An toàn tâm lý ở nơi làm việc là gì? Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể xây dựng nơi làm việc an toàn về mặt tâm lý

An toàn tâm lý ở nơi làm việc là gì? Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể xây dựng nơi làm việc an toàn về mặt tâm lý

Hướng tới thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, hiện nay, môi trường công sở hiện đại khuyến khích sự trao đổi, đóng góp ý kiến giữa các nhân viên với nhau. Để làm điều đó, doanh nghiệp cần xây dựng được sự an toàn tâm lý tại nơi làm việc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm và các xây dựng sự an toàn về mặt tâm lý qua bài viết sau đây.

An toàn về tâm lý giúp doanh nghiệp phát triển

An toàn về tâm lý giúp doanh nghiệp phát triển

Hiểu về an toàn tâm lý nơi làm việc

An toàn tâm lý là một khái niệm được giới thiệu lần đầu bởi Amy Edmondson, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard. Amy Edmondson đã giới thiệu khái niệm này như một yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc. An toàn về tâm lý đề cập đến mức độ mà mọi người cảm thấy tự tin và thoải mái để thể hiện bản thân, chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi mà không sợ bị phê phán, bị trừng phạt hoặc bị tách biệt.

Đến năm 2014, ông Simon Sinek – một tác giả, diễn giả và nhà tư vấn nổi tiếng người Anh cũng đã đề cập về vấn đề an toàn tâm lý trong cuốn sách rất nổi tiếng trên toàn thế giới của mình “Leaders Eat Last”. Simon Sinek lập luận rằng khi nhân viên cảm thấy an toàn về tâm lý trong tổ chức, họ sẽ có sự tự tin và động lực cao hơn để đóng góp và thể hiện tốt nhất của mình. Bên cạnh đó, ông Sinek cũng nhấn mạnh rằng vai trò của lãnh đạo là quan trọng để tạo ra an toàn về mặt tâm lý. Lãnh đạo cần thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi người cảm thấy được đánh giá cao và được hỗ trợ. Những lãnh đạo như vậy có khả năng tạo ra một môi trường làm việc động lực, khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường cam kết của nhân viên.

Hiểu về an toàn tâm lý nơi làm việc

Hiểu về an toàn tâm lý nơi làm việc

Tại sao an toàn tâm lý lại quan trọng ở nơi làm việc?

An toàn về tâm lý là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Nó không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công của cá nhân mà còn góp phần quan trọng vào thành công và sự phát triển của tổ chức. Sau đây là một số điểm liên quan đến tầm quan trọng của an toàn về mặt tâm lý trong môi trường làm việc:

  • Tăng hiệu suất làm việc: Khi nhân viên cảm thấy an toàn về tâm lý, họ có khả năng tự tin và sẵn lòng đưa ra ý kiến, đề xuất ý tưởng mới và tham gia tích cực vào công việc. Điều này dẫn đến tăng cường hiệu suất làm việc và sự sáng tạo trong doanh nghiệp.
  • Khuyến khích sự học hỏi giữa các cá nhân: An toàn về tâm lý khuyến khích sự học tập và phát triển cá nhân. Khi nhân viên không sợ bị trừng phạt hay bị đánh giá xấu khi mắc lỗi, họ sẽ dễ dàng học từ những sai sót và cải thiện kỹ năng của mình.
  • Tăng độ hài lòng và sự trung thành: An toàn về tâm lý giúp nhân viên cảm thấy được gần gũi, tôn trọng và được hỗ trợ. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tăng độ hài lòng cũng như sự trung thành của nhân viên đối với công việc và công ty.
  • Giảm căng thẳng: Môi trường làm việc có sự an toàn về tâm lý giúp giảm căng thẳng và stress cho nhân viên. Khi nhân viên không phải lo lắng về việc bị chỉ trích hay mất việc vì mắc lỗi, họ có thể tập trung vào công việc và đạt được kết quả tốt hơn.
  • Xây dựng tinh thần đồng đội: An toàn về tâm lý tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy an toàn để chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và làm việc cùng nhau. Điều này xây dựng tinh thần đồng đội và tạo sự đồng lòng trong tổ chức.

Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể xây dựng nơi làm việc an toàn về mặt tâm lý?

Timothy Clark – người sáng lập và CEO của công ty Leader Factor đã xác định 4 giai đoạn của an toàn tâm lý, bao gồm:

  • An toàn trong việc hoà nhập: Giai đoạn này tập trung vào việc tạo một môi trường nơi các nhân viên cảm thấy được đón nhận và tôn trọng. Các nhân viên có thể được là chính mình, được doanh nghiệp chào đón mà không phải che dấu tính cách của bản thân.
  • An toàn trong việc học hỏi: Ở giai đoạn này, các nhân viên được khuyến khích đặt ra những câu hỏi liên quan đến công việc. Việc câu hỏi đúng hay sai sẽ không quan trọng, cốt lõi của việc này là giúp nhân viên tự tin hơn và học từ những thất bại mà không sợ hãi bị phạt. An toàn trong việc học hỏi khuyến khích tư duy phát triển và giúp nhân viên có thể rèn luyện bản thân qua từng ngày.
  • An toàn trong việc đóng góp: An toàn trong việc đóng góp liên quan đến việc tạo một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái chia sẻ ý kiến, quan điểm và trình bày các ý tưởng đóng góp cho công việc. Nó khuyến khích sự tham gia tích cực, sự hợp tác và phản hồi xây dựng tích cực giữa các nhân viên trong công ty với nhau
  • An toàn trong việc khác biệt: Giai đoạn cuối cùng, an toàn trong việc khác biệt, khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến mới lạ và đề xuất những quan điểm trái ngược với quan điểm hiện tại. Nó khuyến khích một văn hóa doanh nghiệp mà ở đó, nhân viên có thể sáng tạo, tư duy phản biện và cải tiến liên tục.

Bằng cách tạo dựng tâm lý an toàn, doanh nghiệp có thể tạo ra một văn hóa hòa nhập, khuyến khích sự giao tiếp, sáng tạo và làm việc nhóm hiệu quả. Sau đây là các yếu tố doanh nghiệp nên lưu ý để thúc đẩy sự an toàn về mặt tâm lý diễn tại nơi làm việc.

>> Xem thêm: Tổng hợp các cách quản lý nhân sự hiệu quả

Đừng sợ thể hiện sự yếu đuối

Dù là lãnh đạo hay nhân viên, ai trong chúng ta cũng có những khuyết điểm hay sai lầm. Môi trường an toàn về tâm lý khuyến khích mọi người chia sẻ những khuyết điểm, sự lo lắng, hoặc thể hiện cảm xúc mà người khác có thể coi là dấu hiệu yếu đuối. Việc này tạo điều kiện cho sự kết nối, sự thấu hiểu và sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong công ty. Tuy nhiên, việc “thể hiện sự yếu đuối” là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào sự thoải mái và niềm tin của mỗi người.

Hãy trung thực

Mọi người trong công ty nên bày tỏ quan điểm, trình bày ý kiến một cách trung thực và đảm bảo rằng thông tin có liên quan được công khai và truyền đạt một cách minh bạch và đầy đủ. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc hoặc quan hệ tốt hơn, nơi mọi người có thể tin tưởng và hiểu rõ hơn về những quyết định, tiến trình và mục tiêu của công ty.

Hãy công bằng

Tính công bằng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng an toàn về tâm lý. Nó giúp tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy, bình đẳng, tôn trọng và khuyến khích sự phát triển cá nhân của mọi người. Doanh nghiệp có thể xem xét tính công bằng bên trong các yếu tố như: môi trường làm việc không kì thị; cơ hội phát triển, cách phân công, cách đánh giá và giao tiếp trong công việc.

Hãy hợp lý

Yếu tố hợp lý được thể hiện trong cách doanh nghiệp và cá nhân đặt ra các kỳ vọng trong công việc. Kỳ vọng không thực tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, gây stress,… Từ đó, việc này sẽ làm hạn chế sự trình bày quan điểm, sự giao tiếp cũng như tương tác giữa các thành viên. Một kỳ vọng công việc hợp lý phải được đảm bảo tính công bằng cũng như sự tôn trọng mà doanh nghiệp dành cho nhân viên. Việc này giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, nơi mọi người cảm thấy an toàn, hỗ trợ và có khả năng phát triển tốt.

Hãy tò mò

Tò mò trong sự an toàn về tâm lý khuyến khích mọi người không ngừng khám phá và học hỏi, cụ thể nó được thể hiện qua việc: đặt câu hỏi, đề xuất ý tưởng mới, chia sẻ kiến thức, v.v. Việc khám phá và học hỏi giúp cải thiện kiến thức và kỹ năng của mỗi người, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc giàu sáng tạo và phát triển.

Môi trường làm việc an toàn về tâm lý khuyến khích sự khám phá học hỏi

Môi trường làm việc an toàn về tâm lý khuyến khích sự khám phá học hỏi

Hiện nay doanh nghiệp cũng có thể góp phần vào sự học hỏi của các nhân viên trong công ty bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo nội bộ. Một trong những công cụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc này chính là hệ thống MGE. Đây là giải pháp đào tạo trực tuyến thông qua việc thiết lập và sử dụng hệ thống LMS, các bài giảng và bài kiểm tra đều được tích hợp trên website và ứng dụng di động. Từ đó, nhân viên có thể dễ dàng học tập một cách chủ động, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Xem thêm: Các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Kết

An toàn tâm lý là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Nó đòi hỏi sự chú trọng và nỗ lực từ cả lãnh đạo và các thành viên trong công ty. Khi xây dựng sự an toàn về tâm lý nơi làm việc, ban lãnh đạo cần xem xét các giai đoạn cũng như những lưu ý để quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn. Đặc biệt để khích lệ sự học hỏi của nhân viên, các doanh nghiệp có thể tham khảo đến MGE – hệ thống cung cấp các giải pháp đào tạo trực tuyến. MGE chắc hẳn sẽ là lựa chọn tối ưu giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng an toàn về mặt tâm lý nơi làm việc hiệu quả.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi