Trong hầu hết các công ty hiện đại, quản lý nhân sự không còn đơn thuần là nhiệm vụ hành chính mà đã trở thành yếu tố chiến lược quan trọng đóng vai trò trung tâm trong sự thành công của doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Accenture (công ty chuyên cung cấp dịch vụ và tư vấn công nghệ) đã chỉ ra rằng gần 90% CEO cho rằng nhân sự nên đóng vai trò trung tâm trong doanh nghiệp. Vậy lý do gì đã thúc đẩy mạnh mẽ tầm quan trọng của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp? Và làm thế nào để các doanh nghiệp có thể nâng tầm bộ phận nhân sự trở thành trung tâm của tổ chức? Hãy cùng MGE giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
1. Vai trò và chức năng của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp thường được chia thành nhiều chức năng quan trọng khác nhau, từ tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự về mặt hiệu suất đến phát triển nhân viên. Mỗi chức năng đều đóng góp vào việc đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty, cụ thể như sau:
- Tuyển dụng và tuyển chọn nhân viên: Một chiến lược tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp công ty thu hút được nhân tài mà còn giảm thiểu chi phí liên quan đến việc thay thế nhân viên. Theo một báo cáo của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực – SHRM cho biết nếu không có chiến lược tuyển dụng hợp lý, chi phí thay thế một nhân viên sẽ khá tốn kém, có thể dao động từ 50% đến 200% mức lương hàng năm của họ.
Đầu tư vào tuyển dụng là một trong những bước đầu tiên minh chứng tầm quan trọng của bộ phận nhân sự và chiến lược tuyển dụng
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Đào tạo và phát triển giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, từ đó cải thiện hiệu suất công việc. Một nghiên cứu trên mạng xã hội LinkedIn cho thấy 94% nhân viên cho biết họ sẽ ở lại công ty lâu hơn nếu công ty đầu tư vào sự phát triển nghề nghiệp của họ.
- Quản lý nhân sự về mặt hiệu suất và đánh giá nhân viên: Quản lý hiệu suất là quá trình liên tục đo lường và cải thiện hiệu suất của nhân viên. Theo nghiên cứu của Gallup (công ty chuyên tư vấn và phân tích chiến lược), đã chỉ ra rằng các tổ chức có hệ thống quản lý hiệu suất hiệu quả có lợi nhuận trung bình cao hơn 21% so với các doanh nghiệp khác. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc theo dõi và đánh giá công việc của nhân viên để đảm bảo họ luôn làm việc hiệu quả.
2. Các yếu tố giúp nâng tầm bộ phận nhân sự của doanh nghiệp
2.1 Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh là nền tảng của sự thành công. Một môi trường làm việc tích cực không chỉ giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc mà còn tăng cường sự gắn kết và hiệu suất làm việc. Theo một nghiên cứu của Gallup (công ty chuyên tư vấn và phân tích chiến lược), các tổ chức có mức độ gắn kết nhân viên cao hơn có lợi nhuận trung bình cao hơn 21%, năng suất lao động cao hơn 17% và sự hài lòng của khách hàng cao hơn 10%.
Trong đó, để xây dựng văn hóa tích cực, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc dựa trên sự tin cậy, tôn trọng và hợp tác. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu.
Môi trường làm việc lành mạnh rất quan trọng trong việc nâng tầm bộ phận nhân sự trở thành trung tâm
Ngoài ra, các chính sách làm việc linh hoạt cũng đang làm được các doanh nghiệp cập nhật dần để đáp ứng nhu cầu nhân sự thời 4.0. Các công ty như Microsoft và Google đã tạo ra các chính sách làm việc linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhân viên, bao gồm làm việc từ xa và giờ làm việc linh hoạt. Điều này không chỉ giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên mà còn thu hút được những ứng viên tiềm năng.
>>> Cách xử lý khi làm việc trong môi trường không như ý tại nơi công sở
2.2 Tăng cường vai trò của chiến lược nhân sự trong chiến lược kinh doanh
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần phải được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu nhân sự của doanh nghiệp và ngược lại. Theo khảo sát của Gartner (công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn công nghệ), cho biết 38% các nhà lãnh đạo nhân sự cho biết rằng quy trình hoạch định chiến lược nhân sự của họ không phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Do đó, các doanh nghiệp cần coi bộ phận nhân sự như một trung tâm của tổ chức, là đối tác chiến lược toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là một bộ phận hành chính. Điển hình, tại Unilever, bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh, và đảm bảo rằng mọi hoạt động quản lý nhân sự đều phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.
2.3 Đầu tư phát triển công nghệ nhân sự
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự. Sử dụng các công cụ và phần mềm hiện đại giúp quản lý hiệu suất, phát triển nhân viên và cải thiện quy trình tuyển dụng.
Ví dụ như công ty công nghệ IBM đã áp dụng trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) trong quản lý nhân sự để theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. Họ sử dụng AI để phân tích dữ liệu và đưa ra các đề xuất về phát triển kỹ năng cho nhân viên, giúp cải thiện sự hài lòng và hiệu quả làm việc của họ.
>>> Xem thêm: Liệu tối ưu hóa tuyển dụng nhân sự bằng AI có hiệu quả như lời đồn?
2.4 Tập trung phát triển kỹ năng và đào tạo
Đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng giúp nhân viên cập nhật các kiến thức mới và phát triển năng lực của mình, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên. Minh chứng là công ty công nghệ Amazon đã đầu tư mạnh vào các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên. Họ cung cấp các khóa học trực tuyến và đào tạo tại chỗ để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và phát triển sự nghiệp. Amazon cũng hỗ trợ nhân viên trong việc học tập và đạt được các chứng chỉ chuyên môn, giúp họ phát triển trong công việc và cảm thấy được hỗ trợ trong sự nghiệp.
Bên cạnh phát triển nhân viên, việc đầu tư và phát triển lãnh đạo nội bộ cũng quan trọng không kém. Bởi việc phát triển lãnh đạo từ nội bộ giúp doanh nghiệp luôn có sẵn những người lãnh đạo tài năng và hiểu rõ văn hóa công ty. Điều này cũng tạo động lực cho nhân viên hiện tại khi họ thấy rằng có cơ hội thăng tiến trong công ty. Điển hình là General Electric (tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực) nổi tiếng với chương trình phát triển lãnh đạo của mình, nơi họ tập trung đào tạo và phát triển nhân viên tiềm năng thành những nhà lãnh đạo tương lai. Điều này giúp General Electric duy trì một đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ và luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới.
2.5 Khuyến khích sự gắn kết và tôn trọng ý kiến nhân viên
Khuyến khích sự gắn kết và tôn trọng ý kiến của nhân viên giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo, nơi mà mọi người đều cảm thấy được lắng nghe và đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Khuyến khích và tôn trọng nhân viên giúp xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của bộ phận nhân sự
Ví dụ, Salesforce đã triển khai các chương trình khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Họ sử dụng các công cụ như bảng khảo sát và các cuộc họp mở để thu thập ý kiến phản hồi và đưa ra các cải tiến dựa trên những ý kiến đó. Điều này không chỉ giúp cải thiện quy trình làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc nơi mà nhân viên cảm thấy có giá trị và được tôn trọng.
Bên cạnh đó, để các thông tin và chia sẻ hữu ích giữa bộ phận nhân sự và các phòng ban được diễn ra thông suốt, cần có một hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả. Trong đó, điển hình có hệ thống MGE được biết đến là nơi cung cấp thông tin, nâng cao văn hóa chia sẻ, giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các tổ chức có thể dễ dàng quản lý nhân sự và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên phát triển hơn mỗi ngày, củng cố mối liên kết trong tổ chức, xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và hiệu quả. MGE là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích nghi linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại.
3. Kết luận
Quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự thành công của doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ thu hút và giữ chân được nhân tài mà còn nâng cao hiệu suất làm việc, cải thiện văn hóa doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách bền vững. Đầu tư vào quản lý nhân sự là một khoản đầu tư thông minh cho sự phát triển lâu dài và thành công của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Quyết định then chốt: Cách nhà lãnh đạo khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của nhân viên trong khủng hoảng