Bạn đã từng gặp trường hợp ứng viên tỏ ra rất nhiệt tình và hăng hái trong buổi phỏng vấn, nhưng lại trở nên uể oải và thiếu động lực sau khi được tuyển dụng thử việc? Sự khác biệt về thái độ này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích những lý do phổ biến khiến thái độ lúc phỏng vấn và thử việc của nhân viên khác nhau, đồng thời đề xuất giải pháp giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên chính xác hơn và tạo môi trường làm việc tích cực.
Tại sao nhân viên có thái độ khi phỏng vấn và thử việc khác nhau
Áp lực phỏng vấn
Căng thẳng và lo lắng khi phỏng vấn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thái độ của nhân viên có sự khác nhau. Ứng viên thường cảm thấy căng thẳng và lo lắng về việc thể hiện bản thân sao cho tốt nhất. Điều này có thể khiến họ tỏ ra nhiệt tình và hăng hái hơn so với thực tế. Bên cạnh đó, mong muốn tạo ấn tượng cũng là một trong những lý do khiến họ có thái độ lúc phỏng vấn khác với khi đã được nhận. Ứng viên thường muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để được nhận vào làm việc. Họ sẽ cố gắng che giấu những điểm yếu và thể hiện những điểm mạnh của mình một cách khoa trương. Một lý do khác nữa đó là thiếu kinh nghiệm phỏng vấn. Những ứng viên mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm khi phỏng vấn, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và thể hiện bản thân một cách tự nhiên.
Chưa hiểu rõ công việc
Thông tin tuyển dụng thiếu chi tiết là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho ứng viên không hiểu rõ vị trí được tuyển dụng. Một số mô tả công việc không cung cấp đầy đủ thông tin về yêu cầu của công việc, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp. Điều này khiến ứng viên có thể hiểu sai về công việc và không có sự chuẩn bị phù hợp. Ngoài ra, cách phỏng vấn của nhà tuyển dụng cũng ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của ứng viên về công việc. Nếu nhà tuyển dụng không đặt câu hỏi cụ thể và rõ ràng, ứng viên sẽ khó có thể hình dung được công việc thực tế.
Kỳ vọng không phù hợp
Một số ứng viên đặt kỳ vọng quá cao về mức lương và phúc lợi mà họ sẽ nhận được. Do đó, khi những kỳ vọng này không được đáp ứng, họ sẽ cảm thấy thất vọng và dẫn đến thay đổi thái độ sau khi đã được tuyển dụng. Điều này giải thích rõ ràng cho lý do tại sao thái độ lúc phỏng vấn và thử việc của nhân viên lại khác nhau.
Ngoài ra, ứng viên còn thường đặt kỳ vọng vào những cơ hội thăng tiến với mong muốn sẽ phát triển bản thân dài hạn, trong khi doanh nghiệp lại không có nhiều vị trí cao. Điều này khiến họ cảm thấy thiếu động lực làm việc và không muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Bên cạnh những kỳ vọng về phúc lợi, môi trường làm việc lý tưởng cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên. Ứng viên có thể hình dung về một môi trường làm việc hoàn hảo, nhưng khi gặp phải những vấn đề thực tế trong công việc, họ có thể cảm thấy thất vọng và trở nên thiếu động lực để tiếp tục làm việc.
Không đạt kỳ vọng cũng có thể dẫn đến thay đổi thái độ làm việc
Thiếu động lực
Công việc không phù hợp với sở thích, một số ứng viên chọn công việc này vì không có lựa chọn nào tốt hơn hoặc vì mục đích tài chính hiện tại. Khi không có động lực thực sự cho công việc, các nhân viên sẽ khó có thể duy trì thái độ tích cực trong thời gian dài.
Mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng cũng sẽ làm cho ứng viên chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình nên không có hứng thú với công việc hiện tại. Điều này khiến họ thiếu động lực để học hỏi và phát triển bản thân.
Ngoài ra, thiếu sự công nhận từ công ty cũng là lý do khiến thái độ nhân viên không còn hào hứng như lúc đầu. Khi nỗ lực của nhân viên không được ghi nhận và đánh giá đúng mức, họ sẽ cảm thấy chán nản và không muốn cố gắng hết sức.
Giải pháp để đánh giá ứng viên toàn diện
Làm sao để tránh trường hợp nhân viên thay đổi thái độ giữ phỏng vấn và thử việc
1. Kết hợp nhiều phương pháp đánh giá
- Phỏng vấn
Hãy đặt câu hỏi tình huống kết hợp với quan sát ngôn ngữ hình thể. Việc đưa ra các tình huống giả định liên quan đến công việc, yêu cầu ứng viên chia sẻ cách họ sẽ xử lý, cộng với việc quan sát đến ngôn ngữ cơ thể của ứng viên trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tự tin, nhiệt tình và trung thực của họ.
- Bài kiểm tra
Có thể dùng hai loại bài kiểm tra sau để có thể đánh giá ứng viên một cách hiệu quả hơn:
Bài kiểm tra tính cách: Sử dụng các bài kiểm tra tính cách để đánh giá các đặc điểm tính cách của ứng viên và xem liệu những đặc điểm đó có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Bài kiểm tra năng lực: Sử dụng các bài kiểm tra năng lực để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc.
- Đánh giá từ người tham chiếu
Liên hệ với những người tham chiếu của ứng viên để lấy ý kiến về thái độ làm việc của họ. Tuy nhiên, bạn cũng phải kiểm tra thông tin của cả người tham chiếu để đảm bảo những thông tin được cung cấp là chính xác.
2. Tạo môi trường phỏng vấn thoải mái
Hãy cư xử thân thiện và chuyên nghiệp. Việc tỏ ra dễ chịu với ứng viên có thể giúp họ cảm thấy thoải mái và tự tin để thể hiện bản thân tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên tạo bầu không khí tích cực cho buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cần tránh đặt những câu hỏi mang tính “bẫy” hoặc khiến ứng viên cảm thấy căng thẳng.
Buổi phỏng vấn thoải mái sẽ dễ chịu hơn cho người tuyển dụng
3. Quan sát kỹ ứng viên
Để có thể đánh giá đúng và khách quan một ứng viên, bạn cần chú ý quan sát 3 yếu tố sau đây:
- Tính chủ động: Chú ý xem ứng viên có chủ động trong quá trình phỏng vấn hay không
- Thái độ tích cực: Cần quan sát ứng viên có thái độ tích cực và nhiệt tình với công việc hay không
- Khả năng thích ứng: Quan sát xem ứng viên có khả năng thích ứng với môi trường làm việc mới hay không
4. Đặt câu hỏi về thái độ
Hỏi về động lực là một trong những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được một phần thái độ làm việc của nhân viên. Hỏi ứng viên về lý do họ ứng tuyển vào vị trí này và mục tiêu nghề nghiệp của họ, để nhận biết đâu là lý do cho động lực làm việc của họ, từ đó có thể xác định được họ có khả năng gắn bó lâu dài hay không.
Hỏi về cách xử lý vấn đề sẽ giúp các HR thấy được thái độ giải quyết vấn đề của họ có phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty hay không. Việc tìm được người phù hợp với vị trí sẽ giúp hạn chế được những bất cập liên quan đến thái độ làm việc của nhân viên.
Hỏi về cách làm việc nhóm cũng là một loại câu hỏi quan trọng để đánh giá về mức độ hoà nhập của nhân viên mới với môi trường làm việc tại công ty. Hỏi ứng viên về kinh nghiệm làm việc nhóm và cách họ phối hợp với đồng nghiệp, điều này ảnh hưởng khá lớn đối với thái độ của ứng viên khi bắt đầu thử việc.
>>> Xem thêm: Những điều nên và không nên làm dành cho mọi nhà quản lý
Kết
Nhà tuyển dụng cần đánh giá chính xác thái độ của ứng viên để có thể tuyển dụng được những nhân viên phù hợp với vị trí ứng tuyển. Việc đánh giá chính xác thái độ của ứng viên là một yếu tố quan trọng để tuyển dụng được những nhân viên có năng lực và thái độ tốt, tránh trường hợp nhân viên có thái độ khác nhau khi phỏng vấn và thử việc. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý một số điều như quy trình đánh giá rõ ràng và tính công bằng trong quá trình đánh giá. Tham khảo ngay hệ thống MGE để tìm hiểu thêm về các phương pháp đánh giá thái độ của ứng viên một các hiệu quả.