Khi xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến, nhân viên dần nắm bắt và sử dụng eLearning. Vì vậy, việc duy trì tương tác của nhân viên trong khoảng thời gian dài là một thách thức to lớn. Nhằm giải quyết vấn đề trên, MGE sẽ chia sẻ cách các chuyên gia đào tạo nhân sự sử dụng game hóa (Gamification) để thúc đẩy quá trình học tập tích cực tại nơi làm việc.
Học tập tích cực là gì?
So với hình thức thụ động, học tập tích cực là một phương pháp giảng dạy mới, khuyến khích người học tham gia vào nội dung học tập một cách chủ động hơn. Điều này có thể được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận, sự kiện nhóm, nghiên cứu tình huống, nhập vai, các hoạt động dựa trên trò chơi, giải quyết vấn đề và những hướng dẫn liên quan khác.
Tầm quan trọng của việc học tập tích cực trong môi trường làm việc
Một điểm nổi bật của làm việc từ xa: cá nhân và nhóm làm việc cách xa nhau về mặt vật lý và địa lý, trong môi trường (điển hình là gia đình) có nhiều yếu tố gây phiền nhiễu. Do đó, việc bồi dưỡng và duy trì học tập tại nơi làm việc trong những môi trường như vậy sẽ khó khăn hơn.
Ngày nay, học tập tích cực tại nơi làm việc mang lại giá trị đáng kể vì:
- Thúc đẩy sự tham gia của người học nhiều hơn.
- Phá vỡ sự nhàm chán khi làm việc ở cùng một địa điểm (nhà) và tạo điều kiện học tập.
- Tăng tương tác xã hội thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề, tranh luận và nhập vai. Điều này cũng giữ cho nhân viên từ xa tham gia và cam kết với chương trình học tập.
Hơn thế nữa, các chiến lược học tập tích cực (tận dụng Gamification) có thể bổ sung yếu tố “giải trí” cần thiết đối với trải nghiệm học tập đơn điệu hiện nay.
- Điều này không chỉ mang lại sự dễ dàng cho việc đào tạo nhân sự mà còn thúc đẩy ý thức cộng đồng, cộng tác và khả năng cạnh tranh – tất cả các kỹ năng quan trọng để thành công tại nơi làm việc.
- Việc tham gia vào các chiến lược học tập tích cực đóng một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho người học các kỹ năng thực tế cần thiết sau này.
Tại sao Gamification là phương pháp thúc đẩy quá trình học tập tích cực một cách hữu hiệu?
Khác với đọc sách hướng dẫn đào tạo hoặc làm slide PowerPoint, chơi trò chơi đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn. Đó là lý do một chiến lược lý tưởng để học tập tích cực tại nơi làm việc là học dựa trên trò chơi (GBL). Vậy GBL yêu cầu điều gì và nó phù hợp với các chiến lược đào tạo nhân viên như thế nào?
GBL đề cập đến việc áp dụng trò chơi vào các mục tiêu đào tạo của công ty. Một số mục tiêu trong việc sử dụng GBL là:
- Giúp người học đạt được các kỹ năng mới.
- Nâng cao các kỹ năng hiện có của nhân viên.
- Thúc đẩy xây dựng nhóm và cộng tác thông qua các trò chơi đồng đội và mang tính cạnh tranh.
- Thay đổi hành vi của học viên khi họ hoàn thành xuất sắc trò chơi.
Chiến lược GBL liên quan đến việc sử dụng nội dung trò chơi được tạo riêng hoặc của bên thứ ba để hỗ trợ chương trình đào tạo. Vì GBL mang tính giải trí, nên nó khuyến khích học viên tham gia và năng nổ hơn. Do đó, GBL được xem như một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy học tập tích cực tại nơi làm việc.
Nhờ sự phổ biến và linh hoạt, Gamification đã được ứng dụng rộng rãi trong việc học tập tích cực tại nơi làm việc.
- Gamification giúp tăng cường đáng kể hiệu quả của việc học kết hợp hoặc hoàn toàn tự chủ.
- Thực tế, Gamification là một chiến lược cực kỳ hữu ích để hỗ trợ hầu hết các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Cách áp dụng Gamification để thúc đẩy quá trình học tập tích cực của nhân viên
Khi được thực hiện đúng, Gamification sẽ mang đến một số kết quả khả quan như sau:
- Tăng 14% kiến thức dựa trên kỹ năng.
- Tăng 11% đối với việc cải thiện kiến thức thực tế.
- Tỷ lệ giữ chân tăng 9%.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả như vậy đòi hỏi phải áp dụng hình thức tiếp cận phù hợp. MGE sẽ chia sẻ đến bạn một số cách thúc đẩy học tập tích cực thông qua Gamification:
- Hiểu rõ người học: Hiểu họ là ai, họ có kinh nghiệm chơi trò chơi nào trước đây và mức độ quen thuộc của họ với các công cụ và công nghệ chơi game do bạn đề xuất.
- Giải quyết nỗi sợ hãi và lo lắng của học viên: Tất cả người học có thể không sẵn sàng chấp nhận Gamification như một phương tiện học tập tích cực “nghiêm túc” tại nơi làm việc. Kết quả, họ sẽ cảm thấy lo lắng và nghi ngờ về chiến lược. Vì vậy, sự thành công phụ thuộc vào việc xoa dịu những nỗi sợ hãi đó.
- Hạn chế sự đơn điệu: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người học chán nản. Do đó, bạn nên tổ chức các hoạt động chơi game theo định kỳ trong suốt khóa học.
- Cho phép học viên kiểm soát những gì xảy ra: Nếu người học liên tục tham gia các game được chuẩn bị trước, họ sẽ dần mất hứng thú. Thay vào đó, bạn nên cho phép người học tùy chỉnh (như avatar, vai trò hay thiết lập về môi trường của game), đảm bảo rằng người học luôn kiểm soát cách trò chơi diễn ra.
- Sử dụng các chủ đề, nhân vật, câu chuyện và case study quen thuộc: Hãy tuần tự hóa hoạt động chơi game, nhằm tạo tính liên tục cho một chủ đề/câu chuyện. Sử dụng các nhân vật và case study quen thuộc với người học. Điều này tạo ra sự đồng cảm giữa học viên với trò chơi, từ đó khuyến khích họ tiếp tục tham gia một cách nhiệt tình.
Để tận dụng thành công trò chơi như một chiến lược để học tập tích cực tại nơi làm việc, hãy tương tác với người học xuyên suốt trò chơi. Bằng cách đưa ra những phản hồi, gợi ý, nhận xét và các đề xuất kịp thời, hữu ích. Bên cạnh đó, hãy tạo động lực cho người học thông qua hình thức trao huy hiệu, điểm số và bảng thành tích ghi nhận.
4 tips thúc đẩy học tập tích cực với Gamification
Trước khi tiến hành hỗ trợ học tập bằng cách tích hợp Gamification, bạn hãy xem qua các chiến lược dưới đây để khai thác Gamification hiệu quả hơn:
- Tạo Gamification mang tính cá nhân hóa: Thay vì lên kế hoạch trò chơi cụ thể cho khóa học, hãy để học viên tùy chỉnh trò chơi theo sở thích và lựa chọn của họ. Làm điều này bằng cách sử dụng hình đại diện tùy chỉnh, cá nhân hóa đường dẫn trò chơi cũng như các nhân vật và vai trò được thiết kế riêng.
- Nên tạo trò chơi đan xen nhau hay rời rạc: Cách tốt nhất để xây dựng (và duy trì) sự tương tác của người học với Gamification trong thời gian dài là tạo ra một cốt truyện xuyên suốt trò chơi. Điều này sẽ tạo sự hấp dẫn với học viên hơn so với các trò chơi đơn lẻ.
- Chơi trò chơi theo nhóm hay cá nhân: Học tập tích cực tại nơi làm việc yêu cầu nhiều hơn sự tương tác giữa giảng viên – học viên. Một số cách học hiệu quả nhất xảy ra thông qua tương tác ngang hàng – là điều mà các trò chơi đồng đội luôn đề cao.
- Thắng và thua không quan trọng: Dù nhiều học viên (đặc biệt là trong các trò chơi mang tính đồng đội) thích chiến thắng, nhưng Gamification không phải tìm kiếm người thắng và thua. Thay vào đó, hãy thiết kế trò chơi để người học có nhiều lần cố gắng “làm đúng” (lúc này, họ đang học).
Đặc biệt, để thúc đẩy sự tham gia của người học, hãy tạo các thông báo mang tính xây dựng. Thay vì cung cấp feedback đạt/không đạt, bạn nên cung cấp cho người học những nhận xét giá trị, liên quan đến hiệu suất của nhân viên. Điều này giúp nhân viên rút kinh nghiệm vào lần tiếp theo.
Có thể thấy, nếu sử dụng phương pháp đào tạo thụ động, bạn sẽ gặp khó khăn để duy trì sự tham gia của người học trong thời gian dài. Gamification là một chiến lược không chỉ thúc đẩy học tập tích cực mà còn giúp mang lại kết quả học tập tốt hơn.
MGE hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn thúc đẩy quá trình học tập tích cực với Gamification hiệu quả. MGE là một trong những hệ thống đào tạo trực tuyến cho phép doanh nghiệp tận dụng hình thức Gamification vào đào tạo nhân sự. Hệ thống bao gồm website học trực tuyến, app đa nền tảng cùng blog chuẩn SEO giúp nhân viên học tập linh hoạt theo tốc độ cá nhân, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm hữu ích trong quá trình nâng cao kiến thức hoặc áp dụng vào thực tế công việc. Để tìm hiểu thêm về nền tảng đào tạo trực tuyến MGE hay các cách triển khai đào tạo nhân viên hiệu quả, liên hệ với chúng tôi ngay nhé. Chúc các bạn thành công!