp
Một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng được quy trình đào tạo bài bản và thông suốt chính là lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp. Khi các phương pháp đào tạo truyền thống bộc lộ các nhược điểm về kinh phí, nguồn lực, khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của từng nhân viên cũng như khó đánh giá hiệu quả, giải pháp elearning là điều mà các doanh nghiệp nên quan tâm. Theo nghiên cứu về chuyển đổi số trong doanh nghiệp chỉ ra rằng 52% doanh nghiệp cho rằng đào tạo trực tuyến (E-learning) sẽ là hình thức chủ đạo trong 5 năm tới. Việc áp dụng giải pháp đào tạo trực tuyến sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm các chi phí không cần thiết khi thực hiện đào tạo, xây dựng được lộ trình đào tạo mang tính cá nhân hóa cao.
>>> Hệ thống đào tạo nhân sự LMS có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực như thế nào?
MGE là một trong những hệ thống đào tạo trực tuyến tích hợp nhiều tính năng giúp việc đào tạo nội bộ trở nên tối ưu. Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng khóa đào tạo chuyên môn cho các bộ phận theo năng lực chuyên môn của các cá nhân. Ngoài ra, MGE cho phép doanh nghiệp triển khai việc đánh giá chất lượng học tập của nhân viên thông qua bài kiểm tra trực tuyến. Doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, tỷ lệ hoàn thành khóa học để có sự điều chỉnh khóa học các khóa học có tỷ lệ hoàn thành thấp. MGE tích hợp blog và app đa nền tảng giúp việc truy cập khóa học linh hoạt hơn. Với nền tảng đào tạo trực tuyến MGE, doanh nghiệp không cần lo về chi phí quá lớn cho việc đào tạo cũng như làm sao để đánh giá hiệu quả quá trình training nội bộ.
Hi vọng với những chia sẻ trên, doanh nghiệp đã tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn khi đào tạo nhân viên. Để tìm hiểu thêm những cách thức giúp tối ưu việc đào tạo nhân viên cũng như triển khai giải pháp đào tạo nội bộ tối ưu, liên hệ với MGE ngay nhé.