Gen Z – thế hệ trẻ đầy năng động và sáng tạo, đang dần trở thành lực lượng lao động chủ chốt trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với sự xuất hiện của họ là những định kiến và hiểu lầm về cách thức quản lý nhân sự hiệu quả. MGE sẽ giúp bạn giải mã những “lời đồn” về GenZ và đưa ra giải pháp quản lý phù hợp để thu hút và giữ chân thế hệ nhân tài đầy tiềm năng này.
1. Các lời đồn về GenZ ở chốn công sở
1.1 GenZ không thích cống hiến cho công việc?
Nhiều người cho rằng GenZ lười biếng và không muốn cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, thực tế là GenZ có tinh thần làm việc cao và luôn mong muốn được thử thách bản thân. Gen Z rất coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Điều này không có nghĩa là họ không muốn cống hiến. Họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ và cống hiến cho công ty, nhưng cũng cần có thời gian cho bản thân và gia đình. Họ tin rằng sự cân bằng này sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn và duy trì sức khỏe tinh thần tốt.
Ngoài ra, GenZ mong muốn được công nhận và có cơ hội phát triển bản thân. Thay vì gắn mác “lười biếng”, hãy tạo điều kiện cho họ thể hiện năng lực và đam mê của mình. Họ chỉ đơn giản là không thích làm việc theo cách truyền thống và mong muốn có nhiều sự tự do và linh hoạt hơn trong công việc. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn quản lý nhân sự GenZ đạt năng suất hơn.
Các lời đồn về GenZ ở chốn công sở liệu có đúng?
1.2 Chỉ coi trọng lợi ích cá nhân bỏ qua lợi ích nhóm?
Không thể phủ nhận GenZ không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà còn đánh giá cao những trải nghiệm và cơ hội phát triển bản thân trong công việc. Họ tìm kiếm những công ty có thể cung cấp những chương trình đào tạo và cơ hội học hỏi, thăng tiến.
Chính vì điều này mà một số người khác cho rằng GenZ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và không quan tâm đến lợi ích chung của công ty. Tuy nhiên, nhờ biết rõ điều mà bản thân muốn cũng như nhu cầu cống hiến mà GenZ có thể chủ động lựa chọn những công ty có cùng quan điểm và họ sẽ toàn tâm toàn ý vì lợi ích chung. GenZ là thế hệ có ý thức trách nhiệm xã hội cao và mong muốn được làm việc cho một công ty có mục tiêu và sứ mệnh mà họ tin tưởng.
1.3 GenZ hay “bật” sếp lia lịa trên bàn họp?
Mặc dù Gen Z có thể rất tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình, nhưng họ thường thiếu kinh nghiệm thực tế trong công việc. Sự tự tin này đến từ nền tảng giáo dục và các thành tích học tập, nhưng họ vẫn cần sự hướng dẫn và hỗ trợ để áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả. Thế nên, chính vì những thành tựu này của mình họ sẽ thể hiện cá tính mạnh mẽ hơn.
Từ đó mà nhiều người quản lý cho rằng GenZ hay “bật” sếp và không tôn trọng cấp trên. Tuy nhiên, GenZ chỉ đơn giản là thẳng thắn và muốn được đối xử bình đẳng. Họ không ngại đưa ra ý kiến của mình, nhưng họ cũng luôn tôn trọng ý kiến của người khác. Thay vì coi đây là thái độ chống đối, hãy khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng và cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu.
> > Xem thêm: Bí quyết đào tạo nhân sự Gen Z thành công
2. Là sếp, bạn nên làm gì để quản lý nhân sự GenZ?
Để thu hút, giữ chân và quản lý nhân sự GenZ, các nhà lãnh đạo cần thay đổi tư duy và áp dụng những phương thức quản lý phù hợp, có thể bạn nên:
- Lắng nghe và thấu hiểu: Hãy dành thời gian trò chuyện, lắng nghe ý kiến và thấu hiểu mong muốn của GenZ. Tạo môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích họ chia sẻ và đóng góp ý kiến.
- Công nhận và khen thưởng: GenZ cần được công nhận kịp thời cho những nỗ lực và thành tích của họ. Tặng họ những lời khen ngợi chân thành và phần thưởng xứng đáng để khích lệ tinh thần sẽ khiến việc quản lý nhân sự của bạn dễ dàng hơn.
- Tạo cơ hội phát triển: GenZ luôn mong muốn học hỏi và phát triển bản thân. Cho phép họ các chương trình đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến để họ phát huy tối đa tiềm năng. Để họ bộc lộ những khả năng tiềm tàng và góp phần phát triển doanh nghiệp
- Linh hoạt trong giờ giấc làm việc: GenZ đề cao sự linh hoạt trong công việc. Hãy cân nhắc áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, cho phép họ tự do sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với năng suất và sở thích cá nhân.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì để quản lý kỳ vọng của nhân viên?
Là sếp bạn nên làm gì để quản lý nhân sự GenZ?
3. Các đề xuất phương pháp quản lý nhân sự cho doanh nghiệp
Ngoài những lời khuyên trên, các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một số phương pháp quản lý sau để thu hút và giữ chân nhân sự GenZ:
3.1 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để quản lý nhân sự hiệu quả
Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp cởi mở, tôn trọng và bình đẳng là điều rất quan trọng để thu hút GenZ. Vậy làm sao để tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân và đóng góp ý kiến của mình?
- Tạo môi trường làm việc cởi mở, minh bạch: GenZ đề cao sự cởi mở và minh bạch trong giao tiếp. Doanh nghiệp cần thể hiện sự minh bạch trong mọi hoạt động, từ việc chia sẻ thông tin, đưa ra quyết định đến đánh giá hiệu quả công việc.
- Khuyến khích tinh thần làm việc nhóm: GenZ là thế hệ có tinh thần làm việc nhóm cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tạo cơ hội cho họ hợp tác với nhau trong các dự án và khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm.
- Tôn trọng sự đa dạng và hòa nhập: GenZ là thế hệ nhạy cảm nên họ luôn tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, quan điểm và lối sống.
Làm thế nào để quán lý nhân sự hiệu quả hơn?
3.2 Phát triển kỹ năng cho nhân viên
GenZ luôn mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân. Doanh nghiệp cần cung cấp cho họ cơ hội tham gia các khóa đào tạo nội bộ và phát triển kỹ năng để họ có thể nâng cao năng lực và phát triển sự nghiệp. Việc đầu tư vào các chương trình đào tạo bài bản để giúp nhân viên GenZ nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần được xem trọng hơn. Vì nó không chỉ giúp nhân viên mà còn giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự và nâng cao hiệu suất. Đặc biệt nên ưu tiên các chương trình đào tạo thực tế, ứng dụng sát với công việc.
Khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học, hội thảo chuyên ngành để cập nhật kiến thức mới. Hỗ trợ tài chính hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập nâng cao trình độ. Áp dụng chương trình mentor kết nối nhân viên GenZ với chuyên gia, quản lý dày dặn kinh nghiệm để học hỏi, trau dồi kỹ năng và định hướng nghề nghiệp.
>> Xem thêm: Một phương pháp giữ chân các nhân viên genZ
3.3 Cải thiện truyền thông nội bộ
GenZ sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để giao tiếp. Sử dụng đa kênh truyền thông để khiến việc giao tiếp với GenZ trở nên dễ dàng hơn. Phát triển nội dung truyền thông sáng tạo, gần gũi, phù hợp với sở thích và thói quen tiếp nhận thông tin của GenZ. Khuyến khích tương tác hai chiều trong truyền thông nội bộ. Tạo điều kiện để nhân viên GenZ có thể phản hồi, đóng góp ý kiến và chia sẻ thông tin. Ứng dụng các công nghệ mới như phần mềm quản lý nhân sự, mạng xã hội nội bộ để tăng hiệu quả truyền thông nội bộ.
Và MGE có thể trở thành sự lựa chọn dành cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ và tiện ích hỗ trợ cho việc truyền thông nội bộ hiệu quả hơn. Ngoài ra chúng tôi còn sở hữu nhiều tính năng khác, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết.
MGE – giải pháp tối ưu cho hoạt động quản lý nhân sự và truyền thông nội bộ
4. Kết luận
GenZ là một thế hệ nhân viên tiềm năng với nhiều ưu điểm. Bằng cách hiểu rõ về GenZ và áp dụng những phương pháp quản lý nhân sự phù hợp, các doanh nghiệp có thể thu hút, giữ chân và phát huy tối đa tiềm năng của thế hệ này. Để quản lý hiệu quả nhân sự GenZ, doanh nghiệp cần đánh giá lại những hiểu lầm và xây dựng chiến lược phù hợp nhằm tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của nhân viên. Bằng cách làm như vậy, doanh nghiệp sẽ không chỉ khai thác được tiềm năng của Gen Z mà còn xây dựng được một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ và gắn kết.