“Moonlighting Employee” và câu chuyện nhân viên làm thêm ngoài giờ: Lợi hay hại?

“Moonlighting Employee” và câu chuyện nhân viên làm thêm ngoài giờ: Lợi hay hại?

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng biến đổi, khái niệm “Moonlighting Employee” đang trở thành một xu hướng. Sự phổ biến của xu hướng này mang đến nhiều thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với bộ phận nhân sự. Việc hiểu rõ về Moonlighting và những tác động của nó là vô cùng quan trọng để có thể đưa ra những chiến lược quản lý nhân lực hiệu quả.

“Moonlighting Employee” là gì?

“Moonlighting Employee” là những người làm thêm một công việc khác bên cạnh công việc chính thức của họ. Thuật ngữ này xuất phát từ hành động họ làm thêm việc vào buổi tối, khi ánh trăng lên, để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm việc hành chính từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Khái niệm Moonlighting Employee

Khái niệm Moonlighting Employee

Trong đó, xu hướng “Moonlighting Employee” ngày càng phổ biến do nhiều lý do khác nhau gồm:

  • Tăng thu nhập: Đây là động lực chính của đa số nhân viên đi làm thêm. Họ tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung để trang trải chi phí sinh hoạt, thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân và chăm lo cho gia đình.
  • Theo đuổi đam mê: Nhiều người có những sở thích, đam mê ngoài công việc chính. Làm thêm giúp họ thỏa mãn những đam mê này, đồng thời vận dụng kỹ năng và kiến thức của mình để tạo ra giá trị trong một lĩnh vực bản thân yêu thích. .
  • Phát triển kỹ năng: Xu hướng “Moonlighting Employee” tạo cơ hội để nhân viên học hỏi. Việc làm thêm đa dạng giúp nhân viên tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc, phong cách làm việc và văn hóa doanh nghiệp khác nhau, từ đó tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp.

Những lưu ý cần quan tâm về xu hướng “Moonlighting Employee”

Sự phát triển của xu hướng “Moonlighting Employee” hay nhân viên làm thêm không chỉ là một hiện tượng nhất thời mà còn có thể tác động đáng kể đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, phòng nhân sự HR cần đặc biệt chú trọng đến xu hướng này. Trong đó, phòng nhân sự nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Cập nhật chính sách thời gian làm việc: Để ứng biến với xu hướng “Moonlighting Employee”, việc đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện là cập nhật và hoàn thiện hệ thống chính sách của công ty. Trong đó, các vấn đề liên quan đến quản lý thời gian cần đảm bảo việc làm thêm không được ảnh hưởng đến hiệu suất, thời gian làm việc chính thức. Cần có chính sách quy định cụ thể về số giờ làm thêm tối đa mỗi tuần, yêu cầu nhân viên thông báo trước về lịch trình làm thêm để đảm bảo công việc chính không bị ảnh hưởng.

Phòng nhân sự cần lưu ý cân bằng giữa lợi ích công ty và nhân viên đối với xu hướng "Moonlighting Employee"

Phòng nhân sự cần lưu ý cân bằng giữa lợi ích công ty và nhân viên đối với xu hướng “Moonlighting Employee”

  • Bảo mật thông tin nội bộ: Bảo mật thông tin nội bộ là một trong những lưu ý hàng đầu khi nhân viên làm thêm ngoài. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp gồm:
    • Nâng cao nhận thức: Tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo thường xuyên để giải thích cho nhân viên về tầm quan trọng của bảo mật thông tin, các hình thức rò rỉ thông tin và hậu quả của việc vi phạm. Chia sẻ các trường hợp thực tế về việc rò rỉ thông tin đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp, và các biện pháp xử phạt nếu sai phạm cũng là một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức.
    • Kiểm soát quyền truy cập: Sử dụng các công cụ và phần mềm để hạn chế truy cập vào thông tin nội bộ, chỉ dành cho những người có liên quan. Áp dụng các biện pháp như mật khẩu mạnh, xác thực hai yếu tố và phân quyền truy cập để đảm bảo an toàn thông tin.
    • Giám sát chặt chẽ: Sử dụng các phần mềm giám sát hoạt động trực tuyến, kiểm tra email và các giao tiếp khác của nhân viên để phát hiện sớm các dấu hiệu rò rỉ thông tin. Việc giám sát cần được thực hiện một cách minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật về quyền riêng tư.

Cần bảo mật thông tin để hạn chế rủi ro của việc rò rỉ nguồn tin nội bộ ở chỗ nhân viên làm thêm

Cần bảo mật thông tin để hạn chế rủi ro của việc rò rỉ nguồn tin nội bộ ở chỗ nhân viên làm thêm

>>> Xem thêm: Bí quyết cải thiện hiệu suất làm việc – Work Life Fit

4 chiến lược quản lý nhân lực, hỗ trợ nhân viên “Moonlighting Employee”

Để quản lý và hỗ trợ hiệu quả nhân viên “Moonlighting Employee”, bộ phận nhân sự HR cần triển khai các biện pháp và chính sách phù hợp. Dưới đây là các chiến lược quản lý nhân lực nên lưu tâm kèm theo các hoạt động cụ thể để áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.

Tạo môi trường giao tiếp cởi mở

Để hiểu rõ lý do và nhu cầu của nhân viên khi làm thêm, tạo một môi trường làm việc cởi mở là chiến lược quản lý nhân lực cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những hỗ trợ phù hợp, đồng thời xây dựng niềm tin và sự gắn kết với nhân viên.

Tạo môi trường cởi mở là chiến lược quản lý nhân lực tốt đối với xu hướng “Moonlighting Employee”

Tạo môi trường cởi mở là chiến lược quản lý nhân lực tốt đối với xu hướng “Moonlighting Employee”

Hai hoạt động đề xuất chính gồm:

  • Tổ chức các buổi trao đổi: Định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ thân mật như “cà phê trò chuyện” hoặc “happy hour” giữa HR và nhân viên. Đây là chiến lược quản lý nhân lực để hai bên trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc và xây dựng niềm tin. HR có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi mở để khuyến khích nhân viên chia sẻ về công việc phụ, đồng thời lắng nghe những khó khăn và mong muốn của họ.
  • Khảo sát ý kiến: Thường xuyên thực hiện khảo sát ẩn danh để nắm bắt suy nghĩ và nguyện vọng của nhân viên về vấn đề công việc phụ. Khảo sát có thể bao gồm các câu hỏi về lý do làm thêm, loại công việc phụ, thời gian làm việc và mức độ ảnh hưởng đến công việc chính. Dựa trên kết quả khảo sát, HR có thể điều chỉnh chính sách và đưa ra những hỗ trợ phù hợp hơn cho chiến lược quản lý nhân lực.

Đầu tư vào phát triển nhân viên

Khi nhân viên cảm thấy được đầu tư và có cơ hội phát triển, họ sẽ có động lực cống hiến hết mình cho công việc chính. Việc nâng cao năng lực cũng giúp họ tự tin hơn khi đảm nhận công việc phụ, từ đó cân bằng tốt hơn giữa hai công việc.

Đầu tư vào phát triển nhân sự giúp giữ chân nhân viên và tăng khả năng mong muốn đóng góp của họ vào công ty

Đầu tư vào phát triển nhân sự giúp giữ chân nhân viên và tăng khả năng mong muốn đóng góp của họ vào công ty

Một số hoạt động đề xuất gồm:

  • Nâng cao năng lực: Xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển bản thân. HR có thể tổ chức các khóa học nội bộ, mời các chuyên gia bên ngoài giảng dạy, hoặc tài trợ cho nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài.
  • Chương trình cố vấn: Kết nối nhân viên với các chuyên gia, quản lý giàu kinh nghiệm trong công ty để được hướng dẫn, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm. Chương trình cố vấn có thể được thiết kế theo hình thức 1-1 hoặc nhóm nhỏ, với các buổi gặp gỡ định kỳ hoặc theo nhu cầu.

Xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn

Một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển, sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu làm thêm để tăng thu nhập. Đồng thời, điều này cũng giúp thu hút và giữ chân nhân tài trong chiến lược quản lý nhân lực.

Chiến lược quản lý nhân lực xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn

Chiến lược quản lý nhân lực xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn

Một số hoạt động đề xuất gồm:

  • Đẩy mạnh chế độ đãi ngộ cạnh tranh: Đảm bảo mức lương, thưởng và phúc lợi hấp dẫn, tương xứng với năng lực và đóng góp của nhân viên. HR cần thường xuyên khảo sát thị trường để cập nhật mức lương cạnh tranh, đồng thời xây dựng hệ thống thưởng công bằng và minh bạch.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực: Tạo dựng môi trường làm việc tôn trọng, công bằng, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của mỗi cá nhân. HR có thể tổ chức các hoạt động team building, các sự kiện văn hóa, thể thao để tăng cường tinh thần đoàn kết và gắn bó.

Chính sách làm việc linh hoạt

Chính sách làm việc linh hoạt giúp nhân viên chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian, từ đó cân bằng tốt hơn giữa công việc chính và công việc phụ.

Chính sách làm việc linh hoạt không gian và giờ giấc hỗ trợ nhân viên Moonlighting Employee cân bằng công việc và cuộc sống

Chính sách làm việc linh hoạt không gian và giờ giấc hỗ trợ nhân viên “Moonlighting Employee” cân bằng công việc và cuộc sống

Một số hoạt động đề xuất gồm:

  • Làm việc từ xa: Cho phép nhân viên làm việc từ xa một phần hoặc toàn thời gian, tùy thuộc vào tính chất công việc và thỏa thuận giữa hai bên. HR cần cung cấp các công cụ và hỗ trợ cần thiết để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả, như phần mềm quản lý công việc, ứng dụng họp trực tuyến, v.v.
  • Giờ làm việc linh hoạt: Cho phép nhân viên lựa chọn khung giờ làm việc phù hợp với lịch trình cá nhân, miễn là đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và chất lượng. HR có thể áp dụng các mô hình giờ làm việc linh hoạt như flextime (lựa chọn giờ bắt đầu và kết thúc làm việc phù hợp với nhu cầu cá nhân của nhân viên) hoặc compressed workweek (tuần làm việc rút ngắn, thay vì làm 5 ngày/tuần thì có thể rút ngắn thành 4 ngày/tuần hoặc 3 ngày/tuần, miễn đảm bảo chất lượng công việc).

Như vậy, việc có chiến lược quản lý nhân lực hiệu quả xu hướng “Moonlighting Employee” là rất quan trọng tại mỗi doanh nghiệp. Trong đó, các hoạt động truyền thông nội bộ để những nhân viên này nhận thức được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với xu hướng này là điều cần thiết. Hiện nay, các kênh truyền thông nội bộ thực hiện điều này rất đa dạng, trong số đó phải kể đến hệ thống MGE. MGE là nơi cung cấp thông tin, nâng cao văn hóa chia sẻ, giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các tổ chức có thể dễ dàng quản lý và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên phát triển hơn mỗi ngày, củng cố mối liên kết trong tổ chức, xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và hiệu quả. MGE là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích nghi linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại.

>>> Xem thêm: Bạn có mắc phải 3 lỗi sai kinh điển trong quản lý nhân sự?

Kết luận

Bài viết trên không chỉ phân tích rõ khái niệm và nguyên nhân của xu hướng “Moonlighting Employee” mà còn nhấn mạnh vai trò của HR trong việc thiết lập các chiến lược quản lý nhân lực hiệu quả với xu hướng này. Bằng cách áp dụng các giải pháp linh hoạt và chính sách phù hợp, doanh nghiệp có thể biến thách thức thành cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của cả nhân viên và tổ chức.

>>> Xem thêm: Phương pháp Master List giúp bạn quản lý công việc cá nhân hiệu quả

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi