Học hỏi Canva với chiến lược mở rộng nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa doanh nghiệp

Học hỏi Canva với chiến lược mở rộng nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa doanh nghiệp

Trong suốt 5 năm qua, Canva đã thành công mở rộng quy mô bằng cách thâu tóm 7 công ty khác nhau, đồng thời vẫn giữ được văn hóa doanh nghiệp độc đáo của mình. Làm thế nào để Canva có thể đạt được điều này? Dưới đây là những bài học quý báu từ chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Canva.

1. Sơ lược về doanh nghiệp Canva

Canva là một công ty công nghệ của Úc, được thành lập vào năm 2013 bởi Melanie Perkins, Cliff Obrecht và Cameron Adams. Canva cung cấp một nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến, cho phép người dùng tạo ra các sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng. Với giao diện trực quan, kho tài nguyên đồ họa đa dạng và các công cụ thiết kế mạnh mẽ, Canva đã trở thành một trong những công cụ thiết kế phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng bởi cả cá nhân và doanh nghiệp.

Sơ lược về doanh nghiệp Canva

Sơ lược về doanh nghiệp Canva

Canva không chỉ thành công về mặt sản phẩm mà còn được biết đến với văn hóa doanh nghiệp độc đáo và sáng tạo. Công ty luôn đặt con người làm trung tâm, khuyến khích sự đa dạng, sáng tạo và tinh thần hợp tác. Canva cũng chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, linh hoạt và hỗ trợ sự phát triển của nhân viên. Nhờ đó, Canva đã thu hút được một đội ngũ nhân tài đa dạng và tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, nơi mà mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển.

2. Chiến lược thâu tóm và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Canva đã chứng minh rằng việc thâu tóm doanh nghiệp khác không đồng nghĩa với việc làm phai nhạt bản sắc văn hóa của các bên liên quan. Trải nghiệm thực tế từ Canva đã khẳng định rằng, việc đặt yếu tố văn hóa làm trọng tâm và lựa chọn đối tác dựa trên sự tương đồng về giá trị cốt lõi là yếu tố then chốt để đạt được thành công.

Chiến lược thâu tóm và duy trì văn hóa doanh nghiệp giữa Canva và Flourish

Chiến lược thâu tóm và duy trì văn hóa doanh nghiệp giữa Canva và Flourish

Điển hình là câu chuyện Canva thâu tóm nền tảng trực quan hóa dữ liệu Flourish, Canva đã chọn lựa không chỉ vì tiềm năng sản phẩm mà còn vì sự hòa hợp về văn hóa. Dù Flourish đã được thay đổi phần lớn văn phòng bằng phong cách đặc trưng của Canva nhưng họ vẫn giữ lại những dấu ấn riêng của mình như logo trên cốc nước, hoặc các bức tranh tường nhắc nhở về lịch sử hình thành của họ. Có thể thấy, quá trình hòa nhập văn hóa này đã được thực hiện một cách tinh tế, vừa đảm bảo sự thống nhất với hệ sinh thái Canva, vừa tôn trọng và gìn giữ những nét đặc trưng riêng của Flourish.

>> Xem thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Vai trò và các loại hình văn hoá cần biết

3. Lựa chọn địa điểm mở chi nhánh mới

Khi mở rộng, việc chọn địa điểm mới là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với Canva. Thay vì chọn những thành phố lớn và nổi tiếng như New York, Canva đã quyết định đặt văn phòng tại Austin, Texas và sau đó là California. Lý do là những nơi này có môi trường làm việc phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của Canva. Tại những địa điểm này đáp ứng được mong muốn của Canva trong việc tạo ra không gian sinh sống và làm việc thư thái, cộng đồng nhân sự tuyệt vời, và không bị áp lực bởi sự cạnh tranh đông đúc của các doanh nghiệp khác.

Điểm khác biệt tiếp theo trong cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Canva là sự phân bổ nhân sự theo chức năng tại các chi nhánh để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Đồng thời, Canva cũng có sự cân nhắc múi giờ giữa các nơi làm việc có sự trùng lặp nhau để dễ dàng trao đổi và gắn kết với nhau hiệu quả hơn trong công việc.

4. Đảm bảo linh hoạt và kết nối trong môi trường làm việc

Một trong những chiến lược quan trọng của Canva là duy trì sự linh hoạt và kết nối trong môi trường làm việc. Khi một khu vực đạt từ 20-30 nhân viên, Canva sẽ tạo ra không gian làm việc mở với văn phòng lớn và các tiện nghi như nhà bếp, không gian chung đi kèm. Đối với các nhóm nhỏ hơn, không gian làm việc chung sẽ được cung cấp và hoàn toàn do các thành viên trong khu vực đó quản lý.

Sự linh hoạt trong môi trường làm việc của Canva

Sự linh hoạt trong môi trường làm việc của Canva

Ngoài ra, trong thời kỳ COVID-19, Canva đã duy trì nguyên tắc linh hoạt và kết nối bằng cách cung cấp phòng Zoom để nhân viên có thể trò chuyện với đồng nghiệp vào giờ ăn trưa và duy trì hơn 400 câu lạc bộ trực tuyến. Đến hiện tại, dù đại dịch đã qua đi nhưng Canva vẫn giữ những câu lạc bộ này để tạo nên cộng đồng gắn kết giữa nhiều nhóm nhân viên ở các quốc gia khác nhau.

5. Giá trị và tầm nhìn trong việc tuyển dụng và phát triển nhân sự

Quy trình tuyển dụng tại Canva được thiết kế rất chặt chẽ và cẩn trọng nhằm đảm bảo rằng mỗi ứng viên không chỉ đáp ứng yêu cầu về kỹ năng mà còn phù hợp với văn hóa công ty. Từ các vòng phỏng vấn kỹ thuật đến các buổi gặp gỡ với đội ngũ lãnh đạo, mọi bước trong quy trình tuyển dụng đều nhằm đánh giá toàn diện về ứng viên. Đặc biệt, Canva chú trọng đến việc kiểm tra sự đồng điệu về giá trị và tầm nhìn thông qua các tình huống giả định và câu hỏi về quan điểm cá nhân.

Chiến lược tuyển dụng nhân sự gắn liền với cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chiến lược tuyển dụng nhân sự gắn liền với cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đối với Canva, việc tuyển dụng những cá nhân có giá trị và tầm nhìn phù hợp với công ty là rất quan trọng. Quy trình tuyển dụng của Canva không chỉ tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn mà còn xem xét kỹ lưỡng về sự phù hợp văn hóa của ứng viên. Bà Jennie Rogerson (giám đốc nhân sự toàn cầu của Canva) nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm những người chia sẻ cùng giá trị và tầm nhìn là điều cốt lõi để đảm bảo sự gắn kết và đồng nhất trong toàn bộ tổ chức. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, nơi mà mỗi nhân viên đều cảm thấy mình là một phần quan trọng của tập thể.

>> Xem thêm: Làm sao để tuyển dụng người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp?

6. Tạo dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp toàn cầu

Canva đã xây dựng một văn hóa cho doanh nghiệp toàn cầu mạnh mẽ bằng cách tập trung vào các giá trị cốt lõi và đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều chia sẻ và thực hiện những giá trị này. Điều này đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức đều hướng tới cùng một mục tiêu và có chung một cách tiếp cận công việc, tạo nên một môi trường làm việc đồng nhất và hài hòa.

Ngoài ra, Canva còn kết hợp bản sắc địa phương với văn hóa chung của công ty, tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa tự nhiên và sử dụng công nghệ để kết nối nhân viên toàn cầu. Canva cũng tạo ra phòng Zoom trực tuyến, nơi mà các nhân viên ở 8 quốc gia khác nhau có thể tham gia trò chuyện không chỉ trong công việc mà còn vào giờ ăn trưa. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, năng động và gắn kết, đồng thời duy trì văn hóa doanh nghiệp một cách nhất quán trên toàn cầu.

Bên cạnh hệ thống Zoom, trên thực tế cũng có những hệ thống khác được phát triển nhằm giúp gắn kết nội bộ, như một nơi để nhân sự có thể cùng nhau trao đổi và học tập nhiều kiến thức mới. Điển hình như hệ thống MGE được xây dựng là một hệ thống thông tin nội bộ cho doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ và phát huy văn hoá chia sẻ các thông tin hữu ích cho nhân viên, cập nhật nhiều bí quyết hay giúp mỗi một nhân viên và cả tổ chức cùng nhau phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Kết luận

Canva đã chứng minh thành công trong việc mở rộng thị trường không đồng nghĩa với đánh đổi giá trị cốt lõi. Chiến lược của Canva tập trung vào việc gìn giữ và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, Canva đã làm tốt trong các thương vụ thâu tóm dựa trên sự tương đồng về giá trị, lựa chọn chiến lược về địa điểm mở chi nhánh, duy trì sự linh hoạt và kết nối trong môi trường làm việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp toàn cầu và tập trung vào tầm nhìn trong quá trình tuyển dụng. Những bài học này không chỉ có ý nghĩa đối với Canva mà còn là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác trong hành trình phát triển và mở rộng.

>> Xem thêm: Bài học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các công ty hàng đầu thế giới

Về tác giả

Hoa Phan

Digital Marketing Leader tại MangoAds Co., Ltd

Liên hệ với chúng tôi