4 bước quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

4 bước quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp, người lãnh đạo đều mong muốn công ty có những bước tiến vượt bậc về doanh thu đồng thời tạo dựng được một nền văn hóa độc đáo giúp định vị thương hiệu. Nền văn hóa có tạo được bản sắc riêng hay không phụ thuộc vào mục tiêu cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến cũng như cách nhân viên tiếp nhận các giá trị đó. Vậy làm sao để quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tối ưu và đạt hiệu quả như mong đợi, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị được hình thành trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, nó chi phối đến mọi hành động, tư duy và cách hành xử của nhân viên trong công ty. Doanh nghiệp có nền văn hóa tốt, chất lượng sẽ mang đến các lợi ích như:

  • Văn hoá doanh nghiệp giúp cho nhân viên biết và hiểu rõ vai trò của mình với công ty.
  • Khích lệ tinh thần, tăng động lực làm việc của mỗi cá nhân.
  • Gắn kết toàn bộ nhân viên cùng hướng đến 1 mục tiêu chung của doanh nghiệp là xây dựng 1 nền văn hóa phù hợp từ đó thúc đẩy hiệu suất và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Tạo động lực giúp mọi nhân viên vượt qua các thử thách, gắn bó với công ty đồng thời thu hút được nhân tài mới cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho công ty

Văn hóa doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho công ty

>>> Tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty? Các bước để triển khai kế hoạch xây dựng văn hoá hiệu quả.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:

  • Tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp: Mỗi nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có quan điểm riêng về các giá trị cốt lõi và đưa ra các chiến lược định hướng riêng cho thương hiệu.
  • Văn hóa dân tộc: Thông thường, văn hóa doanh nghiệp của mỗi quốc gia đều phải dựa trên tinh thần văn hóa dân tộc của đất nước đó. Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam thường lấy nền tảng từ tinh thần nhân văn, ý chí phấn đấu, tự cường.
  • Tác động từ nguồn văn hóa bên ngoài: trong quá trình xây dựng, doanh nghiệp tham khảo các nét độc đáo của các doanh nghiệp trên thế giới và áp dụng các yếu tố tích cực, phù hợp với môi trường công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Văn hóa doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của 1 công ty từ môi trường làm việc, động lực cống hiến của từng cá nhân và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của thương hiệu. Một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực cần phải hướng về con người, đồng thời phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Trong quá trình hình thành văn hóa công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Chủ doanh nghiệp luôn là tấm gương về văn hóa công ty: Với vai trò là người đặt nền móng, chủ doanh nghiệp cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và duy trì văn hóa, nhà lãnh đạo cần phải là tấm gương, đưa ra các quyết định hợp lý nhằm củng cố sữ vững mạnh của văn hóa.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có sự đồng lòng của cả tập thể

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có sự đồng lòng của cả tập thể

  • Sự đồng lòng của một tập thể: Chủ doanh nghiệp đóng vai trò khởi tạo nhưng không thể tự mình phát triển văn hóa, quá trình này cần sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân trong công ty. Vì thế, doanh nghiệp cần phải thu hút nhân viên quan tâm tới văn hóa thông qua các buổi chia sẻ hoặc đào tạo onboard.
  • Văn hóa công ty cần hướng đến con người trong doanh nghiệp: Công ty cần xây dựng một môi trường công sở chú trọng sự phát triển toàn diện của nhân viên, nâng cao năng suất làm việc của họ.

>>> 5 nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhớ để đạt hiệu quả cao

Các bước thực hiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1. Xây dựng đánh giá nền văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Ngay từ ngày đầu thành lập với lượng nhân viên ít ỏi, doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành văn hóa công ty. Văn hóa đó là cách mỗi nhân sự ban đầu thực hiện công việc, giao tiếp với nội bộ và khách hàng. Sau 1 thời gian, doanh nghiệp cần nhìn nhận xem đâu là những yếu tố cần sửa đổi trong văn hóa doanh nghiệp vừa hình thành đó.

Doanh nghiệp có thể thực hiện quan sát và khảo sát: thói quen làm việc của nhân viên, cách mọi người giao tiếp, mối quan hệ giữa quản lý và cấp dưới, quá trình tuyển dụng. Mỗi vấn đề bất cập ở trên đều đánh dấu rằng văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề, nhà lãnh đạo cần chỉ ra các khuyết điểm và tìm giải pháp khắc phục.

2. Xác định mục tiêu và các yếu tố tạo nên nét riêng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định rõ đâu là văn hóa mà mình muốn hướng đến. Để xác định được loại hình văn hóa doanh nghiệp muốn phát triển, nhà lãnh đạo cần phải xác định mục tiêu và các giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi. Hãy bắt đầu từ những thế mạnh của công ty và phát triển các lợi thế đó lên 1 tầm cao mới trở thành nét đặc trưng của riêng doanh nghiệp. Để xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần tìm lời giải đáp cho các câu hỏi:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến?
  • Doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu như thế nào?
  • Các mục tiêu kinh doanh đề ra có phù hợp với năng lực nội tại của công ty?
Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3. Lên kế hoạch cụ thể

Sau khi xác định được lỗ hổng của văn hóa doanh nghiệp hiện tại, đưa ra mục tiêu, doanh nghiệp cần lên kế hoạch thực hiện. Kế hoạch thực hiện càng chi tiết, cụ thể thì việc áp dụng sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả cao hơn. Các kế hoạch xây dựng văn hóa cần xoay quanh các trục chính như phong cách làm việc, môi trường làm việc, giao tiếp ứng xử và thái độ hành vi của các nhân viên. 

4. Triển khai thực hiện

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, công ty thiết lập 1 bộ phận phụ trách việc triển khai văn hóa. Đây là team sẽ lên kế hoạch, xây dựng mục tiêu, thời gian và các tiêu chí đánh giá hiệu quả. Bộ phận chịu trách nhiệm cũng sẽ tổ chức buổi chia sẻ hoặc xây dựng chương trình đào tạo để mọi nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa và vai trò của từng nhân viên trong quá trình xây dựng. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường và đánh giá hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp. Các chỉ số doanh nghiệp cần quan tâm là tỷ lệ nhân viên bỏ việc và chỉ số Net Promoter Scores (đo lường sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp)… Dựa trên các đánh giá này, bộ phận chịu trách nhiệm đề xuất hướng cải thiện từ việc điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty. Hi vọng với các bước trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp kể trên, công ty có thể tạo ra 1 nền văn hóa mang đậm bản sắc. Ngoài ra, MGE cung cấp giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến. Với nền tảng MGE, doanh nghiệp có thể truyền tải các thông tin về giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển dưới dạng các khóa học onboarding cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, với tính năng tạo bài kiểm tra trực tuyến cũng như báo cáo tiến độ, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá mức độ hiểu về văn hóa doanh nghiệp của các nhân viên. Để tìm hiểu thêm về giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua hệ thống đào tạo nội bộ, liên hệ với MGE ngay để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

>>> Hệ thống đào tạo nhân sự LMS có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực như thế nào?

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi