Bài học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các công ty hàng đầu thế giới

Bài học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các công ty hàng đầu thế giới

Từ xưa đến nay, văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, hình thành bộ mặt cũng như giá trị cốt lõi của công ty. Để có thể duy trì và phát triển bền vững, các công ty cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một nền móng vững chắc. Đây chính là chìa khoá cho sự thành công của các các công ty hàng đầu thế giới. Hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin thú vị về chủ đề này qua bài viết sau đây. Bài học về xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

Bài học về xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

4 lầm tưởng về văn hóa doanh nghiệp tại các công ty hàng đầu

Khi nhìn vào các công ty hàng đầu trên thế giới, ta thường cho rằng mọi thứ thuộc về họ đều là những điều vĩ mô. Văn hoá doanh nghiệp ở công ty lớn chắc hẳn là những thứ rất phức tạp. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng giống như chúng ta nghĩ. Sau đây sẽ là 4 lầm tưởng tiêu biểu về văn hoá doanh nghiệp của các công ty hàng đầu:

  • Điều đầu tiên, sự hình thành của một công ty lớn bắt nguồn từ một ý tưởng lớn, một thành công ban đầu. Điều này chưa hẳn đã đúng. Một số tập đoàn lớn trên thế giới có khởi đầu không mấy suôn sẻ, đơn cử như Amazon. Amazon đã trải qua nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, đặc biệt là khi thị trường các công ty dotcom sụp đổ vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, với sự tập trung vào việc phát triển mô hình kinh doanh bán hàng trực tuyến và đầu tư vào dịch vụ như Amazon Prime và Kindle, họ đã trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Như câu chuyện “Rùa và Thỏ”, thành công thường đến với những công ty kiên nhẫn, sáng tạo và quyết tâm vượt qua khó khăn.
  • Điều thứ hai chính là các công ty lớn thường có người dẫn đầu toàn năng. Hình ảnh một con người chuẩn mực và vĩ đại là những gì ta hay hình dung về lãnh đạo của các công ty hàng đầu. Song vẫn còn một yếu tố quan trọng không kém chính là sự sáng tạo. Sự sáng tạo giúp họ có tầm nhìn tốt trong việc vận hành và phát triển công ty, thay vì được ví như một “người báo giờ”, họ muốn làm “người tạo đồng hồ” hơn.
  • Điều thứ ba, các công ty thành công thì phải biết tối ưu hóa lợi nhuận. Đây là một quan điểm sai bởi không phải công ty nào cũng ưu tiên lợi nhuận lên hàng đầu. Các công ty hàng đầu sẽ theo đuổi lợi nhuận song họ vẫn không quên duy trì và phát triển những giá trị cốt lõi khác. Những giá trị phi vật chất này lại là nền tảng giúp họ thu về lợi nhuận tốt hơn so với các công ty chỉ tập trung cho mục tiêu lợi nhuận.
  • Điều cuối cùng chính là các công ty hàng đầu sẽ theo đuổi chung một giá trị cốt lõi. Trên thực tế, không có mẫu số chung nào cho sự thành công cũng như không có “bộ giá trị cốt lõi” chung nào cho những công ty hàng đầu. Các công ty khác nhau sẽ theo đuổi những giá trị khác nhau. Nội dung của những giá trị là điều quan trọng, nhưng hơn hết là tập thể trong công ty cần phải tin tưởng và hành động nhất quán với giá trị đó. Đây mới là cách để các công ty đi đến thành công.

Các công ty hàng đầu thế giới đã làm gì để xây dựng phát triển trường tồn?

Điều gì đã giúp những công ty hàng đầu trên thế giới thành công và phát triển lâu dài? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi nhìn về các “hình mẫu” này. Sau đây sẽ là 4 yếu tố cũng cho sự phát triển trường tồn của các công ty hàng đầu trên thế giới.

Lợi nhuận không phải ưu tiên hàng đầu

Ông Don Petersen – CEO của Ford đã từng phát biểu rằng: “Điều kỳ diệu ở công ty Ford là việc đặt lợi nhuận sau con người và sản phẩm”. Thật vậy, lợi nhuận có thể là thước đo cho sự thành công, nhưng để đạt được thành công, công ty cũng cần lưu tâm đến những yếu tố khác như: con người, chất lượng sản phẩm,… Áp dụng vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các công công ty nên quan tâm đến những vấn đề của nhân viên như sức khoẻ và các chính sách đãi ngộ mà họ được hưởng như: chế độ lương thưởng, chính sách ngày nghỉ,…

Chia sẻ của Don Petersen - CEO của Ford

Chia sẻ của Don Petersen – CEO của Ford

Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp của các công ty hàng đầu còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và cam kết từ phía khách hàng, đối tác và cộng đồng. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực, đạo đức và trách nhiệm sẽ tạo nên lòng tin và đánh giá cao từ các bên liên quan cũng như xã hội.

Tư tưởng cốt lõi dựa trên mục tiêu phát triển

Như đã đề cập, các công ty khác nhau sẽ theo đuổi những giá trị cốt lõi khác nhau. Những giá trị này dựa trên tầm nhìn và mục tiêu phát triển mà mỗi công ty hướng đến. Một ví dụ là nếu Wal-Mart coi khách hàng là trung tâm, thì Ford lại tập trung cho sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ khác rằng nếu Sony có chủ trương chấp nhận rủi ro thì HP lại ko theo đuổi điều đó.

Thực tế, sẽ không có sự hoàn toàn giống nhau trong giá trị cốt lõi của các công ty hàng đầu, và càng không thể dùng giá trị cốt lõi của các công ty này để xác định giá trị cốt lõi cho công ty của của bạn. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần xác định chính xác tư tưởng cốt lõi của chính công ty bạn và không ngừng áp dụng cũng như truyền bá tư tưởng đó đến mọi người trong công ty.

Văn hoá không bất biến mà cần đổi mới, điều chỉnh

Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, bên cạnh việc duy trì tư tưởng cốt lõi, các công ty hàng đầu cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế của thời đại. Ví dụ như “Vượt trên sự mong đợi của khách hàng” là tôn chỉ của Wal-Mart, trong khi việc cho nhân viên đón khách tại cửa chính của các gian hàng chỉ là biểu hiện có thể thay đổi được.

Trên thực tế, các công ty lớn chỉ xem tư tưởng cốt lõi là nền tảng, từ đó sẽ ứng biến và đổi mới không ngừng để ngày càng tiến bộ hơn. Điều này cần áp dụng vào việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp. Một văn hóa mạnh mẽ, đổi mới và linh hoạt khuyến khích nhân viên tìm kiếm và áp dụng các phương pháp làm việc mới, từ đó tăng cường sự sáng tạo và năng suất làm việc.

Chọn lọc từ các thử nghiệm

Việc thay đổi không ngừng sẽ song hành với các thử nghiệm mới. Bên cạnh việc lên một kế hoạch chiến lược chi tiết, thành công đến với các công ty hàng đầu còn do việc họ dám trải nghiệm, áp dụng phép thử và sai; do cơ hội và ngay cả do tình cờ hoặc ngẫu nhiên. Một điển hình cho sự thử nghiệm chính là Netflix. Họ đã thay đổi cách chúng ta tiêu thụ nội dung giải trí bằng cách thử nghiệm cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến thông qua internet. Netflix đã chuyển từ một công ty gửi đĩa DVD qua thư tới một nền tảng streaming mạnh mẽ, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn và trải nghiệm mang tính cá nhân hoá.

Bên cạnh việc thử nghiệm, các công ty hàng dầu còn dám chấp nhận cái sai. Không ai có thể chắc chắn thử nghiệm nào sẽ mang lại thành công và họ sẵn sàng mắc sai lầm để có thể phát triển. Một ví dụ khác là thương hiệu cà phê Starbuck. Ban đầu, Starbucks chỉ là một quán cà phê nhỏ tại Seattle và việc mở rộng quá nhanh đã khiến họ gặp khó khăn tài chính. Tuy nhiên, sau khi tái cấu trúc và tập trung vào chất lượng cà phê và trải nghiệm khách hàng, Starbucks phục hồi và trở thành một chuỗi quán cà phê quốc tế thành công với số lượng cửa hàng phủ rộng trên khắp thế giới. Qua hai ví dụ trên cho ta thấy rằng dám thử nghiệm và chấp nhận cái sai là những điều cần thiết cho sự phát triển. Các công ty nên lưu tâm đến điều này khi xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

Phát triển đội ngũ quản lý từ nội bộ

Cuối cùng, con người chính là nòng cốt cho sự thành công của các công ty hàng đầu trên thế giới. Những công ty này có xu hướng thực hiện việc phát triển, đề bạt, chọn lựa ra các tài năng quản trị bên trong công ty. Ví dụ như Google đã tạo ra chương trình “Google Xoáy Vòng – Google’s OPM” để đánh giá hiệu suất và phát triển nhân viên, từ đó xác định những người có tiềm năng lãnh đạo và đề bạt họ vào các vị trí quan trọng.

Có thể nói, những công ty hàng đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển và chọn lựa tài năng quản trị bên trong công ty để duy trì sự cạnh tranh và đạt được sự thành công. Áp dụng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bằng cách thiết kế chương trình đào tạo và quy trình thăng tiến rõ ràng, doanh nghiệp có thể tìm ra và phát triển những nhà lãnh đạo tiềm năng để đảm bảo sự phát triển của công ty.

Xu hướng phát triển quản lý từ nội bộ

Xu hướng phát triển quản lý từ nội bộ

Hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, phương thức đào tạo trực tuyến được các tổ chức ưa chuộng bởi sự hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn vô cùng tiện lợi vì nhân viên có thể tham gia khóa học mọi lúc mọi nơi.

Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống đào tạo online thì có thể tham khảo nền tảng MGE. MGE cung cấp các dịch vụ trên hai nền tảng website và app, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng khóa học trực tuyến hiệu quả. Đây sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc năng động, hiện đại và phát triển.

Kết

Bài viết vừa rồi đã đưa ra những thông tin cũng như các ví dụ điển hình trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các công ty hàng đầu thế giới. Khi nhìn vào những “tấm gương” này, có nhiều điều chúng ta cần học hỏi song cũng không thể tránh khỏi những định kiến sai lầm. Bài học rút ra là nên cần chọn lọc những kiến thức phù hợp, từ đó áp dụng vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi