9 cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý không thể bỏ qua

9 cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý không thể bỏ qua

Người quản lý đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu cách tạo động lực cho nhân viên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn bó và hiệu quả làm việc của họ. Bằng sự quan tâm và công nhận, quản lý có thể khơi dậy cảm giác được đánh giá cao, từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực và sự cống hiến hết mình của nhân viên. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế, nhưng thành quả đạt được sẽ là một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, gắn bó và sẵn sàng đồng hành cùng công ty trên con đường phát triển. Bài viết dưới đây hãy cùng MGE tìm hiểu về vấn đề này!

Tâm trạng của người quản lý ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nhân viên như thế nào?

Nếu người quản lý đến nơi làm việc với tâm trạng cau có, “giận cá chém thớt”, những nhân viên trong văn phòng đều sẽ cảm nhận được và có xu hướng tránh xa. Những ấn tượng khởi đầu 1 ngày làm việc mới của nhân viên về bạn sẽ có tác động to lớn đến động lực và tinh thần tích cực của họ. Vì thế, bạn cần điều chỉnh tâm trạng, mỉm cười, bước đi đĩnh đạc và tự tin ở nơi làm việc. Đừng quên chào hỏi mọi người trong văn phòng và chia sẻ các mục tiêu và kỳ vọng trong ngày. Hãy cho nhân viên biết rằng hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời để tạo động lực cho nhân viên làm việc.

Cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý nên biết!

Sử dụng những từ ngữ tích cực để động viên nhân viên

Những từ ngữ mang tính khích lệ cao luôn là cách tạo động lực cho nhân viên yêu thích công việc hơn. Bạn có thể thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên bằng những tin nhắn đơn giản nhưng có ý nghĩa tích cực để cho thấy sự coi trọng với nhân viên. 

Đặt mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng 

Nhiều quản lý cho rằng họ đã nêu rõ mục tiêu công việc, những con số cần thiết, thời hạn và yêu cầu báo cáo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công việc, nhiều mục tiêu và kỳ vọng bị điều chỉnh khiến nhân viên loay hoay nên theo mục tiêu và kỳ vọng ban đầu hay không. Để tránh tình trạng này, khi có bất cứ điều chỉnh gì liên quan đến mục tiêu công việc của phòng ban, người quản lý cần tổ chức cuộc họp với nội bộ và đưa ra vấn đề rồi cùng nhau thảo luận tìm hướng giải quyết. Khi vấn đề được đưa ra thảo luận sẽ tạo sự đồng thuận, thấu hiểu từ cả 2 phía nhân viên và người lãnh đạo. 

Đặt mục tiêu rõ ràng cho các dự án là một trong những kiến thức quản trị nhân sự hữu ích mà các nhà quản lý cần biết

Đặt mục tiêu rõ ràng cho các dự án là một trong những kiến thức quản trị nhân sự hữu ích mà các nhà quản lý cần biết

Vậy nên hãy đảm bảo nhân viên hình dung rõ ràng yêu cầu của lãnh đạo, chia sẻ mục tiêu và lý do thực hiện nhiệm vụ hoặc dự án một cách minh bạch. Trong môi trường sản xuất, đừng chỉ nhấn mạnh vào những con số nếu bạn muốn một sản phẩm chất lượng được hoàn thành nhanh chóng. Nếu bạn phải thực hiện thay đổi giữa chừng khi thực hiện một nhiệm vụ hoặc một dự án, hãy cho nhân viên biết lý do tại sao cần phải thay đổi; nói với họ tất cả những gì bạn biết.

Thường xuyên phản hồi về công việc là cách tạo động lực cho nhân viên

Hầu hết nhân viên đều muốn biết khi nào họ đã hoàn thành tốt một dự án và đâu là những điểm họ cần cải thiện trong những lần tiếp theo. Hãy lên lịch hằng ngày hoặc tuần để trao đổi về công việc. Tích cực phản hồi về công việc là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên.

Khen thưởng phân minh

Cùng với những phản hồi thường xuyên, nhân viên cần phần thưởng và sự công nhận cho những đóng góp tích cực. Ví dụ như phần thưởng sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ  bằng tin nhắn hay món quà nhỏ cho kết quả đạt thành tích tốt hơn mong đợi.

Khen thưởng là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên làm việc

Khen thưởng là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên làm việc

Mặt khác, nhân viên cần một hệ thống kỷ luật khi họ không làm việc hiệu quả nhằm thúc đẩy động lực và tinh thần của nhân viên. Như vậy so với việc thưởng phạt qua loa và thiếu nhất quán sẽ tốt hơn rất nhiều.

Kỷ luật trong công việc

Các nhà quản lý thưởng hỏi rằng “Làm cách nào để tạo động lực cho nhân viên?” Nhưng thay vào đó, hãy hỏi: “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc trong đó mỗi cá nhân đều nhận được hỗ trợ cần thiết để hoàn thành mục tiêu công việc?”

Thực ra các quản lý biết mình nên và cần làm gì, bạn chỉ không tuân thủ một cách nhất quán, có kỷ luật để thúc đẩy tạo động lực cho nhân viên dưới quyền.

Tìm hiểu và áp dụng ý tưởng tạo động lực

Bạn có thể tham gia khóa học từ các tư vấn viên có kinh nghiệm nhiều năm, một trường đại học để tìm hiểu thêm về cách tạo động lực cho nhân viên. Khả năng học hỏi liên tục sẽ giúp bạn tiến bước trong sự nghiệp của mình. Một người quản lý tốt cần có một số kỹ năng cơ bản sau để truyền tải động lực cho nhân viên:

  • Nhận xét, phản hồi
  • Khen ngợi và công nhận,
  • Đưa ra kỷ luật tiến bộ phù hợp,
  • Hướng dẫn nhân viên,
  • Phỏng vấn và thuê nhân viên cấp trên,
  • Giao nhiệm vụ và dự án,
  • Lắng nghe tích cực và sâu sắc ,
  • Đánh giá hiệu suất,
  • Thuyết trình,
  • Quản lý thời gian,
  • Lên kế hoạch và quy trình thực hiện dự án,
  • Giải quyết vấn đề và theo dõi để cải tiến liên tục,
  • Đưa ra quyết định,
  • Quản lý cuộc họp

Những kỹ năng cơ bản trên của người quản lý đều góp phần thúc đẩy động lực của nhân viên. Khi cảm thấy thoải mái và tự tin về những năng lực làm việc, bạn càng có nhiều thời gian, năng lượng và khả năng để tạo ra một môi trường làm việc đầy động lực cho nhân viên.

Thời gian tạo động lực cho nhân viên

Nếu được hãy thử dành thời gian để quan tâm đến nhân viên, ví dụ như 1 giờ mỗi ngày, mỗi tuần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một nhân tố chính của động lực làm việc là dành thời gian tương tác tích cực với cấp quản lý.

Lên lịch các cuộc họp định kỳ để cải thiện hiệu suất hàng quý trên lịch công khai để mọi người có thể chia sẻ những hiểu biết, mong muốn hay nguyện vọng của mình.

Tập trung vào sự phát triển con người

Hầu hết mọi người đều muốn học hỏi và phát triển các kỹ năng chuyên môn trong quá trình làm việc. Mọi nhân viên đánh giá cao sự giúp đỡ của người quản lý giúp họ có kỹ năng tốt hơn.

Training các kỹ năng cần thiết sẽ giúp nhân viên nâng cao các kỹ năng trong công việc

Training các kỹ năng cần thiết sẽ giúp nhân viên nâng cao các kỹ năng trong công việc

Khuyến khích thử nghiệm và chấp nhận rủi ro hợp lý để phát triển kỹ năng của nhân viên như: hiểu về tính cách của mỗi nhân viên, động lực thúc đẩy, mục tiêu nghề nghiệp nào và đang hướng tới để đạt được. Lập kế hoạch phát triển hiệu suất với từng người và đảm bảo rằng bạn giúp họ thực hiện kế hoạch. Ngày nay với sự phát triển của các nền tảng đào tạo trực tuyến như MGE, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện mục tiêu phát triển năng lực của đội ngũ nhân sự. Dựa trên những đánh giá ban đầu về năng lực, khoảng trống kiến thức, người quản lý có thể lên khung đào tạo hợp lý cho nhân viên của mình

Giao tiếp để chia sẻ mục tiêu và cơ hội

Các nhân viên cũng muốn biết hơn về mục tiêu và phương hướng hoạt động của team mà người quản lý đang hướng tới. Hãy giao tiếp bằng cách tổ chức các cuộc họp thường xuyên để chia sẻ thông tin, thu thập ý tưởng cải tiến và lập thêm các chính sách mới. Tổ chức các nhóm tập trung để thu thập ý kiến ​​đóng góp trước khi thực hiện các chính sách ảnh hưởng đến nhân viên. Thúc đẩy các nhóm giải quyết vấn đề và cải tiến quy trình làm việc tại công sở.

Trên hết, để lãnh đạo hiệu quả một nhóm làm việc, phòng ban hoặc đơn vị, bạn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, hành động của những người bạn lãnh đạo, đồng thời hoàn thành các mục tiêu của bạn.

>>> 10 cách để cải thiện giao tiếp nội bộ tại nơi làm việc

Nếu bạn không hài lòng với trình độ của những người bạn đang tuyển dụng, đó là trách nhiệm của ai? Nếu bạn không hài lòng về khóa đào tạo chuyên môn cho nhóm làm việc, thì đó là trách nhiệm của ai? Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi công việc, lịch trình và hướng đi của mình, đó là trách nhiệm của ai?

Nếu bạn dám đứng mũi chịu sào, mọi người sẽ tôn trọng bạn và làm theo bạn. Bạn đang tạo ra một môi trường làm việc, trong đó mọi người sẽ chọn động lực và bạn chính là đầu cầu.

Trên đây là những cách tạo động lực cho nhân viên mà MGE tổng hợp được, chúc các nhà quản lý thành công trong việc xây dựng môi trường động lực cho nhân viên. MGE là nền tảng đào tạo trực tuyến bao gồm web, app và blog kiến thức. Với MGE doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện hiệu suất làm việc thông qua đồng bộ hóa chất lượng đội ngũ nhân sự. Các quản lý có thể theo dõi tiến độ học tập, đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức mới từ đó có điều chỉnh nội dung giảng dạy hoặc cất nhắc nhân viên lên các vị trí phù hợp với năng lực của họ. Để tìm hiểu thêm về MGE cũng như những kiến thức quản trị nhân sự hữu ích, liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

>>> Kiến thức quản trị nhân sự: Làm sao để tăng năng suất cho nhân viên mà không bị quá tải?

>>> 5 thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi