Đào tạo nhân viên mới theo phong cách của Toyota

Đào tạo nhân viên mới theo phong cách của Toyota

Đào tạo nhân viên mới luôn là bài toán khó trong việc quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Toyota, việc này lại vô cùng đơn giản. Thậm chí, nó còn trở thành một phòng cách đào tạo bền vững được rất nhiều doanh nghiệp học hỏi theo. Vậy đào tạo nhân viên mới ở Toyota có gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực

“Đầu tư” là từ khóa quan trọng khi nhắc đến sự thành công trong phong cách đào tạo nhân viên mới của Toyota. Văn hóa Toyota luôn “coi trọng phát triển con người”. Vì vậy, họ không ngần ngại khi đầu tư cho công tác đào tạo. Ngoài ra, họ cũng không có tư tưởng phải thu lại ngay số tiền đã bỏ ra đào tạo nhân viên của mình. Đây chính là đặc trưng của Toyota mà nhiều công ty Nhật Bản khác không nhìn thấy. Rất nhiều công ty Nhật Bản không chịu bỏ chi phí để đầu tư hoặc sẽ bỏ ra và đòi hỏi nhân viên phải mang lại kết quả tương ứng với số tiền đã đầu tư. Suy nghĩ này ngược với tư tưởng và cách mà Toyota đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh chi phí, Toyota cũng rất đầu tư về cả thời gian và công sức khi đào tạo nhân viên. Theo ông Yasumei – đảm nhiệm chức vụ Trưởng trung tâm nghiên cứu giáo dục nhân tài HY (Nhật Bản), cũng là người từng có 30 năm kinh nghiệm làm việc tại Toyota đã chia sẻ rằng tại đây, để đào tạo một nhân viên “làm được việc” phải mất tối thiểu 7 năm. Với nhiều công ty, đây có thể là số năm quá dài. Nhưng với Toyota, đây là khoảng thời gian cần thiết và đáng đầu tư. Điều này một phần thể hiện qua điểm rõ ràng của Toyota rằng: “Đầu tư cho sự phát triển nhân viên chính là đầu tư vào sự phát triển của doanh nghiệp”. Đồng thời, nó cũng thể hiện được sự quan tâm cũng như vai trò của cấp quản lý ở Toyota dành cho đội ngũ nhân sự của mình.

Ông Yasumei chia sẻ cách đào tạo nhân viên ở Toyota

Ông Yasumei chia sẻ cách đào tạo nhân viên ở Toyota

Niềm tin vào sự phát triển bền vững

“Phát triển bền vững” luôn là tôn chỉ trong nền văn hoá doanh nghiệp của Toyota nói chung và đào tạo nhân viên mới nói riêng. Để có được Toyota của ngày hôm nay, không thể không nhắc đến sự đóng góp của toàn thể các lứa nhân viên đi trước. Giai đoạn 1950-1960 là thời kỳ phát triển thần kỳ của Nhật Bản,cũng là lúc 2 “ông lớn” trong nền sản xuất ô tô của thế giới GM và Ford bắt đầu tiến vào thị trường Nhật. Toyota lúc bấy giờ chỉ làm một doanh nghiệp địa phương và không đủ sức hấp dẫn với những người ưu tú. Vì thế, Toyota đã đứng trong hoàn cảnh phải tự mình đào tạo ra nhân tài. Nhưng khi bắt tay vào đào tạo nhân lực, họ mới nhận thấy muôn vàn khó khăn. Cũng chính vì vậy, Toyota nhận ra rằng “Để chế tạo được một chiếc xe để thỏa mãn yêu cầu khách hàng thì việc đào tạo nhân viên không thể tiến hành trong một sớm một chiều”.

Có thể thấy, Toyota không chỉ chú trọng vào thành tích hay lợi nhuận mà còn tập trung vào việc đào tạo nhân viên kế cận để giúp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để làm được điều này, ban quản lý giai đoạn đầu của Toyota đã đào tạo đàng hoàng nhân viên ở nhiệm kỳ của mình rồi trao lại chiếc gậy đó cho người kế nhiệm. Đây chính là lý do Toyota đã đạt được thành tích kinh doanh như ngày hôm nay.

Lời khuyên của Toyota dành cho các doanh nghiệp

Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên mới là một quyết định mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hiện nay. Để việc đào tạo được hiệu quả, hãy tham khảo những lời khuyên sau của ông Yasumei cũng như Toyota dành cho cấp quản lý và doanh nghiệp.

Đối xử bình đẳng

Đừng bao giờ thể hiện hành vi “ma cũ bắt nạt ma mới” trong việc quản lý và đào tạo nhân sự. Dù là nhân viên cũ hay mới, ai trong chúng ta cũng cần được tôn trọng, được đối xử công bằng và bình đẳng. Hãy tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà các nhân viên mới có quyền được học tập, được tham gia các buổi họp hay thảo luận của công ty, v.v Điều này sẽ giúp họ nhận thức được rằng họ cũng là một thành viên của doanh nghiệp và sẵn sàng cống hiến hết mình cho những thành công chung.

Xây dựng môi trường khuyến khích sự giao tiếp

Quá trình đào tạo nhân sự không thể nào thành công nếu nó chỉ có sự giao tiếp một chiều. Việc xây dựng một trường khuyến khích sự giao tiếp là vô cùng cần thiết. Cấp quản lý cũng như nhân viên mới nên có sự trao đổi trực tiếp với nhau, đặt ra các câu hỏi khi có thắc mắc, trình bày các quan điểm để cùng nhau giải quyết vấn đề,… Điều này sẽ giúp gia tăng tình đồng đội, tạo nên môi trường thoải mái để việc đào tạo nhân viên mới diễn ra dễ dàng và suôn sẻ.

Đánh giá dựa vào quá trình, không dựa vào kết quả

Đánh giá quá trình thực hiện công việc của nhân viên mới thay vì chỉ đánh giá kết quả là việc làm khôn ngoan giúp mang lại thành công trong việc đào tạo nhân sự. Việc này giúp doanh nghiệp phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng sự tự tin và động lực, định hình các mục tiêu phát triển và xây dựng một quá trình đào tạo liên tục. Ngoài ra, đánh giá cả quá trình còn hỗ trợ rất nhiều cho nhân viên mới trong quá trình họ trưởng thành và phát triển.

Quan sát và đưa ra yêu cầu phù hợp

Thay vì đòi hỏi sự hoàn hảo từ đầu ở một nhân viên mới, doanh nghiệp nên quan sát và đưa ra yêu cầu phù hợp với từng cá nhân. Nghĩa là, đối với từng nhân viên khác nhau mà trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi công việc phải được quyết định cho phù hợp. Và nếu muốn cải thiện các kỹ năng chuyên môn của họ, doanh nghiệp cũng nên cung cấp các khóa học và đào tạo liên quan. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đào tạo nhân viên trực tuyến với MGE

Đào tạo nhân viên trực tuyến với MGE

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, để tiết kiệm thời gian và tối ưu hoá quá trình đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn các phương pháp đào tạo trực tuyến. Một trong những địa điểm uy tín cung cấp dịch vụ này là hệ thống MGE. Sử dụng hệ thống LMS hiện đại, MGE cung cấp các dịch vụ trên các nền tảng website và ứng dụng di động, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng khóa học cũng như đào tạo trực tuyến hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống MGE cũng sẽ tích hợp các tính năng khác như kiểm tra và đánh giá. Điều này cấp quản lý có thể kiểm soát được tiến độ, kết quả học tập một cách dễ dàng và chính xác hơn.

>>> Xem thêm: Phương pháp đào tạo nhân viên doanh nghiệp nên tham khảo

Kết luận

Bài viết vừa rồi đã bật mí các yếu tố đã làm nên thành công trong phong cách đào tạo nhân viên mới của Toyota đồng thời cũng đưa ra các lời khuyên quý giá dành cho doanh nghiệp. Để có thể xây dựng một chương trình đào tạo nhân sự hiệu quả, cần lưu ý việc đối xử bình đẳng, đánh giá khách quan, xây dựng môi trường giao tiếp tích cực cũng như cần quan sát để đưa ra các yêu cầu hợp lý. Doanh nghiệp cũng có thể tối ưu chương trình đào tạo bằng việc xây dựng các khóa học trực tuyến với MGE. Đây sẽ là một lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đóng góp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi