Mô hình quản lý nguồn nhân lực GROW là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để triển khai hiệu quả?

Mô hình quản lý nguồn nhân lực GROW là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để triển khai hiệu quả?

Giữa hàng loạt các mô hình quản lý nhân sự, GROW được xem là một trong những phương pháp quản lý hiệu quả thông qua huấn luyện và đào tạo nhân viên. GROW là gì, làm sao để triển khai mô hình quản lý nhân sự này hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để khám phá một trong những mô hình quản lý nguồn nhân lực được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhé.

Mô hình quản lý nguồn nhân lực GROW là gì?

Đào tạo và Huấn luyện hiện nay đã và đang trở thành một trong những chuẩn mực thước đo nhằm đánh giá một người quản lý tài năng trong thời đại 4.0. Đào tạo được coi là công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. Theo nghiên cứu, hơn 70% nhân viên được đào tạo đều có hiệu suất làm việc được cải thiện rõ rết, kỹ năng giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn trong công việc. Những công ty chú trọng vào đào tạo nhân viên cũng có lợi nhuận cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp chưa thực sự coi đào tạo là trọng tâm trong sự phát triển. Mô hình GROW là một trong những cách quản trị nguồn nhân lực hiệu quả thông qua huấn luyện và đào tạo.

GROW là một trong những mô hình quản trị nguồn nhân sự được nhiều doanh nghiệp áp dụng

GROW là một trong những mô hình quản trị nguồn nhân sự được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Mô hình GROW là viết tắt của 5 chữ cái: Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Đây là một trong những mô hình quản lý nhân sự hiệu quả thông qua việc cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng thời điểm. Mô hình GROW được coi là một giải pháp tối ưu giúp  tạo ra đội ngũ nhân sự thật sự chất lượng mà còn giúp củng cố sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. 

>>>Top 3 mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến nhất hiện nay

Cách triển khai mô hình GROW

Dựa trên mô hình này, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu và thực trạng của công ty hiện tại. Nhìn nhận được những thiếu sót trong kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực, cũng như xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các giải pháp để khắc phục. Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả đội ngũ nhân sự đều sẵn sàng đồng hành trong quá trình triển khai giải pháp. 

Xác định mục tiêu

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của quá trình đào tạo nhân viên bằng cách trả lời các câu hỏi: 

  • Làm sao để biết rằng nhân viên đã đạt được mục tiêu đào tạo? Làm thế nào bạn biết rằng các vấn đề về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm… trong toàn bộ doanh nghiệp đã được giải quyết?
  • Mục tiêu có phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của nhân viên?

Có thể nói, khi thiết lập mục tiêu, nhà quản lý cần đảm bảo rằng đó là mục tiêu cụ thể có thể đo lường được. Bạn có thể sử dụng SMART để đảm bảo các mục tiêu đề ra đều khả thi, có thể đánh giá và đo lường dễ dàng

Đánh giá thực trạng của đội ngũ nhân sự

Sau khi lên được mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng của nhân viên hiện tại. Nhà quản lý và bộ phận đào tạo cần biết rõ năng lực cụ thể của từng nhân viên và khoảng cách kỹ năng giữa các nhân viên. Để tìm hiểu về tình hình hiện tại về kỹ năng và chuyên môn của nhân viên, bộ phận đào tạo và nhà quản lý thực hiện các khảo sát nhân viên để tìm câu trả lời các câu hỏi sau:

  • Những trở ngại nào đang ngăn cản bạn?
  • Mức độ ảnh hưởng đến công việc của tình hình trên thang điểm từ một đến mười?
  • Bạn thường đối mặt với những trở ngại của mình như thế nào?
  • Bạn đã cố gắng làm gì để khắc phục nó?
  • Bạn có thể cải thiện những hành vi, thái độ hoặc kỹ năng nào để giúp ích cho hoàn cảnh của mình?
Doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng của đội ngũ nhân sự hiện tại

Doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng của đội ngũ nhân sự hiện tại

Sau đó, bộ phận cần tổng hợp lại các câu trả lời của nhân viên, dựa vào đó trả lời các câu hỏi sau:

  • Điều gì đang xảy ra (cái gì, ai, khi nào, và bao lâu)? Vấn đề đó tác động như thế nào đến hiệu suất làm việc?
  • Doanh nghiệp đã làm gì? Kết quả ra sao? Những hành động đó có hướng tới mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp hay không?

Lên giải pháp

Mục tiêu của bước 3 là tìm ra các phương pháp giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo hiệu quả training trong toàn doanh nghiệp. Ở bước này, bộ phận nhân sự có thể tạo các cuộc thảo luận hoặc khảo sát nhằm tìm các phương pháp đào tạo khả thi.

Tìm kiếm giải pháp phù hợp là bước quan trọng nhằm đảm bảo quá trình đào tạo đạt hiệu quả tốt

Tìm kiếm giải pháp phù hợp là bước quan trọng nhằm đảm bảo quá trình đào tạo đạt hiệu quả tốt

>>> Làm thế nào để chọn phương pháp đào tạo phù hợp cho nhân viên?

Để khuyến khích thảo luận, bộ phận đào tạo nên sử dụng các câu hỏi mở, thảo luận về ưu và nhược điểm của từng phương án. Dưới đây là các câu hỏi điển hình giúp việc tìm kiếm giải pháp dễ dàng hơn:

  • Rào cản của hình thức đào tạo hiện tại là gì? Đâu là điều bạn nghĩ nên thay đổi để nâng cao hiệu quả đào tạo?
  • Những lợi thế và bất lợi của mỗi giải pháp là gì?
  • Những gì cần phải ngừng thực hiện để bạn đạt được mục tiêu này?
  • Bạn có đủ thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu của mình không?
  • Nếu thời gian hoặc nguồn lực không có vấn đề gì, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình như thế nào?
  • Bạn cần những nguồn lực nào để đạt được mục tiêu?
  • Bạn cần hỗ trợ từ ai để đạt được mục tiêu của mình?

Khi danh sách được hoàn thành, bộ phận đào tạo và nhân viên nên làm việc cùng nhau để thu hẹp lựa chọn cuối cùng.

Ý chí thực hiện

Sau khi có mục tiêu, nắm bắt tình hình và tìm ra được giải pháp, triển khai thực hiện với cam kết đồng lòng của toàn thể nhân viên là điều vô cùng cần thiết. Bộ phận nhân sự và nhân viên cần thảo luận chính xác quy trình đào tạo: những ai tham gia, nguồn lực, công cụ hỗ trợ, cách đo lường tiến độ và hiệu quả đào tạo. Khi một nhân viên có một kế hoạch rõ ràng và có thể hành động được đặt ra cho họ, sẽ làm tăng khả năng tham gia và thực hiện cam kết. Bộ phận đào tạo có thể đo lường động lực tham gia đào tạo của từng nhân viên với các câu hỏi như: 

  • Trên thang điểm từ một đến mười, bạn có động lực như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?
  • Làm thế nào bạn có thể tăng mức động lực của mình?
  • Tôi hoặc ban lãnh đạo có thể làm gì để giúp bạn đạt được mục tiêu?
  • Bạn muốn làm gì nhất?
  • Bạn ít hứng thú nhất với những hành động nào?
  • Bạn sẽ mất bao lâu để đạt được mục tiêu?
  • Bạn sẽ cam kết như thế nào?
  • Điều gì sẽ làm cho trải nghiệm thú vị hơn đối với bạn?
  • Bạn cảm thấy thế nào về mục tiêu / trở ngại của mình bây giờ?

Những lưu ý khi áp dụng mô hình GROW trong doanh nghiệp

Trước hết, GROW là mô hình giả định rằng người thực hiện huấn luyện đào tạo không phải là chuyên gia mà chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ các nhân viên. Điều này có nghĩa bộ phận đào tạo hay các nhà quản lý doanh nghiệp chỉ giúp nhân viên mình lựa chọn phương án tốt nhất, thay vì đưa lời khuyên hay hướng dẫn cụ thể. 

Ở mô hình GROW, nhà quản lý đóng vai trò hỗ trợ nhân viên để họ tự đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình

Ở mô hình GROW, nhà quản lý đóng vai trò hỗ trợ nhân viên để họ tự đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình

Ngoài ra, khi thực hiện mô hình GROW, 2 kỹ năng quan trọng nhất mà bộ phận đào tạo hoặc nhà quản lý cần lưu ý là khả năng đặt câu hỏi và lắng nghe tích cực. Những câu hỏi sử dụng trong mô hình GROW cần là những câu hỏi mở để nhân viên đưa ra ý kiến hoặc giải pháp thay vì là câu hỏi Có hoặc Không. 

Nếu là hỏi đáp trực tiếp, người huấn luyện nên sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực, để cho nhân viên thực hiện phần lớn cuộc nói chuyện. Bên cạnh đó, trong quá trình hỏi đáp, không nhất thiết phải đặt câu hỏi liên tục, đôi khi sự yên lặng tạo cho cả 2 bên tham gia thời gian để suy nghĩ thấu đáo và tìm ra được phương án tốt nhất cho các vấn đề.

>>> 5 thách thức trong việc quản trị nguồn nhân lực thời kỳ 4.0 

MGE giúp doanh nghiệp triển khai mô hình GROW dễ dàng hơn

Hệ thống đào tạo trực tuyến MGE sở hữu những tính năng như giúp tạo khoá học dễ dàng, cung cấp kho tàng kiến thức chuyên môn phong phú được sắp xếp rõ ràng theo từng cấp bậc, phòng ban. Bên cạnh đó, nền tảng MGE còn hỗ trợ tạo bài kiểm tra và trao chứng chỉ sau mỗi khóa học cho nhân viên giúp đánh giá năng lực và sự tiến bộ sau mỗi khóa học. Đây là một trong những chiến lược trong việc công nhận năng lực của nhân viên, tạo điều kiện để mỗi người thể hiện năng lực của bản thân. 

Ngoài ra, MGE giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ hoàn thành của từng cá nhân, từng khóa học từ đó đưa ra điều chỉnh cần thiết. Không những thế, MGE có tích hợp app đa nền tảng nên nhân viên có thể dễ dàng truy cập khóa học nâng cao năng lực mọi lúc mọi nơi. Nhân viên đồng thời có thể để lại những thắc mắc hoặc góp ý ở phần thảo luận trong mỗi khóa học. Hệ thống thông báo nhắc nhở giúp nhân viên không bỏ lỡ các bài học hoặc kỳ kiểm tra đánh giá năng lực quan trọng. 

GROW là mô hình quản trị nguồn nhân lực với 4 bước thực hiện đơn giản mà hiệu quả, giúp các thành viên trong nhóm cải thiện hiệu suất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể có cái nhìn tổng quát về GROW cũng như cách áp dụng mô hình và quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về cách quản lý nhân viên hiệu quả cũng như triển khai giải pháp đào tạo trực tuyến, liên hệ MGE ngay để được tư vấn và hỗ trợ.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi