Ngành kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và thuế của các doanh nghiệp. Để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong công việc, quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành kế toán phải được chú trọng một cách nghiêm ngặt và bài bản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng, thách thức hiện nay và các biện pháp cải thiện quy trình đào tạo nhân sự ngành kế toán nhé.
Tầm quan trọng của quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành kế toán
1.1 Cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Thông qua quy trình đào tạo, đội ngũ nhân viên kế toán sẽ được cung cấp đầy đủ về kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Các khóa đào tạo sẽ giúp họ nắm vững các quy định kế toán, thuế và quy trình quản lý tài chính một cách bài bản nhất. Từ đó, họ có đủ khả năng để thực hiện công việc chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp cũng sẽ không mất nhiều thời gian để rà soát hay kiểm tra.
1.2 Nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc
Khi nhân viên kế toán có đủ kiến thức, kỹ năng và được đào tạo bài bản, họ có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, giúp tạo lòng tin và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra, với nền tảng năng lực vững chắc, quá trình vận hành nhân sự, tiến trình công việc của doanh nghiệp cũng sẽ được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất, hiệu suất công việc tăng cao, chẳng hạn: thanh toán tiền lương, chấm công nhân viên, thu chi các khoản,… sẽ được xử lý và sắp xếp cẩn thận, tránh thất thoát tài chính.
1.3 Tăng cường khả năng quản lý tài chính
Việc đào tạo và phát triển nhân viên thuộc lĩnh vực kế toán sẽ giúp tăng cường khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhân viên kế toán có hiểu biết về cách quản lý tài chính, bao gồm việc lập báo cáo tài chính, phân tích số liệu và dự báo tài chính. Điều này sẽ giúp công ty có được cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong từng mốc thời gian nhất định.
1.4 Đáp ứng yêu cầu của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh trong thời đại hiện nay thay đổi nhanh chóng và liên tục, đòi hỏi tất cả các ngành đều cần phải được bổ cập những kiến thức và kỹ năng mới, không chỉ riêng ngành kế toán. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nhân viên cập nhật những chính sách luật pháp mới, sự biến đổi trong ngành để đáp ứng yêu cầu của môi trường kinh doanh. Một đội ngũ nhân viên ưu tú sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh so với các đối thủ, có tiềm lực vững mạnh để phát triển lâu dài.
1.5 Tạo động lực và phát triển cá nhân
Sau quá trình đào tạo và rèn luyện nhân viên sẽ nâng cao được năng lực và khả năng bản thân, từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Các khóa học đào tạo không chỉ giúp họ bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng của mình mà còn lấp đầy những khoảng trống, sự thiếu sót về kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên phấn đấu mỗi ngày mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân và thu hút nhân tài.
Vấn đề trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành kế toán
2.1 Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực ngành kế toán
Một trong những vấn đề chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng trong ngành kế toán. Ngành kế toán đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng phân tích ở mức cao, nhưng hiện nay, số lượng nhân viên kế toán có đủ trình độ và khả năng là hạn chế. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên kế toán có tiềm năng.
2.2 Quy trình đào tạo chưa có sự cải tiến
Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực trong ngành kế toán chưa bắt kịp được mức độ thay đổi nhanh chóng của thị trường ngày nay. Môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vì thế, đội ngũ nhân viên các ngành, đặc biệt là kế toán được yêu cầu không chỉ có kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn phải cập nhật và học hỏi thêm những nguồn thông tin và tri thức mới để đáp ứng được thị trường. Tuy nhiên, quy trình đào tạo hiện tại chưa đủ linh hoạt trong việc thúc đẩy và bổ cập thêm kiến thức mới và phát triển kỹ năng cho nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp.
2.3. Chất lượng đào tạo ngành kế toán không đảm bảo
Ngoài ra, quy trình đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự trong ngành kế toán cũng gặp phải vấn đề về chất lượng đào tạo. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức đào tạo kế toán một cách “đại trà”, không có sự chăm chút và bài bản. Thậm chí họ còn không có đủ giáo trình và giảng viên có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho học viên, dẫn đến tình trạng, người học mất tiền bạc và thời gian nhưng không nhận được kết quả tốt.
2.4 Chưa có sự đầu tư về công nghệ
Bên cạnh đó là sự thiếu hụt công nghệ trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong ngành kế toán. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn sử dụng các phương pháp đào tạo truyền thống, không có sự đầu tư và tận dụng tối đa công nghệ để cải thiện quy trình đào tạo, khiến cho quá trình này diễn ra một cách chậm chạp, năng suất làm việc cũng bị sụt giảm.
Các giải pháp để cải thiện quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành kế toán
3.1 Đổi mới phương pháp đào tạo và phát triển
- Áp dụng công nghệ và học trực tuyến
Trong thời đại công nghệ số, việc áp dụng công nghệ vào quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp hiệu quả dành cho các doanh nghiệp. Công nghệ giúp tăng tính tương tác và linh hoạt trong suốt quá trình đào tạo và hướng dẫn, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả nhân viên và công ty. Đào tạo trực tuyến là một trong những phương pháp đào tạo phổ biến hiện nay, với nhiều tính năng tiện ích, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chất lượng đào tạo, cho phép người học tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi và theo tốc độ tiếp thu của chính mình.
- Xây dựng đa dạng các khóa học tương tác và thực hành
Khóa học tương tác và thực hành giúp người học áp dụng kiến thức vào thực tế công việc. Thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết, chương trình học này đặt nhiều trọng tâm vào việc thực hành và giải quyết các vấn đề thực tế. Điều này giúp nhân viên phát triển kỹ năng thực tế và nắm bắt được bối cảnh công việc. Từ đó, họ sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, sự biến động liên tục của thị trường. Chẳng hạn, đối với ngành kế toán, nhân viên sẽ được trải nghiệm những tình huống như: Tình huống về hạch toán sổ sách kế toán, tính toán sai bảng lương, thất thoát tài chính,… Đây là những vấn đề thường xảy ra trong doanh nghiệp nhưng không phải nhân viên kế toán nào cũng có thể ứng phó và giải quyết một cách nhanh chóng.
3.2 Tăng cường sự tham gia của người học
Xây dựng môi trường học tập tích cực
Môi trường học tập tích cực, năng động sẽ giúp người học cảm thấy hứng thú và có động lực để tham gia đào tạo. Doanh nghiệp nên có sự sắp xếp và thiết kế không gian học tập thoải mái, tạo điều kiện cho sự giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên. Các bài giảng được xây dựng với nhiều hình thức từ video đến hình ảnh, âm thanh,… Đồng thời, sau quá trình đào tạo, việc đánh giá và công nhận thành tích của người học cũng là một yếu tố quan trọng để tạo động lực cho họ cố gắng tham gia các chương trình đào tạo tiếp theo.
Khuyến khích việc học suốt đời và tự học
Để đảm bảo sự phát triển liên tục của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp đề cao và khuyến khích việc học suốt đời và tự học là điều cần thiết. Công ty có thể xây dựng các chương trình đào tạo liên tục theo từng thời điểm như 3 tháng, 6 tháng, 2 tuần,… và động viên nhân viên tham gia bằng cách cung cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Điều này không chỉ giúp nhân viên nâng cao kiến và kỹ năng mà còn giúp họ bổ sung vào hồ sơ cá nhân của mình về bằng cấp và thành tích đạt được, từ đó, có được nhiều cơ hội phát triển hơn trên con đường sự nghiệp trong tương lai.
3.3 Đẩy mạnh đào tạo và phát triển chuyên môn
Mở rộng chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao năng lực
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp cần bổ sung các chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao năng lực cho nhân viên. Chương trình đào tạo này cần tập trung vào các kỹ năng và kiến thức chuyên môn nền tảng và cần thiết trong lĩnh vực kế toán như: kiến thức luật pháp chặt chẽ, tin học văn phòng, ngoại ngữ, khả năng tư duy, phân tích,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có sự đánh giá năng lực cũng như đưa ra lộ trình thăng tiến đối với các nhân viên có đủ tiềm năng chuyên môn vững chắc, đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí cao hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tuyển dụng mà còn giúp họ giữ chân người tài.
Tạo cơ hội thực hành mọi lúc, mọi nơi
Sau mỗi khoá đào tạo, doanh nghiệp nên tạo nhiều cơ hội để nhân viên được vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế. Tại nhiều doanh nghiệp, dù đội ngũ nhân viên đã được hướng dẫn và chỉ dạy nhưng bộ phận quản lý vẫn có sự e dè và không tin tưởng khi giao việc, họ “ngại” kiểm tra và hỗ trợ khi có sai sót. Điều này khiến cho nhân viên không được trải nghiệm công việc một cách chính xác, lượng kiến thức và kỹ năng tích luỹ được dần bị mai một. Ngoài ra, nếu tiếp tục tình trạng này, quá trình đào tạo nhân viên của doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa, tốn chi phí và thời gian.
Tổng kết
Như vậy, có thể thấy, kế toán là sẽ là vị trí đảm nhận vai trò giữ gìn và quản trị nguồn tài chính của công ty. Chính vì thế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với ngành nghề này. Hình thức đào tạo trực tuyến hiện nay đang được ưu tiên sử dụng trong các doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự. Nếu công ty của bạn đang có nhu cầu trải nghiệm hệ thống đào tạo trực tuyến thì đừng quên liên lạc với chúng tôi, Giải pháp đào tạo MGE sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề thắc mắc một cách tận tình nhất.
>>> Xem thêm tại: Demo hệ thống đào tạo trực tuyến MGE trên máy tính (PC)