Quy tắc 5P áp dụng trong quản trị nhân sự gắn kết nhân viên hiệu quả

Quy tắc 5P áp dụng trong quản trị nhân sự gắn kết nhân viên hiệu quả

Trong thời đại mà thị trường lao động ngày càng biến động, việc quản trị nhân sự và giữ chân nhân viên trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Theo thống kê của Gallup, trung bình cứ 2 nhân viên gắn kết thì có 1 nhân viên muốn rời bỏ tổ chức. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng những phương pháp mới để thúc đẩy sự kết nối của nhân viên và giữ chân nhân tài. Hãy cùng MGE tìm hiểu về 5 quy tắc giúp gia tăng gắn kết nhân viên hiệu quả trong môi trường làm việc hiện đại.

1. Proximity – Gần gũi và tương tác trong quản trị nhân sự

Sự gần gũi giữa các nhân viên và giữa nhân viên với lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững và tăng cường gắn kết. Khi nhân viên cảm thấy gần gũi và quen thuộc với đồng nghiệp, họ sẽ dễ dàng cởi mở và hợp tác hơn trong công việc.

1.1 Vai trò của sự gần gũi trong gắn kết

Gần gũi giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của bản thân. Họ sẽ sẵn sàng hiện diện để giúp đỡ khi có tình huống cần giải quyết, từ đó tăng cường sự gắn kết và trách nhiệm. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên tương tác sẽ hiện diện trong tâm trí nhau đầu tiên khi có tình huống liên quan. Nhân viên sẽ có trách nhiệm và bám sát công việc tới cùng để hoàn thành nếu công việc đó có liên quan tới những người họ quen biết và thân thuộc.

Xây dựng mối quan hệ gần gũi giúp tăng cường sự hỗ trợ nhau trong công việc

Xây dựng mối quan hệ gần gũi giúp tăng cường sự hỗ trợ nhau trong công việc

1.2 Xây dựng các hoạt động tăng cường tương tác

Đại diện quản trị nhân sự có thể tổ chức các hoạt động giao lưu, xây dựng các câu lạc bộ chia sẻ sở thích, giao nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp. Cụ thể, tổ chức các buổi giao lưu, teambuilding giúp nhân viên có cơ hội tương tác, trao đổi và hiểu rõ hơn về nhau. Ngoài ra, việc xây dựng các nhóm nhỏ với các sở thích chung, như câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ thể thao, cũng là cách hiệu quả để tạo sự gắn kết.

1.3 Tạo điều kiện gần gũi tại văn phòng

Trong môi trường làm việc, việc bố trí không gian làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa các nhân viên. Một không gian mở, không có quá nhiều vách ngăn sẽ tạo điều kiện cho sự giao tiếp và hợp tác. Bên cạnh đó, việc đặt ra những quy định cụ thể về thời gian nhân viên nên có mặt ở văn phòng, trong trường hợp tổ chức cho phép nhân viên làm việc linh hoạt, cũng giúp tăng cường sự gần gũi.

2. Presence and Attention – Sự hiện diện và chú ý của lãnh đạo

Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin và thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên thông qua sự hiện diện và chú ý đến nhân viên. Chúng ta đang sống và làm việc trong một môi trường có quá nhiều thông tin gây xao nhãng. Một quá trình tương tác không bị phân tâm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ, gia tăng động lực và sự gắn kết tích cực giữa mọi người với nhau.

2.1 Cách lãnh đạo thể hiện sự hiện diện

Lãnh đạo cần thể hiện sự hiện diện không chỉ bằng cách có mặt thường xuyên tại nơi làm việc, mà còn bằng cách sẵn sàng gặp gỡ và tương tác với nhân viên. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kinh tế Lao động, làm việc cùng nhau sẽ tiếp thêm năng lượng cho mỗi người và giúp gia tăng hiệu quả hơn. Yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết và hài lòng trong công việc.

Sự hiện diện của lãnh đạo giúp cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng

Sự hiện diện của lãnh đạo giúp cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng

2.2 Sự chú ý và hỗ trợ nhân viên

Lãnh đạo nên quan tâm đến nhân viên và chú ý đến biểu hiện của họ trong quá trình làm việc. Hãy đặt câu hỏi để lắng nghe cách thức nhân viên làm việc và những khó khăn họ gặp phải. Khi nhân viên tương tác, hãy phản hồi nhanh chóng và sâu sát. Đồng thời, kết nối họ với các nguồn lực cần thiết nếu họ cần được hỗ trợ.

Ví dụ, nếu một nhân viên gặp khó khăn trong công việc, lãnh đạo có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp tài liệu cần thiết hoặc giới thiệu nhân viên tới những người có kinh nghiệm để nhận được sự giúp đỡ.

2.3 Tạo môi trường làm việc không bị phân tâm

Để nhân viên có thể tập trung làm việc và không bị phân tâm, lãnh đạo cần tạo ra một môi trường làm việc yên tĩnh và thoải mái. Điều này có thể bao gồm việc hạn chế tiếng ồn, cung cấp các phòng làm việc riêng tư cho những công việc cần sự tập trung cao độ và khuyến khích nhân viên sử dụng thời gian làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần chú ý đến việc phân bổ công việc hợp lý, tránh tình trạng quá tải công việc hoặc công việc quá nhàm chán, để nhân viên luôn có động lực làm việc.

>>>Xem thêm: Bí quyết quản lý nhân sự đa thế hệ hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Performance – Đạt hiệu suất cao trong công việc

Một cách khác để thúc đẩy sự gắn kết là phía quản trị nhân sự có thể tạo điều kiện để nhân viên đạt hiệu suất cao trong công việc. Có kỳ vọng rõ ràng và đạt được những kết quả nhất định trong công việc sẽ là động lực mạnh mẽ cho nhân viên. Nhân viên cũng sẽ gắn kết với tổ chức nhiều hơn nếu công việc phù hợp với kỹ năng của họ nhưng vẫn có thách thức để họ luôn nâng cao năng lực.

Đặt ra kỳ vọng rõ ràng và hợp lý là một trong những yếu tố cốt lõi trong quản trị nhân sự

Đặt ra kỳ vọng rõ ràng và hợp lý là một trong những yếu tố cốt lõi trong quản trị nhân sự

3.1 Thiết lập mục tiêu và duy trì đánh giá hiệu suất

Để đạt hiệu suất cao, nhân viên cần biết rõ mục tiêu công việc của mình và cách thức đánh giá hiệu suất. Lãnh đạo cần thiết lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể và khả thi cho nhân viên. Đồng thời, việc đánh giá hiệu suất cần được thực hiện một cách minh bạch và công bằng. Nhân viên cần biết được mình đã đạt được những gì, còn thiếu sót ở đâu và cần cải thiện những gì để đạt được mục tiêu đề ra. Việc này giúp nhân viên nhận thức rõ ràng về hiệu suất công việc của mình và có động lực để phấn đấu.

3.2 Huấn luyện và trao quyền cho nhân viên

Để đạt hiệu suất cao, nhân viên cần được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để bổ trợ cho công việc. Lãnh đạo cần tổ chức các chương trình đào tạo, các buổi huấn luyện để nâng cao năng lực cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc trao quyền cho nhân viên cũng rất quan trọng. Khi được trao quyền, nhân viên sẽ có cơ hội tự do sáng tạo và đưa ra quyết định trong phạm vi công việc của mình. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu suất mà còn tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức.

3.3 Kết hợp tính linh hoạt và trách nhiệm trong quản trị nhân sự

Theo nghiên cứu của Gallup, những công ty hoạt động hiệu quả nhất ở Hoa Kỳ sẽ có khoảng 70% nhân viên gắn kết, gấp bảy lần mức trung bình của cả nước. Một trong những chiến lược của họ là kết hợp tính linh hoạt với trách nhiệm và huấn luyện để gia tăng hiệu quả. Thực tế là khi các tổ chức linh hoạt và trao quyền cho nhân viên, hiệu suất của họ cũng sẽ tốt hơn. Lãnh đạo cần khuyến khích nhân viên làm việc linh hoạt, nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo rằng họ hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoàn thành công việc đúng hạn.

>>>Xem thêm: Mô hình quản lý GROW: Ý nghĩa và cách triển khai hiệu quả trong doanh nghiệp

4. Pizza – Phúc lợi và sự hài lòng của nhân viên

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi ăn cùng nhau, con người tạo nên cộng đồng, bồi đắp niềm tin và gia tăng sự hạnh phúc. Theo dữ liệu của Gallup, những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất đều là những doanh nghiệp có các chế độ phúc lợi hấp dẫn dành cho nhân viên của họ.

4.1 Tăng cường các chế độ phúc lợi

Khi các tổ chức cung cấp trải nghiệm việc làm và phúc lợi tốt, nhân viên sẽ được tiếp thêm động lực nỗ lực hết mình. Cung cấp những bữa ăn (như pizza), những chương trình chăm sóc sức khỏe hay tạo ra không gian làm việc thoải mái để nhân viên hợp tác, học hỏi, giao lưu và tái tạo năng lượng sẽ giúp nhân viên gia tăng gắn kết với tổ chức. Những chế độ phúc lợi hấp dẫn không chỉ bao gồm các khoản tiền thưởng, chế độ nghỉ phép mà còn các phúc lợi phi tài chính như bảo hiểm sức khỏe, chương trình hưu trí, hỗ trợ học phí cho con em nhân viên, và các chương trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

Ngoài lương, phúc lợi đóng vai trò không nhỏ trong việc giữ chân nhân viên

Ngoài lương, phúc lợi đóng vai trò không nhỏ trong việc giữ chân nhân viên

4.2 Tạo không gian làm việc thoải mái và vui vẻ

Một không gian làm việc thoải mái và vui vẻ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn và gắn kết hơn với tổ chức. Đại diện quản trị nhân sự có thể bố trí các khu vực nghỉ ngơi, giải trí trong văn phòng để nhân viên có thể thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, du lịch, teambuilding cũng giúp tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau. Một môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ không chỉ giúp nhân viên làm việc hiệu quả mà còn tạo ra sự hài lòng và trung thành với doanh nghiệp.

4.3 Các chương trình chăm sóc sức khỏe

Các chương trình chăm sóc sức khỏe như khám sức khỏe định kỳ, tư vấn tâm lý, các lớp học yoga, gym, hoặc các hoạt động thể thao cũng là một phần quan trọng của phúc lợi nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, họ sẽ có động lực làm việc và gắn kết hơn với tổ chức. Việc tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ, cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, hoặc khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động thể thao cũng là những cách hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho nhân viên đồng thời cũng cho nhân viên thấy được rằng công ty đang rất quan tâm đến sức khỏe của bạn.

5. Purpose – Mục đích và tầm nhìn của doanh nghiệp

Mục đích lớn là tiêu chuẩn vàng cho sự gắn kết khi chuyển hóa từ năng suất đến phúc lợi của nhân viên. Khi tổ chức có mục đích rõ ràng về mục tiêu tăng trưởng, kế hoạch mở rộng quy mô, ra mắt các sản phẩm mới… thì nhân viên cũng sẽ có tinh thần gắn kết cao hơn trong công việc để cùng nhau đạt được mục tiêu lớn trong tương lai.

Hiểu được tầm nhìn của công ty giúp cho nhân viên thấy được vai trò của bản thân

Hiểu được tầm nhìn của công ty giúp cho nhân viên thấy được vai trò của bản thân

5.1 Xây dựng mục đích rõ ràng và trung thực

Khi các nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn, cam kết với cổ đông và thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt sẽ là tiền đề xây dựng niềm tin vững chắc giúp nhân viên gắn kết và đồng lòng trong sứ mệnh phát triển doanh nghiệp. Cũng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychosomatic Medicine, khi ý thức rõ ràng hơn về mục đích sống, con người có mức độ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và tuổi thọ cao hơn. Lãnh đạo cần cho nhân viên thấy viễn cảnh lớn của doanh nghiệp và vai trò của họ trong bức tranh đó.

5.2 Tạo động lực cho nhân viên với mục đích lớn

Hãy chắc chắn rằng phải lấy con người làm trung tâm bởi bên cạnh các cam kết về mục tiêu tài chính, động lực để mọi người thức dậy mỗi sáng là biết được nỗ lực của mình đã tạo ra sự khác biệt cho người khác như thế nào. Nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn khi họ biết rằng công việc của họ đóng góp vào mục tiêu lớn của doanh nghiệp và tạo ra sự khác biệt cho cộng đồng. Lãnh đạo cần thường xuyên chia sẻ về mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp và làm rõ vai trò của từng nhân viên trong việc đạt được mục tiêu đó.

>>>Xem thêm: Khám phá mô hình quản trị nguồn nhân lực Harvard và ứng dụng thực tiễn

Kết luận

Để gia tăng sự kết nối, các nhà quản trị nhân sự cần linh hoạt trong cách tiếp cận, xem xét tạo ra các trải nghiệm tổng thể từ sự gần gũi, sự hiện diện và hiệu suất cho đến chế độ phúc lợi và mục đích lớn. Việc áp dụng các quy tắc này không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết của nhân viên mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng với 5 quy tắc này, doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được một môi trường làm việc gắn kết, hiệu quả và bền vững trong tương lai.

Theo dõi MGE Hệ thống cổng thông tin nội bộ toàn diện, giúp doanh nghiệp kết nối mọi thành viên, thúc đẩy truyền thông minh bạch, xây dựng văn hóa học tập và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức. Từ đó, MGE góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và tạo dựng một môi trường làm việc gắn kết, năng động, hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi