Thách thức quản trị nhân sự không chỉ là duy trì tính ổn định của đội ngũ nhân lực mà còn đảm bảo rằng họ luôn trong trạng thái tốt nhất để cống hiến cho công việc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp vững mạnh vừa cần đội ngũ nhân viên giỏi, đồng thời phải đảm bảo họ luôn nhiệt huyết và có động lực đóng góp. Vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên và coi đây là 1 khoản đầu tư thay vì chi phí.
Sức khỏe tinh thần của nhân viên ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp?
Trong báo cáo của tổ chức chăm sóc sức khỏe tinh thần Spring Health, trạng thái kiệt quệ về thể chất và tinh thần thường xảy ra sau một thời gian căng thẳng cao độ kéo dài. Ba triệu chứng cơ bản của kiệt sức:
- Kiệt sức
- Cảm thấy tiêu cực, hoài nghi hoặc tách rời khỏi công việc
- Giảm hiệu suất công việc
Các tổn thương về tinh thần có tác động đáng kể đến tài chính của doanh nghiệp. Theo Harvard Business Review (HBR), các vấn đề về tâm lý và thể chất của nhân viên kéo theo sự gia tăng về chi phí dành cho hoạt động chăm sóc sức khỏe từ 125 tỷ đến 190 tỷ USD mỗi năm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng năng suất thấp và doanh thu cao bắt nguồn từ sự kiệt sức của nhân viên có thể liên quan trực tiếp đến chính người sử dụng lao động. Những người quản lý (trực tiếp và cấp cao) là một trong những nguyên nhân tạo ra căng thẳng tại nơi làm việc chẳng hạn như giao khối lượng công việc lớn, tổ chức quá nhiều cuộc họp và quá ít thời gian cho công việc sáng tạo.
Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của toàn doanh nghiệp, doanh nghiệp quan tâm đến chương trình chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên sẽ giúp tăng thêm uy tín thương hiệu. Một khảo sát về yếu tố quan trọng mà các ứng viên quan tâm khi nộp đơn tuyển dụng chỉ ra rằng, 89% nhân viên muốn apply vào doanh nghiệp có chương trình chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt các thế hệ Millennials và Gen Z đều coi phúc lợi liên quan đến y tế, sức khỏe là chìa khóa để họ quyết định đi hay ở một doanh nghiệp nào đó.
Ngoài ra, môi trường làm việc quá căng thẳng cũng ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển thành công thường tạo được môi trường làm việc năng động, thôi thúc sự sáng tạo và cống hiến. Doanh nghiệp chỉ xây dựng được một tập thể chung lớn mạnh khi tạo được chất keo gắn kết giữa các nhân viên trong cùng tổ chức. Chỉ cần một nhân viên có năng lượng không tích cực, vô hình chung sẽ tác động xấu đến tâm trạng làm việc của những người còn lại. Việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên cũng chính là bảo vệ môi trường làm việc năng động, tích cực hướng tới sự phát triển thông qua việc cố gắng và tự nguyện hoàn thành các mục tiêu đề ra của công ty.
Các dấu hiệu nhận biết nhân viên đang bị kiệt sức
Người sử dụng lao động cần nhận biết được một nhân viên có thể đang cảm thấy căng thẳng và làm việc quá sức, chẳng hạn như:
- Nóng nảy khi có vấn đề
- Nhờ vả, làm phiền đồng nghiệp.
- Bốc đồng, thiếu sự hợp tác
- Định kiến đồng nghiệp hoặc công việc của họ
- Lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, không hứng thú với công việc
Cách giải quyết và ngăn chặn tình trạng kiệt sức
Theo một nghiên cứu khác do Gallup thực hiện, các yếu tố chính khiến nhân viên kiệt sức không liên quan nhiều đến kỳ vọng làm việc và hiệu suất cao, mà phần lớn phụ thuộc vào cách nhân viên được quản lý. Để đối mặt với một trong những thách thức quản trị nhân sự này, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc tình trạng kiệt sức trong công việc. Theo nghiên cứu, các yếu yếu tố chính gây ra tình trạng kiệt sức và cách người sử dụng lao động có thể giải quyết chúng:
- Đối xử không công bằng: Tránh đối xử bất công với nhân viên tại nơi làm việc bao gồm thiên vị, đãi ngộ không công bằng và việc áp dụng không nhất quán các chính sách tại nơi làm việc.
- Nhân viên làm việc quá sức: Không nên giao một khối lượng công việc khổng lồ mà nhân viên không thể kiểm soát được. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất kém và thiếu tự tin. Tìm hiểu và hỗ trợ những gì nhân viên có thể và không thể hoàn thành, và nếu cần, hãy tìm những người khác để giúp họ.
- Trách nhiệm rõ ràng: Giải quyết những vướng mắc của nhân viên bằng cách thảo luận về trách nhiệm cụ thể và mục tiêu hiệu suất để họ hiểu chính xác những gì cần làm
- Thiếu giao tiếp: Cung cấp thông tin liên lạc và thường xuyên tương tác, phản hồi để nhân viên cảm thấy được hỗ trợ trong công việc.
- Áp lực về thời gian: Tránh đặt ra những thời hạn không hợp lý bởi việc ra deadline không thực tế có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của task hiện tại kéo theo sự chậm trễ trong nhiệm vụ tiếp theo. Vì thế, khi giao task cho nhân viên các nhà quản lý cần phải cân nhắc đến khoảng thời gian hợp lý để họ hoàn thành công việc một cách chất lượng.
>>> Top 5 cách quản lý nhân sự hiệu quả cho nhân viên hiệu suất kém
Bên cạnh xác định nguyên nhân tại sao nhân viên bị kiệt sức, không hào hứng với công việc, MGE cũng bật mí những cách quản lý giúp doanh nghiệp đối diện và vượt qua thách thức quản trị nhân sự này:
- Lắng nghe các vấn đề liên quan đến công việc của nhân viên
- Khuyến khích làm việc theo nhóm
- Đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi nhiệm vụ hoặc dự án, đảm bảo các mục tiêu này kết nối với sứ mệnh của công ty
- Tập trung vào phản hồi của nhân viên và đồng thời xây dựng các chương trình training nhân sự nhằm giúp họ phát triển chuyên môn dựa trên điểm mạnh của họ. Ví dụ, giao những nhiệm vụ nhằm phát huy tối đa tài năng của nhân viên.
Nếu người sử dụng lao động nhận thấy tình trạng kiệt sức đang trở thành vấn đề với nhân viên, họ nên nhanh chóng lên lịch một cuộc họp để trực tiếp giải quyết vấn đề. Hãy tạo ra một môi trường thoải mái và thảo luận về (các) vấn đề đang gặp phải, điều gì cần phải thay đổi từ cả quan điểm kinh doanh và nhân viên, và cách nhân viên mới cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua một chương trình hỗ trợ nhân viên.
Căng thẳng và kiệt sức là tình trạng rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe tinh thần, tình cảm và thể chất của một nhân viên. Là người sử dụng lao động, bạn nên biết các triệu chứng kiệt sức ở nhân viên, giải quyết nguyên nhân gây ra chúng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa những tác động của tình trạng này đến hiệu suất tổng thể của toàn doanh nghiệp.
>>> Các thách thức quản trị nhân sự mà doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay