Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Vai trò và các loại hình văn hoá cần biết

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Vai trò và các loại hình văn hoá cần biết

Văn hoá doanh nghiệp là gì? Vì sao nên xây dựng một văn hoá doanh nghiệp tốt, phù hợp? Các loại hình văn hoá doanh nghiệp phổ biến nào mà công ty cần có? Đây là những câu hỏi thường gặp khi nhà lãnh đạo muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty của mình. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi thảo luận về những khía cạnh nêu trên nhé.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là mảnh ghép tạo nên sự thành công của cả tập thể

Văn hóa doanh nghiệp là mảnh ghép tạo nên sự thành công của cả tập thể

Trong khi chiến lược đưa ra logic chính thức cho các mục tiêu của công ty và định hướng cho các hoạt động thì văn hóa thể hiện các mục tiêu bằng các giá trị và niềm tin, hướng dẫn hoạt động thông qua giả định và chuẩn mực nhóm được chia sẻ. Nó phản ánh “tính cách” của một tổ chức, thúc đẩy sự tham gia, thu hút nhân tài và ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức. Các yếu tố như phong cách lãnh đạo, chính sách công ty, lương thưởng và phúc lợi, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống góp phần tạo nên văn hóa của doanh nghiệp.

Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt

Khi được liên kết phù hợp với các giá trị, động lực và nhu cầu cá nhân, văn hóa có thể giải phóng nguồn năng lượng to lớn hướng tới mục đích chung và thúc đẩy năng lực phát triển của tổ chức. Văn hóa cũng có thể phát triển linh hoạt và tự chủ để đáp ứng với các cơ hội và nhu cầu. Một lý do lớn khiến văn hóa công ty quan trọng đến vậy là vì nó là yếu tố then chốt giữ chân nhân viên. Theo một cuộc khảo sát gần đây từ Jobvite, gần 40% người lao động xếp văn hóa công ty vào mục “rất quan trọng”. Vì vậy, đầu tư vào văn hóa công ty có nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn, ví dụ:

  • Xác định bản sắc của công ty.
  • Tăng sự gắn kết của nhân viên, xây dựng nhóm tốt hơn.
  • Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
  • Xây dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ.
  • Giữ chân nhân tài, thu hút người mới.
  • Tăng khả năng sáng tạo và bứt phá của nhân viên.

>>> Tham khảo thêm: Vì sao văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng?

Kết quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp là sự gắn kết lâu dài

Kết quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp là sự gắn kết lâu dài

8 phong cách văn hoá nhà lãnh đạo cần biết giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

  • Quan tâm các mối quan hệ và sự tin tưởng lẫn nhau: Công ty luôn tạo ra môi trường cởi mở, hợp tác, mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Nhân viên được đoàn kết bởi lòng trung thành; tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tích cực.
  • Mục đích được minh họa bằng những lợi ích to lớn hơn: Mọi người cố gắng đóng góp những điều tốt đẹp cho tương lai của một cộng đồng. Nhân viên đoàn kết với nhau bằng cách tập trung vào tính bền vững và mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.
  • Môi trường khám phá, ham học hỏi và ưu tiên sự sáng tạo: Môi trường làm việc là nơi sáng tạo và cởi mở, nơi mọi người khơi dậy những ý tưởng mới và khám phá các giải pháp thay thế liên tục. Công ty cần tập trung đầu tư vào những chương trình đào tạo nhân sự hoặc những trải nghiệm mới lạ để có thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi kiến thức, kỹ năng mới mỗi ngày.
Các khoá đào tạo nhân sự kiến thức mới được xem là rất quan trọng

Các khoá đào tạo nhân sự kiến thức mới được xem là rất quan trọng

  • Sự tận hưởng và thích thú trong công việc: Công ty là nơi mang lại niềm vui, nơi mọi người có xu hướng làm những gì khiến họ hạnh phúc. Nhân viên được đoàn kết bởi sự vui tươi, hào hứng và thoải mái.
  • Văn hoá thành tích và sự công nhận: Môi trường làm việc là nơi định hướng kết quả và dựa trên thành tích để khen thưởng, phân loại, nơi mọi người khao khát đạt được hiệu suất cao nhất. Nhân viên được đoàn kết bởi một động lực mong muốn thành công, hoàn thành mục tiêu và được công nhận.
  • Quyền lực được xác định bởi năng lực và sự quyết đoán: Công ty tạo ra môi trường cạnh tranh cao để mọi người cố gắng đạt được lợi thế cá nhân. Các nhà lãnh đạo đánh giá cao sự bứt phá, táo bạo, chấp nhận rủi ro và thử thách của nhân viên.
  • Có kế hoạch, thận trọng và an toàn: Mọi người có ý thức về rủi ro và suy nghĩ thấu đáo mọi việc. Các nhân viên thường cân nhắc kỹ những rủi ro và ưu tiên các giải pháp an toàn. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tính thực tế và lập kế hoạch trước cho mọi tình huống.
  • Tuân theo trật tự, kỷ luật: Nhân sự có xu hướng làm việc với nhau bằng sự hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và tuân theo những chuẩn mực chung của doanh nghiệp. Các thứ bậc cũng được thể hiện rõ ràng.
Sự linh hoạt và phù hợp là cần thiết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Sự linh hoạt và phù hợp là cần thiết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

8 phong cách này tùy theo mức độ mà phản ánh tính độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau (tương tác giữa mọi người) và tính linh hoạt hoặc ổn định (phản ứng với sự thay đổi). Những phong cách như có kế hoạch và tuân theo trật tự, thường cùng tồn tại trong cùng tổ chức. Ngược lại, các phong cách đối lập nhau, chẳng hạn như thận trọng và khao khát sáng kiến mới, ít có khả năng được tìm thấy cùng nhau hoặc đòi hỏi nhiều năng lượng của tổ chức hơn để duy trì đồng thời cả hai.

Mỗi phong cách đều có ưu điểm và nhược điểm, và không có phong cách nào tốt hơn phong cách nào. Để thiết lập văn hóa doanh nghiệp, cần xác định những điểm mạnh tuyệt đối và tương đối của của các phong cách để chọn lọc và điều chỉnh phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: Xu hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp mới nhất

Làm cách nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả?

Xác định giá trị cốt lõi

Tuy quá trình xây dựng văn hóa có thể thay đổi liên tục để đáp ứng sự đổi mới của công ty nhưng giá trị cốt lõi sẽ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bạn. Hãy ngồi xuống với đội ngũ lãnh đạo và xác định rõ ràng các giá trị mà bạn muốn kết hợp vào văn hóa công ty của mình. Ví dụ: Các giá trị của công ty bạn có thể là tính bền vững, tôn trọng và minh bạch. Hoặc chúng có thể là lòng tốt, bình đẳng và đổi mới. Hoặc có thể chính trực, trung thực và công bằng,… Bất kể giá trị của bạn là gì, điều quan trọng là phải xác định chúng ngay từ đầu bởi vì chính những giá trị đó sẽ đóng vai trò là nền tảng cho văn hóa công ty của bạn.

Đặt mục tiêu khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Mục tiêu sẽ giúp văn hoá doanh nghiệp của bạn được hiện thực hoá

Mục tiêu sẽ giúp văn hoá doanh nghiệp của bạn được hiện thực hoá

Mặc dù văn hóa lớn hơn bất kỳ lĩnh vực hoặc mục tiêu tập trung nào. Nhưng văn hóa công ty sẽ chỉ là một khái niệm cho đến khi bạn biến nó thành hành động. Vì vậy, hãy đảm bảo đặt ra các mục tiêu rõ ràng về văn hóa mà bạn muốn xây dựng.

Những mục tiêu cần phù hợp với định hướng chiến lược của công ty, đồng thời phản ánh tình hình kinh doanh. Một mục tiêu tốt cần được cụ thể và khả quan. Ví dụ: “Chúng tôi coi trọng khách hàng của mình” có thể tạo ra sự mơ hồ và dẫn đến những lựa chọn không nhất quán liên quan đến việc tuyển dụng, phát triển và điều hành công ty. Bạn nên cụ thể hơn: “Chúng tôi xây dựng mối quan hệ chân thành và tích cực với khách hàng; chúng tôi phục vụ khách hàng với sự khiêm tốn.”

Tiếp nhận ý kiến từ nhân sự

Nhân viên của bạn là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn hóa công ty. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo ra một nền văn hóa công ty mạnh mẽ, đồng thời giữ chân và thu hút nhân tài, hãy hỏi nhân viên của bạn xem họ muốn làm việc trong môi trường văn hóa nào. Cung cấp cho họ những nhu cầu mà bạn cảm thấy là phù hợp để phát triển công ty theo hướng mong muốn.

Truyền tải thông điệp hiệu quả

Đối với bất kỳ quá trình nào, việc người tiếp nhận thông tin hiểu được ý nghĩa của thông điệp mà bạn muốn truyền tải đều đóng vai trò quan trọng. Hãy tìm hiểu những phương pháp để nhân viên của bạn có thể quen dần với văn hoá doanh nghiệp mà bạn muốn lan toả.

Với những nhân viên mới, bạn cần làm tốt quá trình onboarding để đảm bảo họ hiểu về văn hoá công ty. Sau đó bạn có thể sử dụng những nền tảng như hệ thống LMS để cung cấp cho nhân sự những giá trị cốt lõi cũng như những nền tảng văn hoá mà bạn đặt ra. Điều này giúp cho nhân viên có sự chủ động, linh hoạt trong việc tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp và thẩm thấu những ý nghĩa đó tốt hơn.

Kết

Quan trọng hơn hết vẫn là sự phù hợp giữa từng cá thể trong công ty và văn hoá mà bạn muốn hình thành. Dù cho đó có là phong cách văn hoá nào, sự tích cực và giá trị mang lại cho nhân sự lẫn tập thể công ty nên được ưu tiên hàng đầu. MGE hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về các phong cách để có thể chọn lọc và xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm: OKRs và văn hoá doanh nghiệp có mối quan hệ như thế nào?

GỢI Ý: MGE – Hệ thống đào tạo trực tuyến tối ưu trong doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi