5 cách để thúc đẩy nhân viên tham gia chương trình đào tạo và phát triển nhân lực

5 cách để thúc đẩy nhân viên tham gia chương trình đào tạo và phát triển nhân lực

Việc nhân viên mong muốn được tham gia chương trình đào tạo và phát triển nhân lực là điều thường thấy ở mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng sẵn lòng tham dự các khoá học đào tạo vì một số lý do nhất định như cảm thấy mất thời gian, không ứng dụng được vào thực tế… Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 cách để tạo động lực cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo nội bộ. Cùng theo dõi nhé!

Chương trình đào tạo và phát triển nhân lực quan trọng như thế nào?

Đào tạo nhân sự là hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian của một tổ chức nhằm giúp người lao động có thêm kiến thức chuyên môn và nắm bắt kỹ năng, nghiệp vụ của họ.

Ban quản lý sẽ gặt hái nhiều lợi ích từ việc thiết lập các chương trình đào tạo cho nhân viên của họ, đặc biệt là khi các chương trình này được thực hiện một cách thiết thực và nhất quán. Dưới đây là 5 lợi ích rõ rệt của việc đào tạo nhân viên:

1. Nâng cao năng suất và hiệu suất đầu ra

Nhân viên được đào tạo nâng cao kỹ năng và hiểu biết về phạm vi công việc của họ. Điều này có thể thúc đẩy hiệu suất của nhân viên và cho phép họ làm việc một cách tự tin và hiệu quả hơn.

>>> Tham khảo: 9 cách quản lý nhân sự có hiệu suất kém doanh nghiệp nên tìm hiểu

2. Quy trình làm việc đồng nhất

Quy trình làm việc trong toàn bộ lực lượng lao động sẽ được chuẩn hóa hơn nếu nhân viên được đào tạo đúng cách. Lúc này nhân viên có thể áp dụng và tuân theo các quy trình tương tự, như vậy sẽ giảm bớt quá trình theo dõi, giám sát do ban quản lý thực hiện.

3. Cải thiện tinh thần nhân viên

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảm tỷ lệ nghỉ việc

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảm tỷ lệ nghỉ việc

Những nhân viên tham gia các chương trình đào tạo có xu hướng thân thuộc với tổ chức hơn vì họ cảm thấy mình là một phần có giá trị trong doanh nghiệp, và được thừa nhận. Điều này thường giúp nhân viên nâng cao tinh thần và tự tin hơn. Với tư duy này, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên sẽ thấp một cách đáng kể.

4. Tăng sự hài lòng của khách hàng

Khi nhân viên tham gia đào tạo liên tục, họ sẽ nâng cao khả năng công việc của họ và cho phép họ thực hiện hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, từ đó khách hàng sẽ nhận được chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Điều này có thể nâng cao ấn tượng và danh tiếng của tổ chức.

5. Bắt kịp với công nghệ mới và cải tiến

Với sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực và ngành công nghiệp, việc trình bày các phương pháp tiếp cận mới trong công nghệ cho nhân viên ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, đào tạo nội bộ giúp duy trì sự phù hợp về kỹ năng của nhân viên.

Vì sao một số nhân viên ngại chương trình đào tạo và phát triển nhân lực?

Không thể phủ nhận lợi ích của các chương trình đào tạo nội bộ vì nó giúp giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài mới. Tuy nhiên, có một số nhân viên sẽ cảm thấy chán nản với những chương trình đào tạo nhân lực bởi vì nó chiếm nhiều thời gian trong ngày, dẫn đến công việc hiện tại của họ chưa xong mà còn phải dành thời gian để tham gia khoá học tại công ty. Ngoài ra, nếu ban quản lý không xây dựng nội dung các khoá đào tạo một cách phù hợp và cá nhân hoá, nhân viên sẽ cảm thấy điều này vô bổ vì những kiến thức mình tiếp thu không liên quan hoặc không áp dụng được trong công việc.

Các khoá đào tạo sẽ chiếm một khoảng thời gian của nhân viên

Các khoá đào tạo sẽ chiếm một khoảng thời gian của nhân viên

Nếu như nhân viên cảm thấy họ quá bận rộn để tham gia chương trình ngay từ đầu, hay ngay cả khi họ có tham dự, thì không chắc họ sẽ có thể tập trung hoàn toàn. Sau khi được đào tạo, nhân viên cũng có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng kiến ​​thức đã học bởi áp lực phải theo kịp với quy trình làm việc đòi hỏi hàng ngày, điều này sẽ khiến họ mất tập trung vào việc sử dụng các kỹ năng mới một cách có ý thức hơn.

6 cách tạo động lực cho nhân viên tham gia chương trình đào tạo nhân lực

1. Hỏi ý kiến nhân viên mong muốn của họ về chương trình đào tạo

Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi thực hiện đào tạo nội bộ mà không tham khảo ý kiến của những nhân viên. Nếu bạn không tìm hiểu mong muốn của nhân viên mình, bạn sẽ dễ xây dựng ra chương trình phát triển nhân lực không phù hợp, thiếu tính cá nhân hoá, từ đó người lao động sẽ cảm thấy việc tham gia các khoá học là vô ích. Việc hỏi nhân viên xem họ cần gì để hoàn thành công việc tốt hơn sẽ giúp họ cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng, từ đó thiết kế các khoá học phù hợp với nhu cầu của nhân viên hơn. 

2. Cá nhân hoá chương trình đào tạo và phát triển nhân lực

Một trong những lý do lớn nhất khiến nhân viên từ bỏ chương trình đào tạo là vì họ được yêu cầu nghiên cứu một thứ mà họ đã biết hoặc tìm hiểu cái gì đó không liên quan đến chuyên môn của họ. Chẳng hạn như doanh nghiệp yêu cầu một nhân viên kế toán phải học cách tối ưu hoá website là điều không hợp lý. Vì thế, ban quản lý nên thiết kế chương trình phù hợp với chức năng của từng bộ phận để từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên hơn.

Nền tảng MGE hỗ trợ cá nhân hoá chương trình học của nhân viên, giúp nhân viên có trải nghiệm học tuyệt vời và thú vị nhất. Mỗi nhân viên sẽ được đào tạo theo một chương trình riêng của họ, phù hợp với chuyên môn, công việc mà họ theo đuổi. Ngoài ra, sau mỗi khoá học, MGE còn cung cấp tính năng đề xuất những khoá học liên quan để họ có thể lựa chọn và trau dồi thêm kỹ năng cho mình.

3. Thiết kế lộ trình đào tạo và phát triển rõ ràng, minh bạch

Lộ trình phát triển rõ ràng giúp nhân viên gắn bó với công ty lâu dài

Lộ trình phát triển rõ ràng giúp nhân viên gắn bó với công ty lâu dài

Bất cứ nhân viên nào cũng đều muốn nơi mình làm việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng, minh bạch. Nếu một tổ chức mà không xây dựng con đường phát triển sự nghiệp cụ thể, người lao động sẽ dễ chán nản và từ đó rời bỏ công ty. Vì thế, việc bạn cần làm để tạo động lực cho nhân viên chính là thiết kế nên một lộ trình thăng tiến phù hợp với mỗi bộ phận, từ đó họ sẽ hứng khởi khi tham gia khoá học đào tạo để đạt được những bước tiến mới hơn trong sự nghiệp.

4. Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ trên nền tảng dạy học trực tuyến 

Không phải nhân viên nào cũng có thời gian tham gia các khoá học offline theo đúng thời gian, địa điểm yêu cầu, vì thế doanh nghiệp có thể thiết kế các khoá học online linh hoạt giúp hai bên tiết kiệm thời gian và chi phí một cách đáng kể. Lúc này nhân viên có thể linh động học bất kỳ nơi nào, tại mọi thời điểm như trên xe bus, hay ở nhà sau giờ làm, như vậy sẽ khiến họ vừa tập trung vào công việc hiện tại ở văn phòng, vừa có thời gian tham gia các khoá học bổ ích mà tổ chức đã xây dựng. Họ sẽ bớt đi một phần áp lực không đủ thời gian để cân bằng công việc và học tập. 

Hệ thống MGE hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nội bộ trực tuyến

Hệ thống MGE hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nội bộ trực tuyến

Nền tảng MGE hỗ trợ học tập nhanh chóng đa nền tảng từ Android, iOS, iPadOS và macOS, ngoài ra nền tảng còn giúp doanh nghiệp hệ thống và đồng bộ hóa chương trình giảng dạy trực tuyến cho toàn thể nhân viên tại mọi chi nhánh. Với MGE, nhân viên có thể chủ động theo dõi tiến độ học tập và người dạy có thể xem tiến trình đào tạo của từng cá nhân thông qua các thống kê nâng cao mà MGE đã tích hợp sẵn.   

>> Tham khảo thêm: Doanh nghiệp quy mô lớn cần hệ thống học tập trực tuyến LMS như thế nào? 

5. Cân đối thời gian hợp lý giữa việc đào tạo và thực hiện công việc

Nếu như doanh nghiệp bạn có ý định xây dựng một hệ thống LMS để giảng dạy nhân viên trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và giúp nhân viên linh hoạt học tập, thì bạn cũng nên xem xét đến yếu tố cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Mặc dù nhân viên có thể đồng ý việc tham gia khóa đào tạo online trong một thời gian ngắn, nhưng nếu cứ tiếp tục trong khoảng thời gian dài thì họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp không coi trọng thời gian cá nhân của mình, điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại tổ chức.

Điều doanh nghiệp nên làm là thiết kế các chương trình giảng dạy ngắn, súc tích, tránh trường hợp một khoá học kéo dài đến 3-4 tháng và mỗi bài học đều có độ dài 3-4 tiếng trở lên. Bạn có thể chia ngắn các nội dung giảng dạy phù hợp để mỗi ngày nhân viên đều có khả năng học mà không chiếm quá nhiều thời gian của họ. Ngoài ra, ban quản lý cũng nên thông cảm và quan tâm, hỏi han nhân viên nếu như đôi khi họ không hoàn thành công việc/ khoá học đúng thời hạn, có thể họ đang bị kiệt sức bởi việc dồn việc đấy!

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho bạn tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nhân lực, cũng như gợi ý cho bạn 5 cách thúc đẩy tinh thần nhân viên khi tham gia chương trình đào tạo nội bộ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và góc nhìn bổ ích để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi xây dựng chương trình đào tạo nhân viên.

Demo hệ thống đào tạo trực tuyến MGE trên nền tảng Mobile App

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi