Vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng. Các lãnh đạo sẽ giúp củng cố các giá trị hình thành nên văn hóa công ty đồng thời phân chia trách nhiệm cho mọi người. Điều này có thể tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên dựa trên chính phong cách lãnh đạo và việc thực thi chiến lược lãnh đạo. Và trên thực tế kể cả khi sự lãnh đạo đó là hiệu quả hay không hiệu quả thì nó vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng văn hóa tại nơi làm việc. Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể xây dựng một nền văn hóa công ty tích cực cho tổ chức của mình? Hãy cùng MGE đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây. 

 Lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng.

Lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quan trọng.

Tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Việc xây dựng một nền văn hóa công ty tích cực, lành mạnh tại nơi làm việc sẽ giúp nhân viên trở nên đoàn kết và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Một số lợi ích cụ thể của việc gắn kết nhân viên có thể kể đến bao gồm:

  • Chất lượng và độ an toàn cao hơn: Văn hóa tổ chức tích cực sẽ giúp cho nhân viên đưa ra những quyết định thông minh hơn, chú ý đến từng chi tiết nhỏ và hoàn thành công việc một cách cẩn thận, chu đáo. Điều này cũng giúp thúc đẩy và duy trì sự an toàn tại nơi làm việc.
  • Cân bằng công việc/cuộc sống: Hiện nay nhiều công ty thường chú trọng vào việc đẩy mạnh các chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhằm giúp cho các nhân viên có thể an tâm cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc có thể hợp 2 yếu tố quan trọng này của cuộc sống sẽ góp phần tạo động lực và hiệu quả làm việc cho nhân viên. Nó cũng góp phần làm giảm sự vắng mặt và tăng lòng trung thành của lực lượng lao động đối với tổ chức.
  • Dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Một nền văn hóa công ty tích cực sẽ giúp cho nhân viên có động lực để làm việc, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm và đặc biệt là khách hàng của công ty. Nhờ đó doanh số bán hàng tăng vọt và khách hàng cũng cảm thấy hài hơn với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Tỷ lệ gắn bó cao hơn: Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực không chỉ góp phần mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động mà nó còn giúp cho các nhân viên có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với công ty. Đơn giản là vì không có lý do gì để rời đi khi bạn cảm thấy được đánh giá cao, được lắng nghe và được phép thăng tiến.
  • Tăng lợi nhuận: Một công ty với nền văn hóa tích cực, lành mạnh sẽ tạo động lực để giúp thúc đẩy mọi thành viên trong lực lượng lao động gia tăng năng suất làm việc và từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Điều gì góp phần tạo nên một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ và tích cực?

Một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực phải là nền tảng cho sự phát triển của một tổ chức. Công việc có ý nghĩa, sự công nhận, phúc lợi, khả năng lãnh đạo và sự kết nối là tất cả những khía cạnh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

1. Công việc có ý nghĩa

Mỗi con người đều dành gần 1/3 cuộc đời mình cho công việc. Vì thế doanh nghiệp cần tạo ra một mối liên hệ sâu sắc giữa các cá nhân với công việc mà họ làm hàng ngày đồng thời cho phép mọi người phát triển và cảm thấy gắn bó hơn với công việc họ làm. Cung cấp những cơ hội mới tại nơi làm việc để giúp nhân viên gắn bó và cống hiến hết mình cho công ty.

2. Sự công nhận

Đừng để những nhân tài hàng đầu của doanh nghiệp ra đi chỉ vì văn hóa công ty kém. Thay vào đó hãy đầu tư vào nhân viên của bạn bằng cách kỷ niệm các cột mốc và thành tựu nghề nghiệp của họ. Sự công nhận sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được đồng nghiệp, bạn bè, lãnh đạo và các thành viên khác trong gia đình quý trọng.

3. Cảm thấy hạnh phúc khi cống hiến 

Các nhân viên cảm thấy hạnh phúc, tận tâm cống hiến khi họ thực sự trở thành một phần của hệ thống văn hóa công ty. Do đó ngoài việc củng cố một lối sống văn hóa tích cực tại nơi làm việc, doanh nghiệp còn cần phải thúc đẩy ý thức cộng đồng lành mạnh để giúp cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và hài lòng cả trong công việc và cuộc sống.

4. Kết nối

Theo một nghiên cứu cho thấy vấn đề về sự cô lập và mệt mỏi do áp lực trong công việc đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Các phương thức trao đổi thông tin, tương tác trực tiếp cũng dần được thay thế bằng mạng xã hội. Mặc dù, phương thức giao tiếp, trao đổi này tạo ra để nhằm phục vụ cho hình thức làm việc xa và xóa bỏ khoảng cách về địa lý ở những doanh nghiệp nhiều chi nhánh. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cho các nhân viên gặp khó khăn trong việc kết nối với lãnh đạo hoặc chia sẻ nhiều kinh nghiệm với đồng nghiệp như cách thức giao tiếp truyền thống. Sự thiếu kết nối sẽ là rào cản ngăn cản sự hợp tác và có thể dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản và hiệu suất thấp trong công việc.

5. Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp

Khả năng lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp

Một trong những nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực là khả năng lãnh đạo hiệu quả. Các nhà lãnh đạo có thể củng cố các giá trị của tổ chức bằng cách giúp nhân viên của họ trưởng thành và phát triển thông qua việc thiết lập mục tiêu, cơ hội và sự công nhận. Nâng cao vai trò của nhân viên thông qua các cuộc họp 1-1 và hình thức phản hồi hai chiều. Khi nhân viên trở nên cởi mở và có thể tự do trình bày ý kiến cá nhân của mình về công việc, lòng tin của họ về lãnh đạo sẽ dần được củng cố.

Văn hóa lãnh đạo là gì?

Văn hóa lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng văn hóa tổ chức. Văn hóa lãnh đạo được hiểu là cách các nhà lãnh đạo tương tác với nhau và các thành viên trong nhóm điều hành giúp việc vận hành, giao tiếp và đưa ra quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty một cách hiệu quả. 5 yếu tố quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần phải quan tâm đó là môi trường làm việc hàng ngày, hành vi, tương tác, niềm tin và giá trị của nhân viên.

Các nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu được vai trò của họ trong việc hình thành văn hóa của một tổ chức, trong khi đó các doanh nghiệp cũng phải hỗ trợ và cung cấp các công cụ cần thiết để giúp phát triển các nhà lãnh đạo của họ. Cách tốt nhất để đảm bảo văn hóa lãnh đạo của bạn đang đóng góp tích cực vào văn hóa tổ chức đó là tạo ra những nhà lãnh đạo hiện đại.

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết quan tâm và phát huy những điều tốt nhất ở nhân viên của mình thông qua quá trình huấn luyện, cố vấn và lắng nghe. Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những nhà lãnh đạo hiện đại.

Các nhà lãnh đạo hiện đại là những nhà lãnh đạo tập trung vào phương thức cố vấn và huấn luyện thay vì quản lý vi mô. Họ ủng hộ nhân viên của mình và sẵn sàng trao quyền khi cần thiết. Họ luôn đánh giá cao nhân viên của mình, cung cấp cơ hội và chia sẻ thành công. Các nhà lãnh đạo hiện đại luôn hòa nhập một cách tự nhiên và có thể kết nối các thành viên trong nhóm của họ.

Các nhà lãnh đạo hiện đại giúp mọi người phát triển bằng cách kết nối nhân viên với ba yếu tố chính là:

  • Mục đích
  • Hoàn thành
  • Cùng nhau

Khi các nhà lãnh đạo kết nối nhân viên của họ bằng 3 yếu tố này, nhân viên sẽ có ý thức rõ ràng hơn về mục tiêu công việc 373% và có khả năng gắn kết cao hơn khi làm việc 747%.

Các nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên của mình cảm thấy được kết nối thông qua các cuộc trò chuyện 1-1 thường xuyên. Phong cách lãnh đạo Một-đối-một cho phép các nhà lãnh đạo có thể thường xuyên kiểm tra, cung cấp các chỉ dẫn cần thiết, huấn luyện hoặc thể hiện sự đánh giá cao nhân viên và củng cố văn hóa công ty.

Lãnh đạo tác động trực tiếp đến khía cạnh nào của văn hóa doanh nghiệp?

Các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ thiết lập chương trình làm việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc, quản lý, lãnh đạo và ủy quyền cho các nhân sự có năng lực. Những nhà lãnh đạo giỏi mang lại tầm nhìn, mục đích, sự cố vấn và truyền cảm hứng cho những người mà họ dẫn dắt.

Các phong cách lãnh đạo truyền thống và các kiểu văn hóa lãnh đạo cũ gần như không mang lại hiệu quả cao đối với các thế hệ trẻ, những người phát triển mạnh hơn nhờ sự trưởng thành và quá trình huấn luyện.

Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhân viên là một kết nối quan trọng. Nếu liên kết yếu hoặc tiêu cực, nhân viên cũng sẽ bị ngắt kết nối với các khía cạnh khác của văn hóa.

7 cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hóa công ty tích cực

Các nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dưng văn hóa doanh nghiệp, vì thế nhiệm vụ của họ là truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để xây dựng văn hóa tổ chức tích cực hơn. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:

1. Là hình mẫu để cho các nhân viên quan sát và học tập 

Những nhà lãnh đạo phải là một hình mẫu hoặc tấm gương để nhân viên mình quan sát và học tập. Nếu một nhà lãnh đạo phạm lỗi, tốt hơn hết là họ nên có một lời xin lỗi kịp thời để củng cố lòng tin cho lực lượng lao động của mình.

2. Tích cực quan sát 

Chủ doanh nghiệp cần tích cực và chủ động quan sát, đánh giá văn hóa công ty

Chủ doanh nghiệp cần tích cực và chủ động quan sát, đánh giá văn hóa công ty

Một chủ doanh nghiệp cần quan sát những gì đang xảy ra xung quanh văn phòng của mình. Tìm hiểu về môi trường làm việc và hành vi của các nhân viên. Điều đó có thể giúp cho bạn học hỏi và biết được nhiều điều thú vị xoay quanh các nhân viên của mình.

3. Xây dựng một môi trường giao tiếp mở

Cho phép nhân viên được tự do trình bày ý kiến trong các phiên hỏi đáp với lãnh đạo. Điều này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo có thể lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình và cũng là một cách tốt để củng cố các mục tiêu và giá trị của công ty. Doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống đào tạo trực tuyến MGE để tạo một môi trường giao tiếp mở, nơi nhân viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến đóng góp trong quá trình làm việc.

4. Phản hồi bằng hành động

Phản hồi chỉ thật sự hữu ích khi được thực hiện bằng hành động ngay sau đó. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến nhân viên bằng cách thực hiện hành động có ý nghĩa dựa trên chính những phản hồi của bạn đối với câu hỏi hoặc ý kiến từ người lao động.

5. Trao quyền cho nhân viên 

Văn hóa tự chủ cho phép nhân viên dễ dàng giải quyết vấn đề và đổi mới nhiều hơn. Khi nhân viên được trao quyền, họ sẽ cảm thấy tự tin và đạt được hiệu quả cao hơn mong đợi.

6. Khuyến khích nhân viên học hỏi từ thất bại

Thất bại là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn là ai. Đừng trừng phạt mọi người thay vào đó hãy khuyến khích họ học hỏi từ những gì đã xảy ra và cải thiện trong lần tiếp theo.

7. Công nhận khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao

Khi các nhà lãnh đạo công khai thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên của họ, người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn. Khi họ biết những đóng góp của họ là quan trọng, rằng những gì họ làm là có ý nghĩa và được cấp trên công nhận, nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với công ty.

12 sai lầm trong phong cách lãnh đạo có khả năng ảnh hưởng xấu đến văn hóa công ty

Rõ ràng là nhân viên ngày nay rất cần một phong cách lãnh đạo hiệu quả để giúp họ vượt qua các rào cản giao tiếp và công việc. Lãnh đạo hiệu quả cũng giúp định hình kinh nghiệm, sự gắn bó và phúc lợi của nhân viên. Tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng để góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực. 

Dưới đây là 12 sai lầm trong phong cách lãnh đạo có khả năng ảnh hưởng xấu đến văn hóa công ty mà các nhà lãnh đạo cần tránh. 

1. Văn hóa chỉ là cách mọi người tương tác với nhau

Về cơ bản, một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực luôn cần mọi thành viên trong công ty đều có thể “hòa hợp” với nhau. Tuy nhiên, văn hóa còn đòi hỏi nhiều hơn thế — nó cũng tính đến các chuẩn mực hành vi bất thành văn. Những thứ như niềm tin, sự rõ ràng, cam kết, mục đích và kết quả đều đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của một tổ chức.

2. Văn hóa của công ty nên phát triển một cách tự nhiên

Văn hóa bắt nguồn từ các giá trị, tương tác và hành vi hàng ngày của một tổ chức. Vì thế nếu doanh nghiệp không cố gắng đặt ra các nền tảng nguyên tắc tốt để xây dựng văn hóa lành mạnh thì nhiều khả năng văn hóa công ty sẽ phát triển theo một hướng tiêu cực do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như lực lượng lao động của toàn công ty.

3. Không thể xây dựng lại văn hóa công ty

Một nền văn hóa tiêu cực có thể là sản phẩm từ một sự lãnh đạo yếu kém; do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sửa chữa và xây dựng lại nó. Để làm được điều đó, những nhà lãnh đạo mới sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên nhằm một mục đích chung là xây dựng và phát triển một nền văn hóa công ty tích cực.

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của HR

Một trong nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sự đóng góp, nỗ lực của toàn bộ công ty, không phải chỉ là trách nhiệm của bộ phận HR

Một trong nguyên tắc xây dựng văn hóa công ty là sự đóng góp, nỗ lực của toàn bộ công ty, không phải chỉ là trách nhiệm của bộ phận HR

Việc cho rằng bộ phận nhân sự là người duy nhất có trách nhiệm xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa tổ chức là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế là, mọi nhà lãnh đạo và nhân viên đều phải hướng tới một nền văn hóa gắn kết và lành mạnh.

5. Văn hóa là tất cả về niềm vui

Mặc dù văn hóa làm việc “vui vẻ” dường như là những gì mà hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều hướng tới. Tuy nhiên việc áp dụng các quy trình phù hợp có thể giúp thúc đẩy văn hóa tích cực đi xa hơn nhiều so với việc tạo ra bầu không khí “vui vẻ” cho nhân viên tại nơi làm việc.

6. Văn hóa công ty không liên quan đến hiệu suất công việc

Rõ ràng, văn hóa công ty có mối quan hệ tương quan chặt chẽ đến hiệu suất công việc. Khi nhân viên tin tưởng vào người lãnh đạo của họ, họ sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn cho công ty. Lãnh đạo tốt ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và điều này sẽ quyết định thành công.

7. Phương thức cố vấn thường không mang lại hiệu quả

SAI. Một trong những điều hữu ích nhất mà một nhà lãnh đạo có thể làm là tập trung vào việc phát triển những người có nhiệm vụ báo cáo cho họ. Vì thế các doanh nghiệp nên yêu cầu các nhà quản lý phòng ban phải học cách hỗ trợ nhân viên của họ, thay vì chỉ là người giám sát.

8. Việc tổng kết hàng năm mang lại hiệu quả cao trong xây dựng văn hóa 

Khi việc tổng kết được thực hiện không đúng cách, chỉ dựa vào đánh giá hiệu suất thì nó có thể gây hại nhiều hơn lợi. Bên cạnh đó chúng cũng không đóng vai trò truyền cảm hứng hoặc cải thiện hiệu suất tổng thể. Thay vào đó, phản hồi thường xuyên và hiệu quả mới là điều mà các nhà lãnh đạo nên làm.

Những người quản lý có thói quen cung cấp phản hồi hàng tuần cho nhân viên của mình sẽ có khả năng nhận được phản hồi có ý nghĩa cao hơn gấp 5,2 lần, có động lực để hoàn thành công việc xuất sắc cao hơn 3,2 lần và khả năng gắn bó trong công việc cao hơn 2,7 lần.

Thường xuyên kiểm tra để giúp đảm bảo nhân viên sắp xếp công việc của họ cho đúng mục đích, tìm kiếm cơ hội phát triển và tạo ra một cuộc đối thoại, tương tác hiệu quả hơn.

9. Tạo ra một nền văn hóa tốt tốn rất nhiều tiền

Thông thường, các thương hiệu lớn sẽ sẵn sàng chi ra một khoản ngân sách khổng lồ để có thể triển khai và quảng bá một nền văn hóa tốt. Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố quan trọng nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ trong tổ chức chính là thời gian. Nỗ lực và thực hiện nhiều thay đổi để tạo ra một nền văn hóa tích cực sẽ tốt hơn là chỉ dùng tiền để giải quyết vấn đề.

10. Tăng lương giúp văn hóa doanh nghiệp tốt hơn

Tăng lương là cần thiết, nhưng doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố văn hóa khác bên cạnh chính sách lương thưởng.

Tăng lương là cần thiết, nhưng doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố văn hóa khác bên cạnh chính sách lương thưởng.

Mặc dù việc tăng lương là cần thiết để có một nền văn hóa tốt đẹp hơn, nhưng điều đó có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác. Thay vào đó doanh nghiệp nên cung cấp các cơ hội tương tác tích cực, hòa nhập để dẫn đến sự hài lòng tổng thể của nhân viên.

11. Sự đánh giá cao không phải là điều quan trọng

Các nhà lãnh đạo thường gặp khó khăn trong việc kết nối tình cảm với các nhân viên cấp thấp. Tuy nhiên việc khen ngợi và thể hiện sự đánh giá cao đối với những cống hiến của nhân viên có thể giúp họ giải quyết những vấn đề đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các chương trình công nhận là một cách tuyệt vời để thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với công việc hàng ngày của nhân viên đồng thời thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ và nâng cao hiệu suất trong công việc.

12. Ghi nhận nhân viên không quan trọng

Những chương trình ghi nhận nhân viên sẽ giúp họ thấy được ý nghĩa trong công việc và họ là một phần tài sản có giá trị của công ty. Việc ghi nhận nhân viên bao gồm

  • Đánh giá cao những gì nhân viên của bạn thể hiện thông qua kỹ năng và kinh nghiệm của họ.
  • Công nhận giá trị của nhân viên đối với sự thành công của tổ chức
  • Đánh giá cao nỗ lực và lòng trung thành của nhân viên

Khi tất cả điều này được thực hiện một cách công khai và nhất quán, tất cả các thành viên của tổ chức có thể sẵn sàng chia sẻ sự tin tưởng lẫn nhau, cảm giác an toàn và lòng trung thành với tổ chức.

MGE – Nền tảng giúp xây dựng văn hóa học tập và phát triển trong doanh nghiệp

MGE không chỉ là một công cụ hỗ trợ đào tạo mà còn giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển và duy trì nền văn hóa học tập liên tục, từ đó tạo ra một đội ngũ nhân sự vững mạnh và gắn kết.

Đào tạo nhân viên và xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng

Nền tảng MGE giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và triển khai các khóa đào tạo trực tuyến, từ đó tạo điều kiện để nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức. Đồng thời, MGE còn giúp tạo dựng lộ trình phát triển rõ ràng cho từng cá nhân, giúp họ thấy được con đường sự nghiệp của mình và từ đó có động lực cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả và thúc đẩy văn hóa học tập

Với MGE, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo thông qua các báo cáo chi tiết, từ đó giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về tiến độ phát triển của nhân viên. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng đào tạo mà còn thúc đẩy văn hóa học tập liên tục trong toàn công ty, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của tổ chức.

MGE – Mạng xã hội nội bộ chuyên đào tạo dành cho doanh nghiệp

>>> Giải pháp đào tạo trực tuyến mà doanh nghiệp MGE đang cung cấp

Hi vọng với những chia sẻ trên doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của lãnh đạo trong nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Ngoài vai trò lãnh đạo, việc xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực. Với hệ thống MGE, doanh nghiệp có thể tạo trình thăng tiến rõ ràng dựa trên việc phát triển năng lực làm việc của nhân viên.

Ngoài ra, hệ thống đào tạo trực tuyến MGE cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đào tạo 1 cách dễ dàng, xây dựng văn hóa học tập trong toàn công ty. Để tìm hiểu và triển khai giải pháp đào tạo nhân viên hiệu quả, liên hệ MGE ngay nhé.

>>> 5 sai lầm cần tránh khi tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa

>>> 5 nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhớ để đạt hiệu quả cao

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi