Nghệ thuật khích lệ nhân sự nhà quản trị không thể bỏ qua

Nghệ thuật khích lệ nhân sự nhà quản trị không thể bỏ qua

Nhiều năm trở lại đây, văn hoá làm việc tích cực trở nên ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là văn hoá cốt lõi để quản lý nhân sự và phát triển công ty. Trong nền văn hoá này, sự công nhận và khích lệ nhân viên được đánh giá là vô cùng cần thiết. Vậy lợi ích của việc làm này là gì? Áp dụng nó vào việc quản trị nhân sự sao cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nghệ thuật khích lệ nhân sự

Nghệ thuật khích lệ nhân sự

Lý do nên công nhận và khen thưởng nhân viên

Khen ngợi là một phương pháp rất hiệu quả để khích lệ và tạo động lực cho nhân viên. Dưới đây là một số lý do vì sao nên công nhận và khen thưởng nhân viên:

Tăng sự hài lòng và gắn bó với doanh nghiệp

Khi nhân viên cảm nhận được sự công nhận và khen thưởng cho công việc của mình, họ thường cảm thấy hài lòng hơn và gắn bó với doanh nghiệp. Theo Tạp chí Kinh doanh Harvard, một nghiên cứu của họ đã chỉ ra có 63% nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công việc khi ban quản lý hay lãnh đạo đối xử với họ bằng sự tôn trọng, công bằng. Điều đó tạo điều kiện để họ duy trì động lực cao và tiếp tục đóng góp đáng kể cho công việc. Ngoài ra, việc công nhận và khen thưởng sẽ giúp gia tăng sự gắn bó. Một nghiên cứu vào năm 2014 của O’Reilly đã chỉ ra rằng, người lao động có xu hướng lựa chọn công ty có văn hoá làm việc tích cực, nơi mà họ cảm thấy sẽ có môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự phát triển cá nhân.

Tạo động lực làm việc cho cá nhân

Công nhận và khen thưởng là một cách để thể hiện sự đánh giá và động viên nhân viên trong việc phát triển kỹ năng và tiềm năng cá nhân. Khi nhân viên nhận thấy rằng công việc và nỗ lực của họ được đánh giá cao đồng thời doanh nghiệp có một lộ trình thăng tiến rõ ràng, họ sẽ có động lực để tiếp tục học hỏi, phát triển và đạt được thành công trong công việc. Điều này cũng đã được làm rõ trong một khảo sát năm 2017 của SHRM – Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực, kết quả đã cho thấy có đến 41% nhân viên xem cơ hội thắng tiến là yếu tố quan trọng để tạo động lực làm việc cho họ.

Tạo môi trường làm việc tích cực và gắn kết nội bộ

Nhân viên cảm thấy gia tăng lòng tin với ban lãnh đạo hơn khi họ được công nhận và khen thưởng. Sự tin tưởng trong một tập thể giúp các hoạt động trong công việc diễn ra suôn sẻ hơn. Từ đó, nó tạo ra một tinh thần đồng đội tích cực và khích lệ sự hợp tác và chia sẻ. Sự hoà hợp giữa các nhân viên với nhau và với ban lãnh đạo tạo nên môi trường làm việc tích cực, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được thành công trong tương lai.

Nâng cao hiệu suất làm việc

Sự công nhận và khen thưởng là điều mà bất kể nhân viên nào cũng mong muốn có được khi đi làm. Đây cũng là một cách để tôn vinh những thành tựu xuất sắc và là động lực để nhân viên tiếp tục làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. Khi nhân viên nhận thấy rằng công việc của họ được đánh giá cao và được công nhận, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và tập trung vào việc đạt được kết quả tốt hơn. Theo phân tích tổng hợp từ Gallup, doanh nghiệp có mức độ tương tác giữa cao quản lý với nhân viên cao sẽ sở hữu mức lợi nhuận lớn hơn 21% so với những doanh nghiệp còn lại. Hơn nữa, các doanh nghiệp cải thiện thành công mức độ gắn bó giữa nhà quản lý với nhân viên và giữa nhân viên với nhau sẽ có thể giúp năng suất tăng thêm 17%.

Tạo môi trường cạnh tranh làm việc

Cuối cùng, công nhận và khen thưởng cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh làm việc tích cực trong doanh nghiệp. Khi nhân viên thấy rằng công việc và thành tựu của mình được đề cao, họ sẽ cố gắng để duy trì và vượt qua mức đánh giá cao đó. Điều này khích lệ sự phát triển và đóng góp đáng kể từ các nhân viên.

Xem thêm: Tinh thần làm việc ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp như thế nào?

Tiêu chí để đánh giá việc khen thưởng cho nhân viên

Là điều cần làm trong việc quản lý nhân sự ngày nay, các doanh nghiệp khi khen thưởng cho nhân viên cần chân thành và công bằng. Doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí sau để đưa ra đánh giá khen thương khách quan:

  • Hiệu suất làm việc: Đánh giá xem nhân viên đã đạt được những mục tiêu kinh doanh hay không, và mức độ đóng góp của họ vào thành công tổ chức. Những nhân viên có hiệu suất làm việc xuất sắc và vượt qua mục tiêu được đề ra có thể được khen thưởng.
  • Đóng góp sáng tạo: Đánh giá xem nhân viên có đóng góp ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo hay không. Những nhân viên có khả năng tư duy sáng tạo và đưa ra các ý tưởng mới có thể được khen thưởng.
  • Đóng góp đội nhóm: Đánh giá xem nhân viên có tác động tích cực đến sự làm việc của đội nhóm hay không. Những nhân viên có khả năng làm việc trong nhóm, hỗ trợ đồng nghiệp và tạo môi trường làm việc tích cực có thể nhận được khen thưởng.
  • Sự phát triển cá nhân: Đánh giá xem nhân viên có nỗ lực để phát triển bản thân, học hỏi và trau dồi kỹ năng cá nhân hay không. Những nhân viên có khả năng tự nâng cao năng lực và tham gia vào các khóa đào tạo hoặc chương trình phát triển có thể được khen thưởng.
  • Đạo đức và đồng nghiệp: Đánh giá xem nhân viên có tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp hay không. Những nhân viên có hành vi đạo đức cao và tạo môi trường làm việc tôn trọng và hỗ trợ đồng nghiệp có thể nhận được khen thưởng.
  • Phản hồi của khách hàng: Đánh giá xem nhân viên có tạo sự hài lòng cho khách hàng và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng hay không. Những nhân viên có khả năng tương tác tốt với khách hàng và mang lại giá trị cho họ có thể được khen thưởng.

Tiêu chí để đánh giá việc khen thưởng trong quản lý nhân sự

Tiêu chí để đánh giá việc khen thưởng trong quản lý nhân sự

Nguyên tắc khen ngợi nhân viên quan trọng mà nhà quản trị cần ghi nhớ

Bên cạnh những tiêu chí những tiêu chí quan trọng kể trên, khi khen ngợi nhân sự, doanh nghiệp cũng cần ghi nhớ 03 nguyên tắc bao gồm:

  • Nguyên tắc 01: Ban lãnh đạo hay ban quản lý cần khen ngợi sự nỗ lực của nhân viên bên cạnh những kỹ năng của họ.
  • Nguyên tắc 02: Tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng nhất khi khen thưởng nhân sự.
  • Nguyên tắc 03: Bên cạnh lời khen, có thể đan xen linh hoạt giữa khen và phê bình khéo léo để khích lệ sự thay đổi tích cực ở nhân viên.

3 nguyên tắc khen ngợi nhân viên

3 nguyên tắc khen ngợi nhân viên

Hiện nay, ngoài những lời khen, doanh nghiệp có thể áp dụng những hình thức khen thưởng khác, chẳng hạn như việc tặng cho nhân viên các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng để có thể phát triển bản thân. Hệ thống MGE – nơi chuyên cung cấp các dịch vụ về khóa học trực tuyến chính là giải pháp tối ưu đã giúp doanh nghiệp thiết kế các chương trình đào tạo đó. Các bài giảng của MGE trên website hay app di động giúp người dùng dễ dàng theo dõi và có thể học tập mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, hệ thống MGE cũng sẽ tích hợp các tính năng khác như kiểm tra và đánh giá. Điều này giúp nhân viên có thể kiểm soát được tiến độ và chủ động hơn trong quá trình trau dồi bản thân.

Xem thêm: Các cách thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên

Kết

Bài viết trên đã cho ta thấy được lợi ích mà việc khích lệ và khen thưởng cho nhân sự mang lại cũng như tầm quan trọng của nó trong việc quản lý nhân sự của doanh nghiệp hiện nay. Để việc khen thưởng được công tâm, doanh nghiệp cần đánh giá các tiêu chí một cách rõ ràng trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh những lời khen, các khóa học phát triển kiến thức và kỹ năng cũng là cách mà doanh nghiệp khích lệ đội ngũ của mình. Nếu có nhu cầu xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến, MGE chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp bởi sự hiện đại và tiết kiệm chi phí của nó. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc quản lý nhân sự trong tương lai.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi