Newbie chăm chỉ nhưng vẫn “lẹt đẹt”, cách tạo động lực làm việc cho người mới.

Newbie chăm chỉ nhưng vẫn “lẹt đẹt”, cách tạo động lực làm việc cho người mới.

Bước vào môi trường làm việc mới, hăng hái và nhiệt huyết, newbie luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tuy nhiên, sự chăm chỉ và nỗ lực không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hiệu quả như mong đợi. Nhiều newbie dần cảm thấy nản lòng khi công việc “lẹt đẹt”, mất đi động lực để tiếp tục cố gắng. Vậy làm thế nào để tạo động lực làm việc và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết và nâng cao hiệu quả công việc cho newbie trong giai đoạn đầu đầy thử thách này? Cùng MGE khám phá nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết làm việc chăm chỉ nhưng không hiệu quả

Có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang làm việc năng suất nhưng không hiệu quả. Hãy xem xét những dấu hiệu này để tránh rơi vào tình trạng đó:

  • Hoàn thành nhiều nhiệm vụ nhưng không đạt được mục tiêu: Bạn có thể hoàn thành nhiều công việc trong cùng một khoảng thời gian, nhưng lại không đạt được các mục tiêu đề ra. Điều này có nghĩa là dù công việc được hoàn thành nhanh chóng, nhưng những nhiệm vụ này không có tác động lớn đến kết quả cuối cùng.
  • Luôn bận rộn nhưng không có tiến bộ rõ ràng: Bạn cảm thấy mình luôn bận rộn, liên tục làm việc, nhưng khi nhìn lại, không thấy có sự tiến bộ rõ ràng hay cải thiện nào trong công việc.
  • Mệt mỏi và căng thẳng dù làm việc chăm chỉ: Bạn làm việc nhiều giờ và với cường độ cao nhưng không cảm thấy đạt được thành tựu hay có bước chuyển biến tích cực nào. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi tinh thần và căng thẳng. Khi đạt được thành tựu, não sẽ tiết ra dopamine, một loại hormone hạnh phúc, giúp bạn cảm thấy thỏa mãn. Nếu chỉ tập trung vào các nhiệm vụ hàng ngày mà không dành thời gian học hỏi, phát triển kỹ năng mới hay tham gia vào các hoạt động sáng tạo, bạn sẽ cảm thấy bị giới hạn và không thể phát triển bản thân một cách toàn diện.

Cách tạo động lực làm việc cho người mới

Cách tạo động lực làm việc cho người mới

Những dấu hiệu này cho thấy rằng, dù làm việc chăm chỉ và năng suất, nhưng nếu không có chiến lược và kế hoạch làm việc hiệu quả, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Hiểu rõ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn điều chỉnh phương pháp làm việc và cải thiện hiệu suất công việc một cách đáng kể.

>>> Xem thêm: Những lý khiến hủy hoại tinh thần làm việc của nhân viên tại công ty

2. Hiệu quả công việc không chỉ phụ thuộc vào sự chăm chỉ

Hiệu quả công việc không đơn giản chỉ phụ thuộc vào việc làm việc chăm chỉ hay năng suất cao. Mặc dù chăm chỉ là yếu tố quan trọng, nhưng nó không đủ để đảm bảo thành công. Một kế hoạch làm việc chưa phù hợp có thể khiến mọi nỗ lực trở nên vô ích. Thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết cũng làm giảm khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Thêm vào đó, áp lực công việc và quản lý thời gian không tốt có thể làm giảm hiệu suất làm việc, khiến nhân viên cảm thấy quá tải và không đạt được kết quả như mong đợi.

Hiệu quả công việc không chỉ phụ thuộc vào sự chăm chỉ

Hiệu quả công việc không chỉ phụ thuộc vào sự chăm chỉ

Chính từ những nỗ lực không ngừng nhưng lại không mang về một chút kết quả nào càng làm cho tinh thần của newbie dễ trở nên hoang mang và hoài nghi về bản thân. Từ đó mất đi những động lực ban đầu, cảm thấy chán nản và có mong muốn nhảy việc để tìm cảm giác mới. Vậy làm sao để newbie cải thiện điều này và tạo động lực làm việc cho bản thân?

>>> Xem thêm: Tinh thần làm việc của nhân viên ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp

3. Phương pháp giúp tạo động lực làm việc cho newbie

Để cải thiện hiệu suất công việc, xây dựng một kế hoạch làm việc chi tiết và hiệu quả là yếu tố then chốt. Sau đây là một số phương pháp giúp cải thiện động lực làm việc mà bạn có thể áp dụng.

3.1 Đặt ra mục tiêu rõ ràng và khả thi thực hiện

Đặt ra những mục tiêu cụ thể và khả thi giúp định hướng rõ ràng và tránh lãng phí thời gian vào những việc không quan trọng. Lập danh sách công việc theo thứ tự ưu tiên là một phương pháp quản lý thời gian hữu hiệu, giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ cần thiết nhất.

Đặt ra mục tiêu rõ ràng và tạo động lực làm việc cho bản thân một cách chủ động

Đặt ra mục tiêu rõ ràng và tạo động lực làm việc cho bản thân một cách chủ động

Chia nhỏ công việc lớn thành các phần nhỏ hơn cũng là một cách hữu ích để giảm bớt áp lực. Khi đối mặt với một nhiệm vụ lớn, việc chia nhỏ thành từng bước nhỏ hơn sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và thực hiện hơn. Hoàn thành từng phần nhỏ này không chỉ giúp tiến độ công việc được duy trì mà còn tạo cảm giác đạt được thành tựu, từ đó duy trì động lực làm việc.

>>> Xem thêm: Cách để khắc phục tình trạng mất tinh thần làm việc của nhân viên tại công sở

3.2 Luôn chủ động phản hồi tích cực với quản lý

Giao tiếp hiệu quả với quản lý là yếu tố then chốt góp phần xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển trong sự nghiệp. Một trong những cách thức quan trọng để thể hiện thái độ cầu tiến và tinh thần trách nhiệm là luôn chủ động phản hồi tích cực với quản lý. Thể hiện thái độ tích cực và chủ động trong giao tiếp với quản lý là điều cần thiết giúp bạn xây dựng mối quan hệ hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển trong công việc.

Phương pháp giúp cải tạo động lực làm việc cho newbie

Phương pháp giúp cải tạo động lực làm việc cho newbie

Luôn chủ động trong việc xin ý kiến và nhận xét sau khi đã hoàn thành task được phân công. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm trong công việc, ngoài ra nó còn góp phần thúc đẩy thời gian hoàn thành. Từ đó, bạn có thêm thời gian để làm việc khác thay vì bị động đợi chờ quản lý phản hồi cho mình. Đây là cách tối ưu nhất để tạo động lực làm việc cho newbie khi được giao tiếp trực tiếp với quản lý của mình.

>>> Xem thêm: 3 cách phát triển kỹ năng giao tiếp tại nơi công sở

3.3 Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tạo động lực làm việc cho bản thân

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý là một phần không thể thiếu để cải thiện hiệu suất và tạo động lực làm việc. Những khoảng nghỉ ngắn giữa giờ làm việc có thể giúp tái tạo năng lượng và tăng cường sự tập trung. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc cường độ cao, nơi mà sự căng thẳng và mệt mỏi dễ dàng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Cuối cùng, giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là yếu tố quan trọng giúp tránh căng thẳng và duy trì động lực làm việc lâu dài. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè và các hoạt động cá nhân giúp tái tạo năng lượng tinh thần, từ đó giúp bạn trở lại công việc với tinh thần sảng khoái và hiệu quả hơn.

Việc kết hợp những phương pháp này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn mang lại cảm giác hài lòng và thành công trong công việc. Những người mới nên liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để hoàn thiện bản thân và trở thành nhân viên xuất sắc trong môi trường làm việc.

>>> Xem thêm: Quản lý công việc chưa bao giờ dễ dàng đến thế với phương pháp Master list

4. Lời kết

Chăm chỉ đúng cách không chỉ giúp nâng cao hiệu quả làm việc mà còn mang lại cảm giác hài lòng và thành công trong công việc. Việc nhận biết các dấu hiệu của làm việc không hiệu quả, hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và áp dụng các phương pháp cải thiện hiệu suất sẽ giúp nhân viên mới nâng cao hiệu quả công việc và đóng góp tích cực vào thành công chung của tổ chức.

Tạo động lực làm việc và duy trì nó không chỉ việc của nhân viên mà còn là của nhà quản lý. Nếu là một nhà quản lý, bạn có thể lựa chọn MGE nơi mà chúng tôi có tính năng gửi các phản hồi ẩn danh cho các cấp quản lý nếu newbie “e sợ” về những điều mình muốn nói. Qua đó có thể thấu hiểu nhân sự và nâng cao hiệu quả làm việc. Hãy liên lạc với chúng tôi thông qua website https://mge.vn/ để nhận được tư vấn cụ thể.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi