Xây dựng văn hóa tổ chức đã và đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều khái niệm hay lý thuyết về tổ chức kinh doanh ra đời là kết quả của việc nghiên cứu nhằm tạo dựng một bản sắc doanh nghiệp vững chắc. Trong số đó, DEI đã phát triển và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn làm mục tiêu hướng đến xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Thế nên, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về xu hướng các loại hình doanh nghiệp phù hợp cũng như tìm hiểu xem lợi ích từ DEI là gì. Hãy cùng theo dõi tiếp các nội dung dưới đây nhé!
Xu hướng DEI
DEI là viết tắt của các chữ cái đầu tiên của những từ Diversity – Equity – Inclusion, đây là một các tiếp cận giúp thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng công việc và hòa nhập môi trường trong một doanh nghiệp cụ thể. Thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu và đang là hiện tượng trong những năm gần đây khi thế hệ đầu GenZ dần bước vào thị trường lao động. Đối với lực lượng lao động trẻ này, việc doanh nghiệp coi trọng các vấn đề xã hội, tôn trọng những khác biệt và tạo điều kiện hòa nhập sẽ được đánh giá rất cao.
Dựa trên các tác động từ những thay đổi trong Đại dịch Covid và hậu đại dịch, quy trình làm việc tại các tổ chức cũng phần nào bị ảnh hưởng khi nhiều vấn đề cả mới và cũ đều trở nên nổi trội trở lại. Các vấn đề đó chính là sự phổ biến mô hình làm việc từ xa, đảm bảo bình đẳng giới, sức khỏe tinh thần nhân viên và tự lập công việc,… khiến văn hóa doanh nghiệp bị lung lay nghiêm trọng và có nguy cơ suy yếu đi. Lúc này, DEI trở thành một “phao cứu sinh” giúp hàn gắn các xung đột, ổn định trạng thái và giải quyết các khó khăn của con người mà không có một công cụ hay công nghệ nào có thể làm được.
Thế nên, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển đổi môi trường nội bộ của mình, từng bước áp dụng thực tế các khái niệm DEI, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp nổi tiếng như chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s, sàn thương mại điện tử Amazon, và nhà sản xuất đồ chơi Mattel,…
Xem thêm >>> Xây dựng chiến lược nhân sự bằng DEI
Doanh nghiệp nào nên áp dụng DEI vào tổ chức?
Với những xu hướng như thế, có thể thấy rằng, DEI có thể được áp dụng cho phần lớn mô hình doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ khi những doanh nghiệp gia đình hoặc mô hình 100% trực tuyến sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận và không thể tận dụng được lợi ích một cách tối ưu nhất so với các loại hình doanh nghiệp sau đây.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo
Một từ ngữ để tạo nên DEI chính là Đa dạng (Diversity), sự đa dạng đóng vai trò là một chất xúc tác thúc đẩy sáng tạo ý tưởng dễ dàng và tiết kiệm nhất. Với những doanh nghiệp có được sự đa dạng nhân sự trong nhân khẩu học, tâm lý con người hay quan điểm xã hội sẽ có khả năng cao tìm thấy được những sáng kiến một cách vô tình và hiệu quả hơn so với hàng giờ suy ngẫm.
Cụ thể, một khó khăn cơ bản trong lĩnh vực sáng tạo đó là cạn kiệt ý tưởng mới, tuy nhiên, nếu chúng ta tạm dừng các dòng thông tin của mình và trao đổi hay tham khảo ý kiến từ một đồng nghiệp khác trong giờ giải lao hoặc trong thời gian chờ thang máy sẽ giúp chúng ta có thêm dữ kiện trong suy nghĩ của mình. Chính những phút giây như thế và cả từ quan điểm đa chiều của người được hỏi là một bể ý tưởng bao la và không có giới hạn.
Doanh nghiệp toàn cầu
Tiếp đến, các doanh nghiệp quy mô toàn cầu thì họ sẽ sở hữu hệ thống văn phòng và chi nhánh ở đa dạng địa điểm trên thế giới. Điều này cũng đem lại cả về lợi thế và bất lợi khi họ sẽ mở rộng được doanh thu nhưng phải đánh đổi trong việc tìm hiểu văn hóa và điều chỉnh các quy trình và quy định theo văn hóa của nước sở tại hay khu vực địa lý khác. Bởi vì tính chất đấy, nên những doanh nghiệp toàn cầu sẽ phải tiếp xúc và gặp đỡ, làm việc với vô số nhân sự từ nhiều quốc gia khác nhau.
Việc áp dụng DEI trong tình huống này đã phát huy được tối đa tác dụng của mình về sự bình đẳng và hòa nhập khi mọi nhân sự ở các quốc gia dù có khác biệt về tôn giáo hay sắc tộc nhưng có một điểm chung là cùng làm việc ở duy nhất một tổ chức nên sẽ có những phúc lợi tương tự nhau.
Doanh nghiệp hoạt động vì môi trường, xã hội, cộng đồng
Trong xu thế toàn cầu hóa thì các vấn đề về môi trường sống hay tác động xã hội là những khó khăn chung mà nhân loại phải đối mặt trong sau những thập kỉ phát triển về công nghệ, kinh tế và đô thị. Mỗi một quốc gia sẽ có những khó khăn riêng nhưng tựu chung lại, đó là có 17 mục tiêu về phát triển bền vững (SGDs) mà tổ chức Liên Hợp Quốc đã đề ra. Với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lợi ích về xã hội thì họ sẽ phải tận dụng cả 3 chữ cái Diversity – Equity – Inclusion nhằm truyền tải giá trị, kết hợp các quốc gia khác trong việc đối mặt và giải quyết khó khăn tầm cỡ vĩ mô, mà tiêu biểu chính là tổ chức UNICEF. Để đạt được các mục tiêu trên thì việc tôn trọng, thái độ hợp tác từ văn hóa DEI sẽ là chìa khóa để loại bỏ ràng cản về khác biệt. Lúc này đây, DEI đã không còn nằm trong riêng trong văn hóa nội bộ doanh nghiệp mà còn là bước tiến để kết nối nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới.
5 lợi ích mà DEI mang lại cho doanh nghiệp
Thông qua những phân tích về các loại hình doanh nghiệp nên được áp dụng nhằm đạt được những mục tiêu thiết thực. Sau đây sẽ là 5 lợi ích mà doanh nghiệp đạt được từ vận dụng khái niệm DEI được miêu tả trên.
Tăng sự tương tác và chăm sóc khách hàng
Với sự đa dạng về nhân khẩu học trong cơ cấu nhân sự, doanh nghiệp đang có lợi thế rằng họ đang sở hữu có một nhóm đại diện cho một thị trường tiêu dùng ngay tại bên trong doanh nghiệp. Tùy vào những đặc điểm, thói quen hay trải nghiệm khác nhau trong các nhóm nhân sự mà doanh nghiệp sẽ có các sáng kiến hay những điều chỉnh trong phương pháp chăm sóc tệp khách hàng bằng việc tìm hiểu các quan điểm từ nhân viên của mình. Các nhân viên vừa là người lao động và cũng là người tiêu dùng sau khi kết thúc công việc, nên những đề xuất của họ sẽ đóng góp từ cả 2 góc nhìn và từ đó sự thấu hiểu về thị trường cũng được cải thiện đáng kể.
Dẫn đầu trong việc giải quyết vấn đề xã hội
Khi có một đội ngũ đa dạng thì các nhà lãnh đạo sẽ được tiếp cận và quan sát thực thế những bất cập về giới tính, bản sắc hay phân biệt,.. và đưa ra được phương hướng giải quyết. Điều này có thể được giải thích rằng, trong môi trường làm việc hằng ngày thì không thể tránh những xung đột trong ứng xử hay giao tiếp. Việc các nhà quản lý giải quyết ổn thỏa theo thiên hướng bình đẳng, công bằng và minh bạch sẽ là một động lực cho những doanh nghiệp khác tiếp thu và học hỏi về vấn đề quản trị con người. Chúng ta không thể dẫn đầu trong phương pháp giải quyết nếu như không thực sự tận mắt chứng kiến các khó khăn đó. Chính vì thế, khi doanh nghiệp vượt qua được trở ngại này họ sẽ tạo nên một công ty xứng đáng để cống hiến và làm việc.
Tìm hiểu thêm >>> 9 chỉ số DEI mà doanh nghiệp cần phải theo dõi
Giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc
Nếu như doanh nghiệp xem trọng và giải quyết tốt những khoảng cách về sự khác biệt thì bản thân nhân viên sẽ cảm nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trong toàn bộ tổ chức. Họ sẽ cảm thấy được chào đón, công việc được thực hiện suôn sẻ và đồng nghiệp tôn trọng thì họ sẽ không có lý do gì mà rời đi cả. Khi cảm giác thuộc về hiện hữu trong tâm trí thì nhân viên nhiều khả năng sẽ thỏa mãn và gắn kết với doanh nghiệp lâu dài hơn.
Phát triển quy trình và chính sách
Tiếp đến, việc ứng dụng văn hóa DEI không thể chỉ áp dụng cho một chữ cái riêng lẽ mà phải kết hợp cả 3 chữ Diversity- Equity-Inclusion để tạo được kết quả. Điều này được phản ánh thông các quy trình và chính sách phát triển của tổ chức. Nhìn chung, các chính sách này cần được thiết kế với sự nghiên cứu kỹ càng và tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia và cả nhân sự doanh nghiệp ở mọi vị trí, cấp bậc từ thấp đến cao. Có như thế, những chính sách sẽ có tác dụng lâu dài và ít sửa đổi vì rằng việc giải quyết khó khăn cho một nhóm người sẽ phải kiên trì và đòi hỏi một cách tiếp cận sâu rộng và tầm nhìn dài hạn. Bởi thế, những chính sách của công ty sẽ được toàn diện ở mọi khía cạnh và có tính tổng thể cao.
Xem tiếp >>> 5 xu hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp không thể bỏ qua
Thúc đẩy đoàn kết nội bộ nguồn nhân lực
Cuối cùng, lợi ích từ việc hiện thực hóa lý thuyết DEI sẽ tạo một đội ngũ nhân sự vững mạnh và đoàn kết, lòng tin tưởng cũng từ đó mà được củng cố. Những bài học thực tế từ các khó khăn như đại dịch Covid – 19, phục hồi hậu Covid, suy thoái kinh tế thì việc cùng nhau hợp tác dựa trên tôn trọng khác biệt và hòa nhập sẽ giúp các lãnh đạo yên tâm để cùng vượt qua khó khăn kể trên. Chỉ có những nhân sự đoàn kết chứ không thể một công cụ hay công nghệ nào sẽ có thể giúp tổ chức vượt qua bão tố. Thế nên, các nhà quản lý cũng cần lưu ý rằng, ngoài việc có một đội ngũ năng lực tốt thì còn phải giúp đội ngũ này đoàn kết và kết nối với nhau tốt đẹp.
Tổng kết
Từ nội dung trên, bài viết đã cho thấy được xu hướng về ứng dụng DEI, các doanh nghiệp nào sẽ tận dụng tốt và cả lợi ích của DEI là gì đối với các doanh nghiệp đấy. Thông qua 5 lợi ích trên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ luôn phải chú tâm đến công tác truyền lửa và tạo động lực nhân viên. Ngoài những phúc lợi về vật chất thì việc tạo dựng môi trường hòa nhập, đa dạng và quy trình bình đẳng cũng là một cách gia tăng sự hài lòng cho nguồn nhân lực nội bộ của mình.
Tìm hiểu thêm >>> Giải pháp đào tạo nội bộ doanh nghiệp tại MGE
Xây dựng nội dung đào tạo thu hút và giữ chân nhân viên