Millennials (thế hệ sinh từ khoảng năm 1980 đến đầu năm 2000) đang là lực lượng lao động chủ yếu hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang có định kiến về nhóm lao động trẻ này và ngần ngại trọng việc tuyển dụng họ. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thế hệ Millennials và cách làm việc cũng như quản lý nhân sự trẻ này một cách hiệu quả.
Đặc điểm của thế hệ Millennials
Cầu tiến, chịu học hỏi và quan tâm đến quyền lợi
Millennials là những thế hệ chịu khó học hỏi, có chí cầu tiến, luôn muốn đóng góp ý kiến và có tiếng nói trong công việc. Họ là những người luôn tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống và công việc, nhưng cũng sẵn sàng làm việc “quên ăn quên ngủ” nếu cảm thấy sự cống hiến là xứng đáng. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc tẻ nhạt, rập khuôn, không có chỗ để họ thể hiện được năng lực bản thân, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ.
Có tinh thần độc lập nhưng vẫn dẫn dắt và truyền cảm hứng
Khi tuyển dụng những bạn trẻ thuộc thế hệ Millennials, nhiều nhà tuyển dụng thường đánh giá thấp các bạn nhân viên trẻ này. Những định kiến này thường là các bạn trẻ này vẫn phụ thuộc vào nguồn tài chính từ cha mẹ, không có tinh thần tự chủ. Tuy nhiên, không ít các bạn trẻ thực sự biết tư duy chiến lược, ý thức được bản thân cần làm gì để thành công, không ngại thử thách bản thân để. Vì thế, khi tuyển dụng những nhân viên này, doanh nghiệp cần hỗ trợ, phản hồi thường xuyên để họ kịp thời chỉnh sửa những sai lầm mắc phải trong công việc.
Mong muốn đóng góp các giá trị cho xã hội
Không chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, thế hệ Millennials còn mong muốn công sức bỏ ra cho mỗi việc làm đều có ý nghĩa. Họ mong muốn đóng góp những điều tích cực cho xã hội và nhận được sự tưởng thưởng, tán dương cho những công sức đã bỏ ra. Khi doanh nghiệp giúp các nhân viên trẻ này nhận thức được ảnh hưởng tích cực của hoạt động kinh doanh với xã hội, họ sẵn sàng cống hiến, đóng góp sức mình để tạo ra tác động đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chế độ lương thưởng, phúc lợi để tạo động lực, sự gắn kết đối với thế hệ lao động này.
Luôn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân
Là những người có tinh thần cầu tiến nên thế hệ này hy vọng môi trường làm việc sẽ giúp họ không ngừng phát triển năng lực bản thân, có cơ hội đạt được các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp. Khi làm việc trong 1 môi trường mà họ không nhận thấy cơ hội phát triển, họ sẽ sẵn sàng tìm kiếm nơi tốt hơn để tiếp tục phát triển năng lực, khai phá tiềm năng. Tạo cơ hội cho họ nâng cao năng lực bản thân thông qua các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn là một trong các giải pháp giúp tăng sự gắn bó và thu hút được nhiều nhân tài Millennials đồng hành cùng công ty.
Các chiến thuật giúp doanh nghiệp quản lý và hợp tác hiệu quả với thế hệ Millennials
Millennials không phù hợp với vai trò các nhân viên nhận lệnh làm việc theo phong cách cứng nhắc lỗi thời. Những môi trường làm việc quá an toàn khiến họ không thể phát huy hết năng lực, sự sáng tạo, ham học hỏi của bản thân, không có khả năng phá vỡ lối mòn, tạo sự khác biệt trong thực hiện công việc. Với 10 chiến thuật quản lý nhân sự dưới đây có thể giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng của nguồn lao động chủ lực này.
Tạo điều kiện hợp tác để học hỏi lẫn nhau
Thế hệ Millennials là những người có nhiều sáng kiến và luôn muốn tìm hướng đi khác biết, vì thế thay vì chỉ tay học việc theo 1 khuôn mẫu, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho những lớp nhân viên này học hỏi thông qua sự hợp tác. Việc hợp tác này có thể là là cùng làm việc với các nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Họ có thể học hỏi và sàng lọc các kiến thức, kỹ năng quan trọng hỗ trợ tối đa cho công việc. Trong quá trình hợp tác này, những nhân viên Millennials có thể đề xuất các giải pháp thay thế cho những việc làm lặp lại hoặc cùng những người có kinh nghiệm thì hướng thực hiện công việc hiệu quả, giảm thiểu các bước rườm rà.
Thêm nữa, vì sinh ra trong thời kỳ cách mạng truyền thông xã hội, chứng kiến sự phát triển của công nghệ, nên họ sẽ có nhiều sáng kiến ứng dụng công nghệ và quy trình làm việc. Việc hợp tác để học hỏi cũng là biện pháp tốt giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc.
Giờ làm việc linh hoạt
Một trong những đặc điểm của Millennials là tìm kiếm sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã xây dựng giờ làm việc linh hoạt giúp cho các nhân viên vừa cống hiến cho doanh nghiệp mà vẫn giữ kết nối được với thế giới bên ngoài. Việc mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt sức và giảm sự gắn bó với doanh nghiệp. Duy trì được work-life balance không chỉ tạo tinh thần thoải mái trong làm việc mà còn giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân các nhân tài.
Tôn trọng sự khác biệt
Mỗi người có một cá tính và phong cách làm việc khác nhau, doanh nghiệp cần phải nuôi dưỡng nền văn hóa tôn trọng. Một trong những điều tạo nên xung đột trong môi trường công sở là cảm thấy không được tôn trọng. Các bậc tiền bối, người có kinh nghiệm lâu năm cảm thấy không được nhân viên trẻ tuổi tôn trong. Hoặc các nhân viên trẻ phàn nàn rằng ý tưởng, năng lực của họ không được các nhân viên lâu năm công nhận. Một môi trường làm việc thiếu văn hóa tôn trọng tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc.
Xây dựng văn hóa học tập
Nhu cầu học hỏi và phát triển năng lực bản thân là điều mọi thế hệ nhân viên đều quan tâm. Nhân viên đều muốn được bổ sung các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Ở vai trò của người quản lý, chủ doanh nghiệp, bạn cần giúp mọi nhân viên hiểu được mục tiêu, mục đích của việc tham gia các khóa học đào tạo. Việc xây dựng được lộ trình đào tạo khoa học cho suốt vòng đời của nhân viên, đồng thời giúp họ thấy rõ được lộ trình phát triển của bản thân nhằm tạo động lực tham gia khóa học và gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách giữ chân nhân tài
Những nhân viên có năng lực dù ở thế hệ nào cũng đều sẽ gắn bó lâu dài với công ty khi họ nhận thấy các chính sách phúc lợi của doanh nghiệp phù hợp. Phần lớn nhân viên sẽ rời doanh nghiệp nếu cảm thấy làm việc quá sức mà lương thấp hoặc những nỗ lực hoàn thành công việc không được công nhận. Vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách phúc lợi, mức lương thưởng thỏa đáng phù hợp với năng lực thực tế của nhân viên.
>>> Tiết lộ 7 kinh nghiệm quản trị nhân sự khiến cấp dưới “tâm phục khẩu phục”
>>> Làm sao để tăng năng suất cho nhân viên mà không bị quá tải?
Các khía cạnh cần lưu ý để quản lý nhân sự thuộc thế hệ Millennials
Xây dựng mối quan hệ: Thế hệ nhân viên sinh năm 1980 – 2000 đều coi trọng mối quan hệ với đồng nghiệp trong môi trường công sở. Một doanh nghiệp xây dựng văn hóa tích cực nơi tạo điều kiện cho nhân viên phát triển mối quan hệ hòa ái, hợp tác hiệu quả với các đồng nghiệp sẽ có tỷ lệ giữ chân người tài cao hơn. Trái lại những môi trường không đề cao tính cộng đồng sẽ thường xảy ra việc chảy máu chất xám thường xuyên.
Công việc tạo nên ý nghĩa, giá trị với cộng đồng: Thế hệ này luôn muốn gắn công việc với trách nhiệm xã hội. Họ đều hi vọng sẽ đóng góp công sức vào những việc làm tạo giá trị cho cộng đồng. Do đó, doanh nghiệp nên chia sẻ để họ hiểu ý nghĩa của những hoạt động kinh doanh và giá trị cốt lõi mà công ty đang hướng tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tính linh hoạt trong công việc nhằm đảm bảo tính cân bằng giữa làm việc và cuộc sống cá nhân.
Cơ hội phát triển và thăng tiến: Nhóm những nhân viên trẻ luôn quan tâm đến cơ hội phát triển năng lực, khả năng thăng tiến và nhận được sự coi trọng từ đội ngũ lãnh đạo. Do đó, việc cho họ thấy được lộ trình phát triển kỹ năng, năng lực chuyên môn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có môi trường làm việc đáng cân nhắc.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đúng đắn về thế hệ nhân viên trẻ và có biện pháp đúng đắn để tận dụng sự sáng tạo, niềm đam mê với công việc của nhóm nhân sự này. Để tìm hiểu thêm về cách quản lý nhân sự cũng như cách xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp bằng giải pháp đào tạo trực tuyến, liên hệ MGE ngay nhé.
>>> 5 thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số