Mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay là xây dựng được văn hoá và môi trường làm việc tích cực. Vì đây là yếu tố quyết định tinh thần cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên. Một môi trường làm việc năng động và cởi mở sẽ giúp họ có thêm năng lượng để cống hiến và nỗ lực hết mình. Chình vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nâng cao tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp nhé.
1. Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và đáng tin cậy
Một môi trường thoải mái sẽ ảnh hưởng đến thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào việc thiết kế không gian làm việc sáng sủa, thoáng đãng và đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, nếu có thể, công ty nên có thêm một số khu vực hỗ trợ như: phòng ăn, phòng nghỉ ngơi, thư viện,… để nhân viên luôn được chăm sóc về thể chất và tinh thần.
Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng là xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các nhân viên. Các doanh nghiệp nên khuyến khích họ cùng chia sẻ và trò chuyện với nhau một cách chân thành. Điều này sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc tôn trọng và đáng tin cậy, nơi mà mọi người cảm thấy an toàn và tin tưởng lẫn nhau. Không chỉ nhân viên mà ban lãnh đạo, cấp trên cũng nên có sự tương tác, hỗ trợ qua lại để tạo sự gắn kết. Mục đích của việc này là giúp tổ chức có thể đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau, khiến họ cảm thấy đây là một gia đình và bản thân phải có nhiệm vụ xây dựng và đóng góp.
2. Khuyến khích sự tham gia và coi trọng thành quả của nhân viên
Để tạo thêm hứng khởi và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên doanh nghiệp khích lệ tham gia vào các hoạt động chung như: các cuộc họp nhóm, buổi thảo luận, teambuilding,… Điều này không chỉ giúp nhân viên cảm thấy được coi trọng và quan tâm, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Ngoài ra, công ty cũng nên tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định và đặt mục tiêu. Bằng cách này, nhân viên sẽ cảm thấy rằng mình là một phần của công ty, phải trách nhiệm nỗ lực và đóng góp vì mục đích chung. Bên cạnh những lời khuyến khích, doanh nghiệp nên thể hiện sự động viên của mình một cách rõ nét hơn thông qua các chính sách khen thưởng. Dù chỉ là một phần thưởng nhỏ cũng đủ khiến cho họ cảm thấy sự cố gắng của mình được công nhận và sẽ luôn nhắc nhở bản thân rằng phải thật cố gắng trong tương lai.
3. Đặt mục tiêu rõ ràng và đồng hành cùng nhân viên
Công ty không nên chỉ quan tâm đến mục tiêu về lợi nhuận, tập trung vào hoạt động kinh doanh mà “phớt lờ” những đãi ngộ và chính sách phát triển của nhân viên. Doanh nghiệp cần phải đặt mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng để giúp đội ngũ nhân sự hoàn thiện và nâng cao năng lực của bản thân. Vì chính điều này sẽ là yếu tố giúp tổ chức giữ chân các nhân viên tiềm năng. Khi mục tiêu được đặt ra, nhân viên có thể hình dung được những gì bản thân cần phải làm để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi trò chuyện trực tiếp để hiểu rõ những tâm tư nguyện vọng của nhân viên, từ đó, có thể dễ dàng điều hướng họ đi đến mục tiêu chung của tổ chức.
Ngoài ra, sự đồng hành là điều không thể thiếu trong một tổ chức phát triển vững mạnh. Lãnh đạo cần thể hiện sự hỗ trợ và quan tâm đến nhân viên thông qua việc cung cấp tài liệu, đào tạo và hướng dẫn khi cần thiết. Hãy cho phép họ được “làm sai” và sửa đổi để tiến bộ hơn từng ngày, tránh việc phán xét gay gắt. Vì sẽ khiến họ cảm thấy áp lực, dẫn đến tinh thần làm việc sụt giảm. Với sự đồng hành và cố gắng cùng nhau, lãnh đạo cũng như doanh nghiệp có thể xây dựng sự tin tưởng và tình cảm từ phía nhân viên.
4. Tạo ra cơ hội phát triển và đào tạo
Tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được thúc đẩy khi họ cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của bản thân. Chính vì điều này, công ty nên cung cấp các khóa học và xây dựng lộ trình đào tạo một cách bài bản. Thông qua các khóa học sẽ giúp đội ngũ nhân viên bổ sung thêm kiến thức và cải thiện được các kỹ năng chuyên môn. Từ đó, khả năng làm việc hiệu quả hơn, mang lại sự đổi mới và sáng tạo cho công ty. Một số khóa học doanh nghiệp có thể thiết kế trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như:
- Kiến thức chuyên môn và nâng cao (lý thuyết và thực hành)
- Kỹ năng mềm hỗ trợ: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian,…
- Kỹ năng sống, các khóa học về tâm lý: Cân bằng cảm xúc, cách giải tỏa căng thẳng, vượt qua khó khăn trong công việc,…
- …
Ngoài chương trình đào tạo, doanh nghiệp còn có thể tổ chức các cuộc thi. Thông qua việc cạnh tranh lành mạnh này, nhân viên sẽ được trải nghiệm thực tiễn những tình huống cũng như biết cách xử lý khi xảy ra vấn đề. Đồng thời, họ còn có thể học hỏi, gặp gỡ và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho tất cả nhân viên, cũng như tạo ra sự phát triển và thành công bền vững cho công ty. Một số cuộc thi mà doanh nghiệp có thể cân nhắc:
- Các cuộc thi sáng tạo
- Các cuộc thi hùng biện với nhiều ngôn ngữ
- Các mùa giải thể thao
- Các cuộc thi mang tính chất đồng đội, teamwork
- …
Tổng kết
Có thể thấy, việc nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên là điều không hề dễ dàng. Doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian để hiểu hơn về tâm tư và nguyện vọng của các thành viên. Từ đó, mới có thể tìm ra giải pháp thúc đẩy tinh thần và sự nỗ lực của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang hướng đến sự phát triển bền vững và có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo cho nhân viên. Nhằm cải thiện và nâng cao năng lực của họ thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, Hệ thống quản lý đào tạo MGE. Nơi doanh nghiệp có thể tin tưởng và nhận được sự hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Tính năng bảo mật video trên hệ thống MGE – Chống sao chép link, chống tải xuống