Những điều huỷ hoại tinh thần làm việc của nhân viên tại nơi công sở

Những điều huỷ hoại tinh thần làm việc của nhân viên tại nơi công sở

Thuê người giỏi đã khó, nhưng việc giữ họ còn khó hơn. Như chúng ta đã biết, người lao động sẽ chấp nhận làm việc tại một công ty bởi mức lương, nhưng môi trường văn hoá chính là điều họ quyết định có nên ở lại lâu dài hay không. Để giữ chân những nhân viên giỏi, bạn phải tạo ra một môi trường trao quyền cho họ, thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực và đưa ra những thách thức giúp họ phát triển. Doanh nghiệp không thể làm điều đó nếu lãnh đạo đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiêu cực, thiếu nhất quán hoặc kỳ vọng không thực tế. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6 điều huỷ hoại tinh thần làm việc của nhân viên tại nơi công sở, cũng như làm thế nào để tránh tình trạng đó.

1. Ban lãnh đạo không nhất quán giữa hướng đi và kỳ vọng

Ban lãnh đạo không nhất quán giữa hướng đi và kỳ vọng

Ban lãnh đạo không nhất quán giữa hướng đi và kỳ vọng

Không có gì làm nhân viên thất vọng hơn là một người lãnh đạo không thể đưa ra quyết định hoặc không rõ ràng, nhất quán về những gì được mong đợi ở nơi làm việc. Nhân viên đều cần và xứng đáng được biết họ có quyền tự chủ như thế nào, mục tiêu là gì và bạn muốn mọi việc được hoàn thành ra sao. Điều quan trọng là nhân viên phải cảm thấy tự tin rằng bạn sẽ không thay đổi các quy tắc đó trong công việc một cách đột ngột. Nếu không, họ sẽ thấy bản thân mù quáng và ngại đưa ra quyết định vì họ không biết liệu họ có bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của bạn hay không. Hãy rõ ràng và nhất quán với mục tiêu của bạn, nếu không bạn sẽ làm nội bộ của mình bối rối và dần dần bào mòn sức lực của họ.

2. Công khai chỉ trích người khác

Việc công khai chỉ trích nhân viên sẽ làm huỷ hoại tinh thần làm việc của họ

Việc công khai chỉ trích nhân viên sẽ làm huỷ hoại tinh thần làm việc của họ

Sẽ có lúc ban lãnh đạo muốn nghiêm khắc khiển trách những nhân viên lười biếng hoặc làm việc kém hiệu quả. Tuy nhiên, hãy hạn chế việc chỉ trích công khai. Điều này sẽ không bao có lợi cho đôi bên. Bạn làm nhân viên của mình bị mất mặt, bạn cũng làm tổn hại danh tiếng của chính mình ở nơi làm việc. Đưa ra lời phê bình một cách riêng tư luôn là cách tiếp cận tốt nhất và sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác cũng như sự đánh giá cao từ người được chỉ trích. Để làm điều này, ban quản lý có thể mời nhân viên đó vào phòng họp riêng để cùng thảo luận, trò chuyện và đưa ra giải pháp thoả đáng.

3. Quản lý vi mô (Micromanagement)

Quản lý vi mô (Micromanagement) là việc thích kiểm soát các công việc của nhân viên hơn là việc trao quyền để họ có thể tự hoàn thành công việc của mình. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của nhân viên và chỉ dẫn từng bước để đảm bảo nhân viên đang làm những việc đúng như họ yêu cầu.

Không ai trong chúng ta thích cảm giác lúc nào cũng bị dò xét từng chút khi đang làm việc, cũng như không có quyền quyết định trong những hành động của mình. Nếu bạn đưa ra định hướng rõ ràng, bạn không cần phải theo dõi từng chút nhân viên của mình. Hãy lùi lại một bước và tập trung vào những vấn đề lớn hơn. Lúc này cả bạn và nhân viên đều cảm thấy thoải mái và thúc đẩy sự sáng tạo và trao quyền hơn cho nhân viên.

4. Ban quản lý kỳ vọng nhiều hơn khả năng thực sự của nhân viên mình

Không có gì sai khi bạn mong đợi nhiều trong công việc. Tuy nhiên, bạn phải xem xét năng lực của lực lượng lao động để từ đó đặt ra những mục tiêu và mong muốn phù hợp. Nếu không, bạn sẽ chỉ thành công trong việc khiến nhóm của mình mất tinh thần, những người sẽ cảm thấy rằng họ sẽ không bao giờ có thể đáp ứng được kỳ vọng mà bạn đặt ra.

Hãy tạo điều kiện tốt nhất có thể để họ làm việc năng suất hơn và nhanh chóng đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, nhưng mục tiêu ấy phải trong chừng mực hợp lý. Chẳng hạn như bạn không thể yêu cầu một nhân viên Digital Marketing Fresher thành thạo hết tất cả những kỹ năng và phân tích chi tiết báo cáo chạy Ads trong vòng 1 tuần được. Thay vào đó đặt ra những cột mốc nhỏ về mục tiêu một cách hợp lý, nhân viên sẽ cảm thấy không bị “ngợp” với kỳ vọng lớn của ban quản lý và sẽ tiến bộ theo từng ngày hơn.

>>> Xem thêm: Phương pháp đào tạo nhân viên mới hiệu quả

Triển khai chương trình đào tạo nhân sự sẽ giúp nâng cao tay nghề nhân viên

Triển khai chương trình đào tạo nhân sự sẽ giúp nâng cao tay nghề nhân viên

Ban lãnh đạo nên kết hợp với bộ phận R&D để triển khai chương trình đào tạo nhân sự. Đây là một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp bạn ngày một phát triển hơn. Nếu nhân viên không được đào tạo chuyên môn và kỹ năng hiệu quả, họ sẽ mãi “dậm chân tại chỗ”, không phát triển thêm được, từ đó kết quả đầu ra trong công việc sẽ không chất lượng như các đối thủ cạnh tranh của bạn. Như ban lãnh đạo đã biết, nếu không cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành, doanh nghiệp bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

5. Không công nhận thành tích của nhân viên

Mọi nhân viên trên thế giới này đều mong muốn được đánh giá cao trong công việc. Một số người thích được công nhận công khai, những người khác thích một cái vỗ nhẹ vào lưng hoặc một lời cảm ơn riêng tư. Bất kể bạn chọn cách nào để công nhận một nhân viên giỏi, điều quan trọng là bạn phải làm điều đó. Đừng coi hiệu suất làm việc tốt là điều hiển nhiên, nếu không bạn có thể sớm nhận thấy đối thủ cạnh tranh đang chúc mừng nhân viên tốt nhất trước đây của mình. Mặt khác, người quản lý có thể đặt ra những mức thưởng xứng đáng cho nhân viên đạt KPI hay có thành tích vượt trội trong công việc, chẳng hạn như tiền mặt, bằng khen, một voucher đi tập gym miễn phí 1 năm hay bánh kem chúc mừng… Điều này sẽ gia tăng sự trung thành với công ty cũng cải thiện tinh thần làm việc của họ một cách đáng kể.

6. Quá tải công việc dẫn đến burn-out

Không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Chúng ta đều biết rằng công việc nhiều lúc sẽ đòi hỏi khắt khe. Đôi khi chúng ta cần đến sớm, ở lại muộn hoặc đến vào cuối tuần để hoàn thành một dự án. Đó là điều được mong đợi, đặc biệt nếu bạn và nhân viên của mình là những người có định hướng nghề nghiệp vững vàng và mong muốn công việc kịp tiến độ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với điều này, nếu không những nhân viên giỏi nhất sẽ bị kiệt sức và burn-out.

Hầu hết chúng ta đều muốn cống hiến 110% cho công việc, tuy nhiên chúng ta cũng có giới hạn. Nhân viên cần phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu bạn không tin, hãy thử hỏi nhân viên của mình. Họ sẽ thành thật với bạn nếu họ tin rằng bạn thật lòng quan tâm đến họ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên?

Kết luận

Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực cần nhiều thời gian và công sức để phát triển. Trên đây là 6 điều bạn cần tránh để làm huỷ hoại tinh thần làm việc của nhân viên tại nơi công sở. Một văn hoá làm việc tốt sẽ cải thiện tinh thần của nhân viên một cách đáng kể, từ đó gia tăng hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển của công ty hơn.

MGE – Hệ thống đào tạo trực tuyến tối ưu trong doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi