Để nhân tài gắn bó lâu dài với tổ chức là một trong những vấn đề nan giải đối với không ít chủ doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, với số lượng các công ty phát triển nhanh chóng, nhân viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn để lựa chọn, và từ đó, họ có xu hướng đổi sang một môi trường mới nếu như công ty cũ không đáp ứng nguyện vọng của họ. Những nguyện vọng đó có thể là về lương thưởng xứng đáng, hay mong muốn có chương trình đào tạo nhân sự phù hợp. Vậy làm thế nào để giữ chân những nhân viên có năng lực? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thực trạng về giữ chân những nhân viên hiện nay
Có một vấn đề “nhức nhối” của doanh nghiệp hiện nay là: Làm cách nào để giữ chân những nhân viên tiềm năng? Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản lý cần dự đoán tình trạng thiếu hụt tài năng trong tương lai và tình trạng thiếu hụt nhân viên có chuyên môn cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh. Xây dựng chiến lược duy trì nhân viên đúng đắn là nền tảng giúp các công ty vượt qua những thách thức này dễ dàng hơn, ngay trong thời kỳ khủng hoảng và trong thời điểm bình thường. Theo khảo sát của SHRM, 47% chuyên gia nhân sự cho biết những tổn thất của công ty khi nhân viên thôi việc bao gồm:
- Tổn thất về doanh thu.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc chung.
- Việc giữ chân những nhân tài ngày càng trở nên khó khăn khi số lượng nhân viên lành nghề ngày càng giảm.
>>> Tham khảo thêm: Làm sao để thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết cho những nhân viên lâu năm?
Bí quyết để giúp nhân viên gắn bó lâu dài với công ty
1. Người quản lý nên thể hiện được sự kỳ vọng với nhân viên
Để “giữ chân” những nhân viên giỏi thì ban quản lý phải biết khéo léo khơi gợi sự kỳ vọng của mình đối với nhân viên đó, lúc này nhân viên sẽ cảm thấy được tin tưởng và có trách nhiệm hơn trong công việc. Còn trường hợp sếp luôn tỏ thái độ thất vọng hay ít giao tiếp, không bộc lộ suy nghĩ của mình, sẽ khiến nhân viên dần chán nản và bỏ cuộc, dù trước đó nhân viên đã cố gắng làm tốt công việc rất nhiều.
2. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn kết
Một môi trường làm việc khiến mọi người cảm thấy gần gũi sẽ khuyến khích nhân viên ở lại. Phong cách thiết kế văn phòng cũng ảnh hưởng đến văn hoá nơi công sở. Hiện nay, không gian làm việc mở đang trở nên phổ biến. Với phong cách này, nhân viên có thể trao đổi công việc thuận tiện, tăng gắn kết nội bộ một cách đáng kể, thay vì mỗi bộ phận là một phòng kín.
Các tiện nghi văn phòng tuyệt vời như máy pha cà phê và đồ ăn nhẹ miễn phí, phòng tập Yoga hoặc bàn Bida cũng làm tăng động lực cho nhân viên đến cơ quan. Hơn nữa, những buổi tiệc sinh nhật, tiệc khen thưởng cho các dự án thành công, và các hoạt động teambuilding cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
3. Tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện năng lực tại nơi làm việc
Theo tháp nhu cầu của Maslow, mỗi cá nhân đều có nguyện vọng được thể hiện bản thân. Tại nơi làm việc, nhân viên cũng cần được thể hiện năng lực của mình thông qua những dự án hoặc các đầu công việc hàng ngày. Điều ban quản lý cần làm chính là tạo điều kiện hết mức có thể để họ chứng minh tài năng. Bạn có thể làm điều này bằng cách tìm hiểu nguyện vọng, thế mạnh của từng cá nhân và giao cho họ công việc phù hợp. Thay vì ngăn cản hoặc bác bỏ, hãy để nhân viên đề xuất ý kiến và thực hiện điều đó.
4. Đãi ngộ xứng đáng với năng lực của lực lượng lao động
5. Ưu tiên cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Đối với nhân viên, cân bằng giữa công việc và cuộc sống quan trọng hơn bao giờ hết. Ban quản lý nên hiểu rằng ai cũng có cuộc sống riêng của họ. Nếu bạn giao quá nhiều công việc với deadline khắc nghiệt, hoặc thường xuyên bắt nhân viên làm việc ngoài giờ, chắc chắn họ sẽ tìm kiếm một công việc khác tốt hơn.
Dù biết rằng tính chất công việc nhiều và bạn mong muốn nhân viên phải chấp nhận và đáp ứng điều đó, nhưng một ngày chỉ có 24h và nhân viên không chỉ có công việc mà còn có những mối bận tâm riêng, dẫn đến bị kiệt sức. Để tránh tình trạng quá tải công việc của đôi bên, bạn nên lập kế hoạch tuyển dụng hiệu quả để thu hút thêm nhân sự vào công ty, san sẻ công việc với những nhân viên hiện tại. Ngoài ra, bạn có thể phân bổ nhân sự hợp lý cho từng dự án, dự án nào thiếu người thì luân chuyển nhân viên khác qua để hỗ trợ.
6. Không nên “hứa suông”
Một người sếp có trách nhiệm sẽ không “hứa suông”. Muốn “giữ chân” những nhân tài, nhà quản lý không chỉ dừng lại ở những cuộc thương lượng, bàn bạc suông, mà phải xây dựng kế hoạch thực tiễn nhằm phát triển công ty dài hạn. Ban quản lý cần nói rõ vai trò của những nhân viên giỏi tác động đến hoạt động toàn hệ thống của cả doanh nghiệp như thế nào. Và nhân viên cũng cần biết họ sẽ đạt được gì sau công sức mà họ bỏ ra.
7. Có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Đằng sau những kế hoạch dài hạn của công ty mà ban lãnh đạo truyền đạt, một nhân viên giỏi và trung thành cần biết con đường thăng tiến của họ trong tương lai như thế nào. Họ không thể ở mãi một vị trí được. Những nhân viên có năng lực luôn có tố chất cầu tiến. Do đó, bạn nên lập ra lộ trình phát triển cho từng nhân viên, hoặc từng bộ phận. Điều này sẽ thúc đẩy động lực đi làm của họ, từ đó nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.
8. Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự phù hợp
Các chương trình đào tạo nhân sự mang lại nhiều lợi ích. Chương trình không chỉ nâng cao hiệu suất làm việc, thúc đẩy năng suất của nhân viên, mà từ đó còn giảm bớt sự thay đổi nhân sự và cải thiện văn hóa doanh nghiệp. Để làm được điều này, ban quản lý cần lập ra một kế hoạch cụ thể cho chương trình, bao gồm:
- Mục tiêu đào tạo mà lãnh đạo muốn đạt được
- Số lượng nhân sự tham gia vào chương trình
- Phương pháp đào tạo nhân sự nào phù hợp: đào tạo online hay offline?
- Nội dung các khoá học nên thiết kế như thế nào…
Nhận thấy nhu cầu đào tạo ngày càng tăng của doanh nghiệp, hệ thống MGE được phát triển bởi đội ngũ MangoAds được tích hợp những tính năng tuyệt vời. Với MGE, các công ty có thể yên tâm rằng họ đang cung cấp đào tạo hiệu quả, phù hợp cho cả nhân viên mới và nhân viên lâu năm. Với nền tảng đào tạo nhân sự trực tuyến MGE, bạn có thể:
- Đồng bộ hóa các chương trình đào tạo: MGE cho phép các công ty dễ dàng đồng bộ hóa các chương trình đào tạo trực tuyến cho tất cả nhân viên trên các chi nhánh khác nhau.
- Xây dựng khoá học trực quan và bài kiểm tra: MGE được thiết kế với giao diện thân thiện với người dùng, cho phép các công ty dễ dàng tạo khóa học chỉ với một vài thao tác kéo và thả đơn giản, và các bài giảng có thể thiết kế sinh động bằng hình ảnh, video, biểu đồ,… Ngoài ra, MGE còn tích hợp chức năng tạo bài kiểm tra và chấm điểm tự động để đánh giá khả năng tiếp thu của từng nhân viên.
- Tự thiết kế và xây dựng training path cho nhân viên.
- Chia sẻ công khai những khóa học miễn phí cho cộng đồng dưới dạng open source.
- Cá nhân hoá nền tảng của mình bằng thiết kế giao diện theo nhận diện thương hiệu của công ty.
>>> Tham khảo: Lợi ích to lớn của việc đào tạo và phát triển nhân lực cho doanh nghiệp
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã nêu ra được thực trạng của việc giữ chân những nhân tài hiện nay, cũng như giới thiệu cho bạn những điều cần làm để lực lượng lao động mong muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Hy vọng với bài viết này, doanh nghiệp của bạn sẽ tìm ra được hướng đi đúng đắn để giữ chân nhân tài, tăng hiệu suất làm việc và tăng trưởng lợi nhuận một cách đáng kể. Nếu bạn có mong muốn xây dựng một hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến, hãy liên hệ với MGE để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
Giới thiệu hệ thống MGE