TOP 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

TOP 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

Quản lý con người là một trong các kỹ năng mềm quan trọng cần thiết để lãnh đạo. Vì vậy cũng dễ hiểu tại sao nhiều trưởng bộ phận không thể quản lý chính nhân viên mình tuyển vào. Bên cạnh đó, việc thiếu các giá trị quan, sự nhạy cảm và nhận thức cần thiết để hợp tác hiệu quả lâu dài với mọi người cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên. Các nhà quản lý tốt về cơ bản coi trọng và đánh giá cao tất cả mọi người và biết cách cho nhân viên biết họ được coi trọng và đánh giá cao như thế nào. Cách quản lý nhân sự hiệu quả sẽ là là cầu nối cho toàn bộ hoạt động kinh doanh, trong đó người quản lý là đại diện tuyến đầu cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những sai lầm thường gặp trong quá trình quản lý nhân sự mà nhiều doanh nghiệp đang mắc phải, cũng như cách để khắc phục trong bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của người quản lý

Trong doanh nghiệp, cấp quản lý được ví như bánh răng gắn kết tổ chức với nhau vì tất cả nhân viên của bạn đều báo cáo với họ. Phần lớn thông tin truyền đạt về doanh nghiệp được thực hiện thông qua các quản lý. Để doanh nghiệp và nhân viên gắn kết, các nhà quản lý cấp trung cần thành thạo trong việc quản lý theo phong cách trao quyền và cho phép nhân viên được thể hiện tài năng.

Kỹ năng và kỹ thuật có thể trau dồi, nhưng các giá trị, niềm tin và thái độ thì khó tích lũy hơn nhiều, và càng khó hơn đối với các nhà quản lý. Đây là những vấn đề cơ bản có thể sẽ làm cho nhà quản lý đi đến thành công hoặc thất bại. Vì việc, việc đào tạo người quản lý trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp và nhân viên.

Chọn người phù hợp với quản lý nhân sự

Trong phần mô tả công việc cho người quản lý, các đặc điểm và năng lực được liệt kê với mục đích tập trung vào cả kỹ năng quản lý và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nguyên nhân vì họ nắm giữ vị trí ảnh hưởng đến một số lượng lớn nhân viên trong doanh nghiệp.

Trong quá trình phỏng vấn, một ứng viên cho vị trí quản lý phải chứng minh rằng họ có niềm tin, giá trị và phong cách làm việc phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bao gồm cam kết trao quyền và cho phép các nhân viên khác đóng góp công việc tốt nhất.

Ở một doanh nghiệp hướng tới con người, hướng tới tương lai, các lãnh đạo công ty sẽ muốn phỏng vấn và chọn những nhà quản lý thể hiện những đặc điểm:

  • Giá trị con người
  • Tin tưởng vào giao tiếp và lắng nghe từ hai phía.
  • Muốn tạo ra một môi trường trong đó nhân viên được trao quyền trong công việc.
  • Có khả năng quy trách nhiệm công việc mà không sử dụng các biện pháp trừng phạt.
  • Thể hiện khả năng lãnh đạo và khả năng định hướng rõ ràng
  • Tin tưởng vào teamwork
  • Đặt khách hàng làm trung tâm và tôn trọng nhân viên như khách hàng của mình.

Với tất cả những đặc điểm trên, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa được những sai lầm trong quản lý và góp phần đưa tổ chức hướng đến thành công. Bạn có muốn trở thành một nhà quản lý giỏi hơn? Dưới đây là những hành vi quản lý mà bạn nên hướng tới nhất.

>>> 5 thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

10 cách quản lý nhân sự hiệu quả

1. Tìm hiểu nhân viên của bạn

Phát triển mối quan hệ với nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc quản lý. Bạn cần biết những gì đang diễn ra trong cuộc sống của nhân viên, nhưng không cần tìm hiểu quá sâu vào đời tư của họ. Ví dụ về nhân viên A, bạn chỉ cần biết anh A nghỉ tết sẽ đi du lịch ở đâu, con anh ta thích thể thao,… vậy là đủ để gọi là quan tâm lành mạnh đến nhân viên. Biết về nhân viên sẽ khiến bạn trở thành một nhà quản lý tốt hơn, một nhà quản lý đáp ứng tốt hơn với nhu cầu, tâm trạng của nhân viên và các sự kiện quan trọng liên quan đến họ.

2. Đưa ra định hướng rõ làm việc ràng cho nhân viên

Các nhà quản lý không nên áp đặt quá mức, thay vào đó, cần tạo các định hướng rõ ràng thì nhân viên sẽ biết cần phải làm gì và dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân họ gặp thất bại trong công việc. Nếu công việc nào cũng cần ưu tiên thì chính là chẳng có nhiệm vụ nào được ưu tiên cả. Quan trọng hơn, nhân viên không có cảm giác thành tựu khi hoàn thành mục tiêu nếu task bị giao quá dồn dập, không có sự cân bằng giữa các thành viên trong team.

Các cấp quản lý cần đưa ra mục tiêu và định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc cho các nhân viên dưới quyền

Các cấp quản lý cần đưa ra mục tiêu và định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc cho các nhân viên dưới quyền

Khi thiết lập mục tiêu trong công việc, nếu người quản lý quá cứng nhắc hoặc quá linh hoạt, các nhân viên sẽ cảm thấy mơ hồ hoặc không thể nắm bắt được định hướng của bạn. Bạn cần đạt được sự cân bằng giữa việc lãnh đạo nhân viên, đưa ra định hướng rõ ràng, tích cực trao quyền cho nhân viên cũng khuyến khích sự tham gia của nhân viên.

>>> Tổng hợp những mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

3. Đặt niềm tin ngay từ đầu

Tất cả các quản lý nên bắt đầu làm việc với nhân viên dựa trên sự chân thành tin tưởng. (Điều này sẽ không thay đổi cho đến khi nhân viên chứng tỏ mình không xứng đáng với sự tin tưởng đó). Việc thiếu niềm tin từ người quản lý sẽ khiến nhân viên có những cảm xúc tiêu cực và tác động xấu đến hiệu quả công việc. Cách quản lý nhân sự kiểu Micromanaging là một ví dụ. Họ thường xuyên kiểm tra công việc và thiếu lòng tin với nhân viên: quan sát, theo dõi, chỉ trích nếu họ gặp thất bại nhỏ.

4. Lắng nghe nhân viên

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng quản lý quan trọng. Doanh nghiệp có thể đào tạo cho người quản lý kỹ năng lắng nghe, nhưng nếu người quản lý tin rằng lắng nghe là một cách để chứng minh rằng họ coi trọng mọi người thì cách nghĩ này có phần lệch lạc.

Lắng nghe là cung cấp sự công nhận và thể hiện các giá trị của bạn trong hành động. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe, họ cảm thấy mình quan trọng và được tôn trọng. Bạn sẽ có nhiều thông tin hơn mà bạn cần khi bạn mở lòng với họ.

Khi nhân viên từ chức, một trong những lý do chủ yếu là mối quan hệ với người quản lý. Mọi người thường rời bỏ các nhà quản lý, không phải công việc hoặc nhà tuyển dụng. (Họ cũng rời đi vì những lý do như thiếu cơ hội, tính linh hoạt trong công việc thấp, không có khả năng đạt được sự phát triển và phát triển trong công việc, và sự chán nản,…)

5. Trưng cầu ý kiến nhân viên trước khi ra quyết định

Trưng cầu ý kiến của nhân viên trước khi đưa ra quyết định quan trọng

Trưng cầu ý kiến của nhân viên trước khi đưa ra quyết định quan trọng

Người quản lý có thể che mắt được một bộ phận nhân viên, nhưng những nhân viên giỏi nhất sẽ sớm hiểu được bản chất vấn đề trong doanh nghiệp và rời đi. Các rào cản phân tầng trong doanh nghiệp có thể khiến nhân viên nản lòng và ý kiến đóng góp sẽ ít dần đi. Tạo cơ hội cho mọi người đưa ra quyết định về công việc cũng chính là biện pháp gia tăng sự gắn bó của nhân viên. 

6. Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Người quản lý thường nghĩ rằng các vấn đề tồn đọng, xung đột hoặc bất đồng của nhân viên sẽ tự biến mất nếu họ không kích động nó. Tuy nhiên, những vấn đề này thường không tự hết mà thường trở nên tồi tệ hơn trừ khi một yếu tố trong vấn đề có sự thỏa hiệp hoặc thay đổi quan điểm. Sự can thiệp chủ động từ người quản lý là điều cần thiết, chỉ để đảm bảo nhân viên có các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Những xích mích dù nhỏ nhất chỉ làm cản trở năng suất, động lực và sự tham gia của nhân viên.

7. Phát triển các mối quan hệ trong công việc

Bạn có thể phát triển các mối quan hệ thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau với nhân viên. Nhưng bạn cần phân biệt rành mạch giữ tình bạn và quan hệ nơi công sở. 

8. Giao tiếp hiệu quả và rõ ràng minh bạch

Giao tiếp tốt nhất là giao tiếp minh bạch trừ các thông tin cần bảo mật của công ty. Có thể bạn đã được yêu cầu giữ kín một số thông tin nhất định trong một thời gian, nhưng ngoài những dịp hiếm hoi này, hãy chia sẻ những gì bạn biết trong công việc.

Giao tiếp hiệu quả với nhân viên

Giao tiếp hiệu quả với nhân viên

Trở thành thành viên của đám đông là mục tiêu của hầu hết nhân viên, nhờ đó, bạn có thể trao đổi thông tin với nhau và cuối cùng đưa ra quyết định đúng đắn cho công việc. Hãy hỏi mọi người về ý kiến, ý tưởng và đề xuất cải tiến liên tục và nếu không thực hiện được đề xuất đó, hãy cho họ biết lý do hoặc trao quyền để họ tự thực hiện ý tưởng của mình.

9. Đối xử bình đẳng với mọi người

Nhà quản lý cần đảm bảo đối xử công bằng với mọi nhân viên dưới quyền. Nếu thể hiện sự thiên vị trong quá trình quản lý, đồng nghĩa với khả năng quản lý thiếu chuyên nghiệp.

Đó là lý do tại sao không nên xây dựng mối quan hệ công việc dựa trên tình bạn. Việc nhân viên cảm thấy bị đối xử không công bằng có thể tác động tiêu cực đến tinh thần đồng đội, làm giảm năng suất làm việc.

10. Chịu trách nhiệm về những thất bại

Thay vì chịu trách nhiệm về những gì sai sót trong lĩnh vực mà bạn quản lý, nhiều người thường đổ lỗi cho những nhân viên cụ thể khi bị truy cứu từ các lãnh đạo cấp cao. Nếu trách nhiệm cuối cùng là của bạn, tại sao không hành động một cách đàng hoàng và bảo vệ nhân viên của mình? Khi bạn đổ lỗi cho nhân viên, nhân viên cảm thấy không được tôn trọng và có thể thể hiện thái độ chống đối ở những công việc được giao về sau.

Các quản lý cấp cao cũng sẽ không tôn trọng bạn. Họ sẽ đặt câu hỏi liệu bạn có đủ khả năng thực hiện công việc và dẫn dắt nhóm. Khi bạn hạ thấp nhân viên của mình, bạn cũng sẽ gây nguy hiểm cho sự nghiệp của mình.

>>> Triết lý quản lý nhân sự độc đáo của Toyota

Quản lý nhân sự hiệu quả không chỉ giúp nhân viên có động lực làm việc và gắn bó với doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện khả năng lãnh đạo của đội ngũ nhân sự cao cấp. Hi vọng với những biện pháp chia sẻ trên đây, nhà quản lý có thể tạo phong cách quản lý hiệu quả. Nếu bạn muốn đánh giá hiệu suất của nhân viên để lên kế hoạch đào tạo hợp lý, đừng bỏ qua nền tảng đào tạo trực tuyến MGE. MGE là hệ thống website, app đa nền tảng, blog chuẩn SEO giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo khóa học, quản lý nhân viên, quản lý tiến độ học tập. Để tìm hiểu thêm về MGE và tận dụng lợi thế mà hệ thống mang lại cho việc quản lý nhân sự, liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

>>> 9 cách quản lý nhân sự sale có hiệu suất kém

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi