Một trong những mô hình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiệu quả và phổ biến nhất tại Mỹ được lan truyền và phát tán rộng rãi trên toàn thế giới – mô hình quản trị nguồn nhân lực Harvard. Đây là một trong số ít những mô hình hiện đại, tiên tiến, đạt được những đánh giá cao từ nhiều doanh nghiệp, tổ chức và đội nhóm. Sau đây, hãy cùng MGE khám phá bản đồ vận hành của mô hình nhân sự Harvard nhé!
Lịch sử ra đời của mô hình Harvard
Năm 1984, Michael Beer và nhóm cộng sự của ông – chuyên gia Harvard: Bert Spector, Paul R. Lawrence, D. Quinn Mills, Richard E. Walton, đã thành công xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực Harvard. Mô hình Harvard được viết trong cuốn sách Quản lý tài sản con người (Managing Human Assets) với mục tiêu hướng đến con người lao động và tính tương tác đoàn kết trong doanh nghiệp làm trọng tâm phát triển.
Bản đồ vận hành mô hình quản trị nguồn nhân lực Harvard
Mô hình chú trọng vào mối quan hệ và tính tương tác cao giữa người với người, tập trung vào con người hơn là kết quả. Tất cả sự đồng thuận tốt đẹp từ ban lãnh đạo, ban quản lý, các nhà đầu tư, cổ đông, đối tác, cho đến bộ phận nhân sự trung thành trong công ty, nhằm tạo ra một môi trường làm việc tiến bộ, đoàn kết, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mô hình Harvard không chỉ khích lệ tinh thần làm việc bằng các chế độ lương thưởng mà còn đầu tư tìm kiếm, đào tạo nhân tài, xây dựng môi trường làm việc cởi mở và định hướng các mục tiêu tương lai. Bao gồm 5 yếu tố quan trọng sau:
1. Đảm bảo lợi ích của Stakeholders (Các bên liên quan):
Các giá trị về quan điểm, những mục tiêu mong muốn đạt được trong công việc hoặc hợp tác kinh doanh, đồng thời hy vọng được nâng cao năng lực chuyên ngành và hợp đồng gắn kết dài hạn, cũng như nhận về đầy đủ lợi ích tiền bạc, lương thưởng, chức vụ của các Stakeholders, các vấn đề về luật pháp và giá trị xã hội, tất cả phải được doanh nghiệp đảm bảo và đáp ứng phù hợp trước khi đề ra chính sách hoạt động chung. Các bên liên quan này bao gồm: Ban quản lý, đội ngũ nhân sự, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cổ đông, chính phủ, cộng đồng…
2. Các yếu tố tình huống
Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Harvard vào thực tiễn, các yếu tố khách quan và chủ quan cần được cân nhắc kỹ lưỡng bao gồm:
- Yếu tố Chủ quan: Đặc điểm của lực lượng lao động, chiến lược và điều kiện kinh doanh của công ty, mục tiêu doanh nghiệp, thiết lập kế hoạch quản lý và hệ thống đào tạo nhân sự phù hợp, hiệu quả.
- Yếu tố Khách quan: Xem xét về thị trường lao động trong nước và quốc tế, áp dụng các công nghệ hiện đại, tuân thủ luật pháp và các giá trị xã hội.
3. Chính sách Quản lý nguồn nhân lực
Chính sách nhân sự này phải xác định rõ ràng các phương pháp quản lý sẽ áp dụng trong chiến lược hoạt động, chế độ lương thưởng, cách thức kinh doanh của công ty cũng như cách điều phối nhân sự của doanh nghiệp. Nhân viên làm việc hiệu quả và ngày càng nâng cao năng suất khi các yếu tố này tìm được cân bằng.
4. Kết quả nhân sự
Đây là tổ hợp những yếu tố tâm lý của người lao động cần nắm bắt nhằm đạt được một kết quả nhân sự tốt bao gồm: Năng lực chuyên môn của nhân viên, cam kết làm việc, mức độ phù hợp về mục tiêu làm việc giữa nhân sự và doanh nghiệp, hiệu quả chi phí nguồn nhân lực.
- Năng lực chuyên môn của nhân viên: Một tổ chức có tiềm năng thành công phải thu hút, khai thác, duy trì và phát triển toàn bộ năng lực chuyên ngành của mọi nhân viên mà họ đang có.
- Cam kết làm việc: Khi doanh nghiệp tìm thấy sự cân bằng, phù hợp trong chính sách nhân sự, đáp ứng và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi thiết yếu cho người lao động, nhân viên sẽ thực hiện cam kết tuyệt đối hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
- Mức độ phù hợp về mục tiêu làm việc giữa nhân sự và doanh nghiệp: Khi cả nhân viên và ban lãnh đạo đều đạt được mối quan hệ đồng điệu, hòa hợp trong phong cách quản lý, hoạt động và cộng tác hiệu quả, công việc từ đó mới hoàn thành tốt đẹp nhanh chóng trong sự đồng thuận và hài lòng của đôi bên.
- Hiệu quả chi phí nguồn nhân lực: Nếu doanh nghiệp có thể duy trì tốt chi phí nhân sự đồng thời giúp nhân viên luôn đạt được động lực và sự hài lòng toàn vẹn trong công việc, có nghĩa rằng doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả chi phí.
5. Lợi ích lâu dài
Mô hình Harvard lập luận rằng: Nếu một chiến lược HRM có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phúc lợi cho nhân viên, sẽ làm tiền đề nâng cao hiệu suất, giúp tổ chức cạnh tranh mạnh mẽ với thị trường quốc tế, đồng thời mang lại những lợi ích khổng lồ không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Đây được cho là lợi ích bền vững lâu dài nhất.
Sử dụng phần mềm đào tạo trực tuyến hỗ trợ cho mô hình quản trị nguồn nhân lực
Song song với việc áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo nên đồng hành sử dụng hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến nhằm truyền đạt đầy đủ các kiến thức và vạch ra một lộ trình phát triển mục tiêu sự nghiệp rõ ràng cho nhân viên.
Bằng phần mềm trực tuyến với nhiều các tính năng đa dạng như: Tổ chức cuộc họp, cuộc gọi nhóm, sử dụng video, hình ảnh online truyền tải thông điệp, giao diện thân thiện với người dùng và chương trình kiến thức phong phú. MGE dễ dàng trở thành công cụ giúp các doanh nghiệp xây dựng quy trình đào tạo trực tuyến, cũng như Onboarding nhằm hỗ trợ cho mô hình quản trị nguồn nhân sự hiệu quả. Đây cũng là một trong những thương hiệu uy tín về phần mềm LMS mà mọi doanh nghiệp có thể gửi gắm sự tín nhiệm và tình yêu thương.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, mong rằng các nhà lãnh đạo đã phần nào nắm rõ những phương pháp quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiệu quả nhất tại Mỹ – mô hình Harvard. Chúc doanh nghiệp đạt được nhiều thành công trong quá trình quản lý nguồn nhân sự của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 thách thức quản trị nguồn nhân lực thời đại 4.0
>>> Tháp nhu cầu Maslow giúp ích gì cho quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp?
MGE và nền tảng đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.