Top 3 mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến nhất hiện nay

Top 3 mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến nhất hiện nay

Mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại bền vững và hiệu quả thì cần phải có mô hình quản trị nguồn nhân lực rõ ràng, phù hợp. Vậy thực chất mô hình quản lý nhân sự là gì? Vai trò của nó trong doanh nghiệp? Top 3 mô hình phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình quản lý nhân sự là gì?

Mô hình quản lý nhân sự được hiểu là gồm tất cả những hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức liên quan đến việc quản trị nhân lực như thu hút, sử dụng, phát triển, đánh giá, giữ gìn đội ngũ lao động trong công ty. Mô hình quản lý sẽ hướng nhân sự đến mục tiêu chung của tổ chức, không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ. 

Vai trò của mô hình quản trị nguồn nhân lực

Mô hình quản lý nhân sự có mối liên quan chặt chẽ với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, nếu doanh nghiệp làm tốt mô hình quản lý đội ngũ nhân viên thì sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Dễ dàng thu hút nhân tài, có kế hoạch đào tạo nhân sự được chất lượng hơn
  • Duy trì, phát triển số lượng nhân sự nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra đúng tiến độ, hiệu quả, quá trình sản xuất được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đặc biệt là có thể giữ chân nhân tài ở lại công ty.
  • Tối đa hiệu quả việc sử dụng nguồn nhân lực. Góp phần khai thác trọn vẹn kỹ năng cũng như tố chất của mỗi nhân viên, giúp việc phân chia nhân lực đúng với vị trí công việc.

>> Xem thêm: 4 mô hình văn hóa trong doanh nghiệp hiệu quả hiện nay

Top 3 mô hình quản trị nguồn nhân lực hiệu quả nhất

Mô hình lấy thuyết nhu cầu Maslow làm nền tảng

Tháp nhu cầu Maslow từ lâu đã luôn là tiền đề lý thuyết được ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực từ nhân sự đến marketing,… Thuyết nhu cầu Maslow được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào việc quản trị nhân lực nhằm hoạch định kế hoạch quản lý cũng như xác định nhu cầu của người lao động.  

Cấu trúc của tháp nhu cầu Maslow có 5 tầng, bao gồm: nhu cầu sinh lý (ăn, uống, giải trí, nghỉ ngơi, nơi ở,…), nhu cầu an toàn (môi trường lành mạnh, đáng tin cậy), nhu cầu xã hội (mong muốn giao lưu, hòa nhập), nhu cầu được tôn trọng (nhu cầu được yêu thương, tin tưởng, tôn trọng), nhu cầu được thể hiện mình (mong muốn được thể hiện năng lực, cá tính, sự sáng tạo của bản thân). Các nhu cầu kể trên sẽ được sắp xếp theo mức độ tăng dần.

Theo đó, để đáp ứng một môi trường làm việc thu hút và giữ chân nhân viên, ban quản lý doanh nghiệp cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nhân viên thông qua những chế độ về lương thưởng hay phúc lợi. Khi đảm bảo được những vấn đề cơ bản này thì ở mức độ cao hơn, nhân viên sẽ mong muốn được tôn trọng tiếng nói, những ý tưởng  cũng như sáng kiến của mình. Do đó, doanh nghiệp cần tạo cơ hội để nhân viên được thể hiện điểm mạnh và năng lực của bản thân. 

Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow

Mô hình theo thuyết X – Y của Douglas McGregor

Thuyết X – Y tên tiếng anh là Theory X and Theory Y thể hiện hai hệ thống giả thiết đối lập nhau về bản chất và quản lý con người. Theo đó, ban quản lý có thể áp dụng một cách linh hoạt hai thuyết trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp. 

Theo thuyết X thì McGregor đã đề cập đến bản chất của con người như sau:

  • Con người không thích làm việc và luôn trốn tránh nhất khi có thể.
  • Con người phải bị kiểm soát mới làm việc tốt.
  • Họ ích kỷ, chỉ nghĩ về mình trước, thường không có hoài bão hay ước vọng tiến lên.

Theo thuyết X thì con người thường có xu hướng thiên về những điều tiêu cực. Chính vì thế, khi quản lý nhân sự, nhà quản trị cần thưởng cho nhân viên nếu muốn họ làm việc tốt và trừng phạt khi họ không làm việc.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không phải lúc nào cũng nghĩ về những điều tiêu cực. Chính vì thế thuyết Y ra đời để làm hoàn chỉnh những vấn đề của thuyết X như sau:

  • Con người thích làm việc và xem việc làm là nhu cầu.
  • Họ có ý thức về việc tự kiểm tra, rèn luyện, điều chỉnh mỗi khi được giao việc rõ ràng.
  • Họ có ý thức về trách nhiệm và biết cách nhận trách nhiệm.
  • Con người có khả năng sáng tạo, hăng hái thực hiện những công việc mang tính sáng tạo.

Theo đó, để thúc đẩy con người làm việc thì nhà quản lý phải tin vào mỗi nhân viên, khơi dậy năng lực, sự tự giác của nhân viên. Nhà quản lý cần phải tạo môi trường làm việc lành mạnh, tự do cho nhân viên để họ có thể sáng tạo, thể hiện hết mình trong công việc. Bên cạnh đó cần phân quyền hợp lý để mỗi cá nhân có thể biết tự đánh giá, kiểm soát và chủ động hơn trong công việc. 

Mô hình theo thuyết X - Y của Douglas McGregor

Mô hình theo thuyết X – Y của Douglas McGregor

>> Xem thêm: Làm sao để tạo thói quen học tập cho nhân viên tại nơi công sở?

Mô hình GROW

Mô hình GROW được xem là tiến trình đơn giản trong việc huấn luyện cũng như cố vấn. GROW là từ viết tắt của: Goal (Mục tiêu) – Reality (Tình hình thực tế) – Options (Tuỳ chọn) – Will (Sẵn sàng). Để có thể áp dụng mô hình này thì doanh nghiệp cần phải thực hiện 4 bước cơ bản sau: 

  • Bước 1: Thiết lập những mục tiêu (Goal)
  • Bước 2: Kiểm tra tình hình hiện tại của doanh nghiệp (Reality)
  • Bước 3: Tìm ra những tuỳ chọn cho giải pháp (Options)
  • Bước 4: Chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng thực hiện những biện pháp (Will)

Chỉ gồm 4 bước đơn giản nhưng mô hình GROW lại mang đến một cấu trúc chặt chẽ trong việc huấn luyện và cố vấn nhân viên, từ đó giúp cải thiện hiệu suất, lập kế hoạch và giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Mô hình GROW

Mô hình GROW

Với 3 mô hình quản trị nguồn nhân lực mà chúng tôi đã mang đến bạn trong bài viết này hy vọng rằng sẽ giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng lựa chọn được mô hình quản lý nhân viên sao cho phù hợp nhất. Từ đó, phát huy tối đa năng lực của nhân viên, góp phần đẩy mạnh tiến độ hoạt động, phát triển của toàn doanh nghiệp. Bên cạnh việc áp dụng mô hình quản lý nhân sự, doanh nghiệp bạn cần sử dụng thêm hệ thống đào tạo online cho nhân viên nhằm cung cấp kiến thức, hoạch định rõ con đường phát triển trong sự nghiệp. Nền tảng đào tạo MGE sở hữu những tính năng như giúp tạo khoá học dễ dàng, cung cấp kho tàng kiến thức phong phú được sắp xếp rõ ràng theo từng cấp bậc, phòng ban. Bên cạnh đó, MGE còn hỗ trợ tạo bài kiểm tra và trao chứng chỉ sau mỗi khóa học cho nhân viên. Đây là một trong những chiến lược trong việc công nhận năng lực của nhân viên, tạo điều kiện để mỗi người thể hiện năng lực của bản thân, đúng với thuyết nhu cầu Maslow mà ta đã đề cập ở trên. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin về hệ thống MGE thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Về tác giả

Phuoc Nguyen

Liên hệ với chúng tôi