Dịch COVID19 khiến cho doanh thu của các công ty giảm mạnh đi kèm với đó là những vấn đề khó khăn trong việc làm thế nào để ổn định tâm lý và giữ chân lao động ở lại với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chia sẻ cách quản lý nhân sự giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài và thu hút ứng viên tiềm năng thông qua các chính sách, phúc lợi độc đáo.
Trong một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi SHRM, có đến 9/10 doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải tìm kiếm các ứng viên để lấp đầy một số vị trí trống nhất định trong công ty. Trong đó những công việc không yêu cầu kinh nghiệm (entry level) và quản lý bộ phận (mid-level non-managerial) là khó tuyển dụng nhất..
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu tự hỏi làm thế nào để họ có thể giữ chân nhân viên và thu hút được nhân tài đến với công ty. Câu trả lời có thể nằm ở những lợi ích và trải nghiệm mà doanh nghiệp đang cung cấp cho các nhân viên của mình. Và trên thực tế, những nhân viên thực sự yêu thích công việc và công ty mà họ đang làm việc sẽ dễ dàng gắn bó và góp phần tạo nên sự thành công cho tổ chức.
Những phúc lợi của doanh nghiệp có thể giúp giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài
Chúng ta đều biết rằng nghỉ phép có lương, đóng góp hưu trí và chăm sóc sức khỏe (tùy thuộc vào quốc gia) đều là những phúc lợi cốt lõi và thậm chí là bắt buộc đối với nhân viên. Tuy nhiên để có thể giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài đến với công ty, doanh nghiệp cần bổ sung thêm những lợi ích khác để người lao động thấy rằng bạn đang thật sự quan tâm đến phúc lợi của họ?
Một số quyền lợi hấp dẫn như phòng nghỉ cho nhân viên, căn tin phục vụ bữa trưa và đồ ăn vặt miễn phí được thiết kế nhằm mục đích thu hút nhân viên mới. Nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn không gây được ấn tượng đối với người lao động hiện nay. Đại dịch bùng phát buộc chúng ta phải làm việc từ xa. Điều đó cũng khiến cho người lao động bắt đầu ưu tiên tìm kiếm những doanh nghiệp có cơ chế làm việc linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu công việc của họ giữa đại dịch toàn cầu. Điều này cũng buộc các doanh nghiệp thay đổi cách quản lý nhân sự cũng như xây dựng các cơ chế, phúc lợi hấp dẫn hơn để nhân viên gắn bó lâu dài cũng như thu hút sự gia nhập của các ứng viên nhiều tiềm năng.
Tính linh hoạt
Mỗi doanh nghiệp đều có một cơ chế làm việc riêng và nó sẽ còn phụ thuộc nhiều vào ngành nghề và quy mô của tổ chức.
Đại dịch COVID19 bùng phát khiến cho các doanh nghiệp không còn làm việc theo phương thức truyền thống mà thay vào đó là làm việc trực tuyến thông qua các công nghệ hiện đại. Những công nghệ này cho phép các nhân viên chuyển đổi nhanh chóng sang làm việc từ xa mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào. Tuy nhiên khi đã quen thuộc với phương thức làm việc này, mọi người bắt đầu tự hỏi liệu chúng ta có nên quay trở lại với cách thức làm việc cũ hay không.
Trên thực tế, một môi trường làm việc linh hoạt có thể giúp cho nhân viên đạt được sự cân bằng trong cuộc sống, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, thúc đẩy tinh thần và năng suất làm việc. Tính linh hoạt của doanh nghiệp có thể bao gồm làm việc từ xa, làm việc tại chỗ và làm việc theo giờ linh hoạt để hạn chế tình trạng nhân viên phải lưu thông vào giờ cao điểm.
Làm việc từ xa đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh trong vài năm qua. Nhiều tổ chức đánh giá rất cao các chính sách làm việc từ xa và làm việc linh hoạt. Theo một số báo cáo cho thấy có 44% người sử dụng lao động đang áp dụng các chính sách làm việc linh hoạt cho công ty của mình, tăng thêm 24% so với trước đại dịch.
Tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới
Đây là một quá trình quan trọng nhằm giúp cho các nhân viên mới làm quen và thích nghi với văn hóa làm việc của công ty. Một quy trình tiếp nhận và đào tạo thành công cũng giúp cho công ty dễ dàng giữ chân nhân viên mới, cải thiện sự hài lòng và giúp họ đạt được năng suất làm việc tốt hơn.
Trong khi quy trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới theo phương thức truyền thống vẫn còn là một thách thức đối với doanh nghiệp thì quy trình đào tạo online giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng các phương pháp cố vấn để giúp kết nối và xây dựng mối quan hệ cho các nhân viên mới từ đó nâng cao trải nghiệm của họ tại công ty.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa công ty là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của nhân viên, năng suất, lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế một điều đáng buồn là chỉ có 15% doanh nghiệp xác định văn hóa công ty là cần thiết cho nhân viên.
Mặt khác, tác động của văn hóa công ty đối với việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên điều là không thể phủ nhận. Cụ thể có đến 86% người lao động cho biết họ sẽ không nộp đơn xin việc tại một tổ chức, doanh nghiệp có hình ảnh hoặc danh tiếng thương hiệu xấu. Trong khi đó có đến 58% nhân viên cho biết họ đã rời đi hoặc đang cân nhắc rời bỏ công việc hiện tại do những sự cố tế nhị xảy ra tại nơi làm việc.
Cải thiện văn hóa công ty không phải là một điều dễ dàng và có thể thực hiện chỉ trong “một sớm một chiều”. Tuy nhiên điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của nhân viên và danh tiếng của thương hiệu trên thị trường lao động.
Sự công nhận nhân viên
Sự công nhận nhân viên là một trong những giá trị quan trọng mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển. Tổ chức các bữa tiệc để ăn mừng chiến thắng là một trong những cách giúp các nhân viên thấy được giá trị và tác động của họ đối với doanh nghiệp. Đó cũng là biện pháp giúp cho doanh nghiệp giữ chân các nhân tài ở lại với công ty. Trên thực tế có đến 74% nhân viên muốn đạt được sự công nhận nhiều hơn từ công việc của họ.
Vì thế việc tổ chức các buổi tiệc ăn mừng và lễ kỷ niệm cho nhân viên là điều mà các doanh nghiệp tuyệt đối không nên bỏ qua.
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Bất kỳ nhân viên nào khi đi làm cũng đều mong muốn có được cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp của mình. Điều đó cũng gián tiếp giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất và đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Việc triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nghề nghiệp như đào tạo nghiệp vụ giúp cho các nhân viên tự tin về khả năng phát triển ở công ty.
Theo đánh giá từ LinkedIn cho biết có đến 94% nhân viên nói rằng họ sẽ ở lại một tổ chức lâu hơn nếu công ty đó đầu tư vào sự phát triển của họ. Hiện nay có ba phần tư trong số 500 công ty trong danh sách Fortune đang cung cấp các chương trình định hướng nghề nghiệp cho nhân viên trong khi đó chỉ có 23% doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển của nhân viên.
Theo Gallup, cơ hội phát triển nghề nghiệp là lý do số một khiến người lao động thay đổi công việc và hiện tại có hơn một nửa số nhân viên đang cân nhắc chuyển việc vào năm 2021. Với những thách thức và khó khăn hiện nay trong vấn đề tuyển dụng, thì việc các nhân viên liên tục nhảy việc, rời bỏ công ty là điều khó tránh khỏi. Do đó các doanh nghiệp cần đầu tư vào sự phát triển của nhân viên để họ có thể tiếp tục gắn bó với công ty trong tương lai. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên trở nên dễ dàng và minh bạch hơn với sự giúp đỡ của các hệ thống quản lý học tập trực tuyến. Với MGE, doanh nghiệp có thể giúp nhân viên:
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn
- Chủ động đánh giá năng lực bản thân thông qua các bài kiểm tra trực tuyến
- Chủ động học tập vào khoảng thời gian hợp lý theo tốc độ cá nhân
Với doanh nghiệp, MGE giúp:
- Xây dựng lộ trình đào tạo bài bản cho từng phòng ban
- Quản lý nhân viên, tiến độ học tập dễ dàng
- Tối ưu quy trình tuyển dụng và đánh giá nhân viên
- Tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực xây dựng chương trình đào tạo mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả
- Dễ dàng thực hiện marketing
Phần kết luận
Các giải pháp đào tạo trực tuyến của MGE cho phép các tổ chức được kết nối với các nhân viên trong suốt vòng đời sự nghiệp của mình, đồng thời cải thiện trải nghiệm cho nhân viên và nâng cao danh tiếng thương hiệu. Liên hệ với MGE ngay hôm nay để khám phá thêm các cách quản lý nhân sự giúp doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.