So sánh phong cách quản lý truyền thống và phong cách quản lý “một phút”

So sánh phong cách quản lý truyền thống và phong cách quản lý “một phút”

Trong xu hướng phát triển không ngừng của thế giới hiện đại, việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả là chìa khóa để quản lý nhân sự thành công. Việc này đóng vai trò then chốt cho thành bại của doanh nghiệp. Hai phong cách quản lý phổ biến là quản lý truyền thống và quản lý một phút hiện đang là phong cách phổ biến nhất. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Cùng MGE khám phá và lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

1. Phong cách quản lý nhân sự truyền thống

Phong cách quản lý truyền thống, còn được gọi là phong cách quản lý tập trung, là một phương pháp quản lý nhân sự tập trung vào việc kiểm soát và giám sát chặt chẽ nhân viên. Phong cách này thường được áp dụng trong các tổ chức có hệ cấp rõ ràng, nơi mà nhà quản lý có quyền lực tối cao và chịu trách nhiệm chính cho việc đưa ra quyết định và ra lệnh cho nhân viên.

Quản trị nhân sự truyền thống mang lại điều gì cho doanh nghiệp

Quản lý nhân sự truyền thống mang lại điều gì cho doanh nghiệp

Đặc điểm chính của phong cách quản lý truyền thống:

  • Tập trung vào kiểm soát: Nhà quản lý theo dõi sát sao công việc của nhân viên, thường xuyên đưa ra hướng dẫn chi tiết và kiểm tra tiến độ.
  • Tập trung vào kết quả: Mục tiêu hàng đầu là hoàn thành mục tiêu đề ra, ít quan tâm đến quá trình thực hiện.
  • Giao tiếp từ trên xuống: Nhà quản lý đưa ra mệnh lệnh và hướng dẫn cho nhân viên, ít có sự trao đổi hai chiều.
  • Quyền lực tập trung: Nhà quản lý có quyền lực tối cao trong việc ra quyết định và chịu trách nhiệm chính cho hoạt động của nhóm.
  • Kỷ luật và tuân thủ: Quy tắc và quy định được đề cao, nhân viên cần tuân thủ chặt chẽ mệnh lệnh của cấp trên.

2. Phong cách quản lý một phút

Phong cách quản lý một phút là một phương pháp quản lý tập trung vào việc trao quyền và tin tưởng nhân viên, giúp họ tự chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Phong cách này được phát triển bởi Kenneth Blanchard và Spencer Johnson trong cuốn sách cùng tên xuất bản năm 1981. Đây là một trong những cuốn sách kinh điển trong ngành quản trị nhân sự mà bạn không thể bỏ qua.

Phong cách quản lý một phút có phải là sự lựa chọn của bạn?

Phong cách quản lý một phút có phải là sự lựa chọn của bạn?

Đặc điểm chính của phong cách:

  • Tập trung vào trao quyền: Nhà quản lý trao quyền cho nhân viên tự quyết định cách thức hoàn thành công việc, tin tưởng vào khả năng và tự chủ của họ.
  • Tập trung vào mục tiêu: Nhà quản lý cùng nhân viên đặt ra mục tiêu chung, rõ ràng và đo lường được.
  • Giao tiếp hai chiều: Nhà quản lý khuyến khích giao tiếp cởi mở, hai chiều giữa bản thân và nhân viên.
  • Kỷ luật tự giác: Nhân viên tự chịu trách nhiệm cho hành động và kết quả công việc của mình.
  • Khen ngợi và động viên: Nhà quản lý thường xuyên khen ngợi thành tích của nhân viên, tạo động lực cho họ phát triển.

3. So sánh các khía cạnh quan trọng trong quản lý nhân sự

Mỗi phong cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, và nó cũng sẽ phụ thuộc và định hướng doanh nghiệp trong tương lai của bạn để đưa ra quyết định lựa chọn. Để biết được đâu là sự lựa chọn dành cho tổ chức của mình, cùng MGE so sánh các khía cạnh quan trọng.

Đúc kết bài học và sự lựa chọn dành cho doanh nghiệp của bạn

Đúc kết bài học và sự lựa chọn dành cho doanh nghiệp của bạn

3.1 Mục tiêu và tầm nhìn trong quản lý nhân sự

Quản lý truyền thống: Tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả với thời gian lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, tầm nhìn mong muốn của tổ chức là nhìn nhận doanh nghiệp như một cỗ máy cần được điều khiển và giám sát chặt chẽ.

Quản lý “Một Phút”: Hướng tới việc phát triển nhân viên và tạo ra một không gian làm việc tích cực và linh hoạt, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Giống như một cộng đồng gồm những cá nhân có tiềm năng và cần được trao quyền và cơ hội để phát triển.

>> Xem thêm: Tổng hợp những mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

3.2 Phương pháp tiếp cận

Quản lý truyền thống: Dựa vào các quy tắc và quy trình nghiêm ngặt, quản lý vi mô và cấu trúc cấp bậc rõ ràng. Giao tiếp và nhận thông tin từ trên xuống, nhà quản lý đưa ra mệnh lệnh và hướng dẫn cho nhân viên, nhân viên cần thực hiện đúng với những mong muốn của cấp trên. Thế nên, quyền lực tập trung vào tay nhà quản lý, nhân viên có thể bị hạn chế tiếng nói. Đánh giá kết quả làm việc dựa trên việc tập trung vào kết quả và sai sót của nhân viên. Đa số sẽ sử dụng hình thức kỷ luật để đảm bảo nhân viên tuân thủ luật lệ và quy định, nếu xảy ra sai phạm sẽ bị khiển trách và phê bình với toàn thể công ty.

Quản lý Một Phút: Giao tiếp hai chiều là điều nhất định phải có, luôn khuyến khích nhân viên trao đổi cởi mở với quản lý. Trao quyền cho nhân viên tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho công việc của mình, đặc biệt đối với nhân sự trẻ là GenZ thì điều này hết sức cần thiết. Tập trung vào đánh giá quá trình, nỗ lực và thành tích của nhân viên. Khuyến khích kỷ luật tự giác và đề cao tính tự lập để tạo dựng văn hóa tin tưởng.

3.3 Hiệu quả và ứng dụng

Quản lý truyền thống: Phù hợp với các tổ chức lớn, có hệ cấp rõ ràng, quy mô nhỏ hoặc vừa, môi trường cần sự ổn định. Có thể kể đến như các công ty sản xuất, Client, công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa cao,….

Quản lý Một Phút: Hiệu quả đạt được khi trong việc thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và gắn bó của nhân viên, nên thường phù hợp cho mục tiêu dài hạn. Thích hợp với các tổ chức muốn tạo dựng không gian làm việc sáng tạo, linh hoạt, thu hút và giữ chân nhân tài trẻ. Ví dụ như các công ty có tính chất công việc thay đổi liên tục: Agency Creative, công ty truyền thông, công ty sự kiện,…

Như vậy, ta có thể thấy dù là phong cách quản lý nhân sự nào, cũng cần một người quản lý linh hoạt và khéo léo. Lựa chọn nào phù hợp với bạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau dựa trên tình hình thực tế, áp dụng đúng đắn phong cách là một thành công trong bước đầu quản lý nhân sự thành công.

>> Xem thêm: Gợi ý cách quản lý nhân sự đa thế hệ hiệu quả cho doanh nghiệp

4. Bí quyết tạo môi trường làm việc hiệu quả

4.1 Kết hợp cả hai phong cách quản lý nhân sự

Thay vì bó buộc vào một phong cách quản lý duy nhất, doanh nghiệp nên linh hoạt kết hợp những điểm mạnh từ cả hai phương pháp truyền thống và Một Phút để tạo dựng không gian làm việc hiệu quả và phù hợp nhất với thực tế của mình.

Cấu trúc và quy trình rõ ràng từ phong cách quản lý truyền thống sẽ mang đến sự ổn định, đảm bảo tiến độ công việc và tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động của tổ chức. Kết hợp với phản hồi và khen ngợi thường xuyên từ phong cách quản lý Một Phút sẽ khơi dậy động lực, khuyến khích sáng tạo và gắn kết nhân viên.

Bí quyết để có không gian làm việc phù hợp với tổ chức của bạn

Bí quyết để có không gian làm việc phù hợp với tổ chức của bạn

4.2 Tập trung vào sự phát triển cá nhân và đội nhóm

Đầu tư vào phát triển cá nhân và đội nhóm là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên. Bằng cách đầu tư vào phát triển cá nhân và đội nhóm, doanh nghiệp có thể tạo dựng không gian hiệu quả, thu hút và giữ chân nhân tài, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh và gặt hái thành công trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc phát triển cá nhân và đội nhóm là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết lâu dài từ cả doanh nghiệp và nhân viên. Doanh nghiệp cần lưu ý để tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi, khuyến khích học hỏi và phát triển, đồng thời đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển hiệu quả để giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.

>> Xem thêm: 8 cách quản lý nhân sự nâng cao hiệu quả làm việc nhóm

4.3 Khuyến khích giao tiếp mở và trung thực

Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng mềm quan trọng mà mọi cấp quản lý và nhân viên cần trau dồi. Cũng có thể nói, giao tiếp đóng vai trò then chốt trong mọi phong cách quản lý, là chìa khóa để giải quyết vấn đề, xây dựng niềm tin và củng cố, dựng mối quan hệ làm việc tích cực, cởi mở. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng giao tiếp để giúp nhân viên nâng cao khả năng giao tiếp, từ đó tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy thành công chung.

>> Xem thêm: 10 cách để cải thiện giao tiếp nội bộ tại nơi làm việc

4.4 Đánh giá và điều chỉnh liên tục

Để đảm bảo hiệu quả của các phương pháp quản lý nhân sự, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá thường xuyên và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết. Mỗi tổ chức có đặc điểm riêng, với môi trường làm việc và nhu cầu của nhân viên khác nhau. Do đó, việc áp dụng một cách linh hoạt các phong cách quản lý sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc và phù hợp với thực tế của từng doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá hiệu quả thường xuyên và điều chỉnh linh hoạt, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả quản lý, tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy sự thành công của tổ chức.

5. Kết luận

Phong cách quản lý truyền thống và phong cách quản lý Một Phút đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn và kết hợp các yếu tố tích cực từ cả hai phong cách có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo. Bằng cách tập trung vào sự phát triển cá nhân, khuyến khích giao tiếp mở và đánh giá liên tục, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng và quản lý nhân sự hiệu quả, tạo một đội ngũ nhân viên hạnh phúc và năng động, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.

MGE là một hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đào tạo, truyền thông nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các nhà quản lý có thể áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với văn hoá và mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, tạo động lực cho nhân viên và xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. MGE không chỉ nâng cao năng suất cá nhân mà còn góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động cho toàn doanh nghiệp. Hãy liên hệ với MGE để được tư vấn thêm nhé!

Về tác giả

Tường Vi

Liên hệ với chúng tôi