Phương pháp OKRs có thể đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng một nền văn hóa tích cực khiến cả ban quản lý và nhân viên đều cảm thấy hài lòng với công việc hơn. Vậy, giữa OKRs và việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp có mối liên kết như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
OKRs là gì?
OKRs (Objectives and Key Results) là một phương pháp quản lý theo mục tiêu, nó giúp liên kết nội bộ doanh nghiệp và các cá nhân trong tổ chức nhằm đảm bảo rằng tất cả thành viên đang đi đúng hướng với mục tiêu đề ra ban đầu. Đồng thời, OKRs còn đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân được diễn ra một cách xuyên suốt. 2 yếu tố chính của phương pháp phổ biến này bao gồm:
- Objectives (Mục tiêu): “Tôi muốn đi đâu?” – Các mục tiêu được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và vận hành doanh nghiệp. Mục tiêu thường được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể để thúc đẩy tinh thần làm việc của các cá nhân.
- Key Results (Kết quả then chốt): “Tôi đến đó bằng cách nào?” – Kết quả then chốt đo lường sự thành công của các mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, các kết quả then chốt chỉ ra các tiêu chí để đạt được những mục tiêu. Và quy trình này áp dụng cho xuyên suốt quá trình làm việc.
Kể từ khi được giới thiệu, phương pháp OKRs đã được nhiều tổ chức áp dụng, từ các tổ chức phi lợi nhuận nhỏ đến các công ty trong danh sách Fortune 500 đến các cơ quan chính phủ và bất kỳ tổ chức nào ở giữa.
OKRs xuất hiện trước công chúng khi John Doerr giới thiệu nó tại Google. Người đồng sáng lập Google, Larry Page, cho rằng phương pháp này đã giúp công ty họ “tăng trưởng gấp 10 lần, gấp nhiều lần”. Giờ đây, Amazon và Spotify, Netflix và Splunk, GoPro… đều nhiệt tình áp dụng phương pháp này.
OKRs luôn được đặt ra một cách minh bạch, ở mức cao hơn so với năng lực của nhân viên nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng phương pháp này không sử dụng để đánh giá năng suất làm việc thực sự của nhân viên.
Kết quả then chốt của OKRs là cầu nối giữa kỳ vọng và thực tế, nhưng để có được tính chính xác thì lại không dễ. Vì vậy, nó cần được gắn với cột mốc cụ thể để ta dễ dàng định lượng và đo lường hơn.
Lợi ích và thách thức khi áp dụng OKRs vào công việc
Ưu điểm chính của OKRs
- Tăng cường sự rõ ràng về mục đích và sự liên kết giữa các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
- Cải thiện giao tiếp và sự minh bạch xung quanh việc thiết lập mục tiêu và theo dõi tiến độ.
- Tập trung và năng suất hơn trong việc đạt được các mục tiêu.
- Nâng cao trách nhiệm báo cáo tiến độ hơn.
Đối với những người đã từng làm việc trong một tổ chức có hệ thống phân cấp truyền thống, khi trải nghiệm làm việc trong một nhóm sử dụng OKRs có thể khiến họ thoải mái hơn. Trong một tổ chức dựa trên OKRs, doanh nghiệp đó thường ít chú trọng đến các chức danh và bộ phận riêng biệt mà tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và kết quả đầu ra.
Vì mục tiêu của mọi người đều minh bạch, nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá xem công việc của một người phù hợp thế nào với bức tranh toàn cảnh, và hỗ trợ họ khi cần thiết. OKRs cũng giúp ban lãnh đạo tránh tình trạng quản lý vi mô. Mục tiêu không phải là để chỉ trích những nhân viên làm sai, mà chính là xác định những trở ngại của từng người rồi cùng nhau tìm ra giải pháp. OKRs cũng giúp ý thức nhân viên có trách nhiệm hơn đối với kết quả, cũng như ý thức tự chủ cao hơn về cách thức đạt được những kết quả đó.
Thách thức khi sử dụng OKRs là gì?
Giống như bất kỳ phương pháp quản lý nào, OKRs cũng sẽ có những mặt hạn chế, chẳng hạn như:
- Việc triển khai phương pháp này có thể khó khăn và tốn thời gian, đặc biệt là trong các tập đoàn lớn.
- OKRs yêu cầu sự tham gia từ tất cả các cấp của tổ chức, bắt đầu từ cấp cao nhất.
- Mọi người có thể đặt quá nhiều mục tiêu, hơn là tập trung vào các ưu tiên hàng đầu.
Như thế nào là xây dựng văn hoá doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển của công ty, từ đó nó trở thành những quy tắc, thói quen gắn liền với các hoạt động của công ty, vào tình cảm, suy nghĩ của mọi nhân viên trong doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện mục tiêu cá nhân và tổ chức.
Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là tạo ra những giá trị văn hoá phù hợp cho tổ chức của bạn. Mỗi công ty sẽ có văn hoá làm việc, sự tương tác khác nhau. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhiều thời gian, nó phải được xây dựng đồng bộ và bao trùm nhiều khía cạnh trong doanh nghiệp chứ không rời rạc.
>>> Xem thêm: 7 bước cơ bản khi xây dựng văn hoá cho tổ chức
Việc triển khai OKRs thành công ảnh hưởng gì đến văn hóa doanh nghiệp?
Cách tiếp cận dựa trên thành tích để ra quyết định
Trong một tổ chức dựa trên OKRs, các quyết định thường được đưa ra dựa trên những gì sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu của mình, thay vì dựa trên chính trị hoặc các mối quan hệ cá nhân. Điều này có thể dẫn đến một cách tiếp cận dựa trên thành tích hơn đối với việc ra quyết định, từ đó có thể nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức đó hơn.
Văn hóa cởi mở và bình đẳng hơn
Chìa khóa để triển khai thành công OKRs là tất cả thành viên đều có thể nhìn thấy những gì đồng nghiệp mình đang làm. Điều này dẫn đến một nền văn hóa cởi mở và bình đẳng hơn, nơi những ý tưởng tốt nhất sẽ vươn lên dẫn đầu bất kể ai là người nghĩ ra chúng.
Cảm giác tin tưởng và hợp tác cao hơn giữa các nhân viên
Cả quá trình phát triển OKRs của cá nhân và quy trình báo cáo và đánh giá ở cuối mỗi chu kỳ đều nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Ít nhất 60% mục tiêu nên đến từ nhân viên chứ không phải người quản lý của họ. Điều này thúc đẩy cảm giác tin tưởng và cộng tác lớn hơn giữa các nhân viên, cũng như ý thức mạnh mẽ hơn về quyền sở hữu đối với kết quả.
Cho và nhận phản hồi mang tính xây dựng
Phản hồi là một phần thiết yếu của phương pháp OKRs. Tính minh bạch về mục tiêu của mọi người dẫn đến một nền văn hóa nơi phản hồi được coi là có giá trị và hữu ích, thay vì là điều gì đó cần cảnh giác. Phương pháp này cũng đưa ra thước đo rõ ràng về các kết quả chính đi kèm với mọi mục tiêu.
Các kết quả chính luôn được thể hiện dưới dạng một con số. Với thước đo sự thành công này của OKRs, việc đánh giá phản hồi một cách khách quan trở nên dễ dàng hơn.
Ý thức làm chủ và chịu trách nhiệm về kết quả
Vì các mục tiêu và kết quả chính được đặt ra bởi nhân viên, nên họ có ý thức cao hơn về những điều đó và nâng cao trách nhiệm hoàn thành mục tiêu hơn. Điều này dẫn đến tăng sự tham gia và động lực làm việc của từng cá nhân.
Phương pháp OKRs có tầm nhìn dài hạn và tập trung vào yếu tố quan trọng: Kết quả. Bản chất lặp đi lặp lại của phương pháp cũng đảm bảo rằng trong mỗi chu kỳ, tổ chức và mọi thành viên trong nhóm đều có thể ăn mừng thành công, học hỏi từ những cơ hội bị bỏ lỡ và đặt mục tiêu cao hơn nữa cho đợt tiếp theo.
Làm thế nào để xây dựng văn hoá doanh nghiệp với OKRs?
OKRs giúp bạn thiết lập, quản lý và đạt được các mục tiêu thông qua sự cộng tác và phản hồi. Kết quả là, điều này thúc đẩy một môi trường làm việc minh bạch và gắn kết. Vậy, làm thế nào để ban lãnh đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp với OKRs? Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo:
Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng, mang tính dài hạn
Khi các nhóm biết chính xác những gì họ cần làm, điều đó không chỉ tăng cơ hội hoàn thành công việc mà còn giúp sắp xếp công việc hàng ngày của họ với các ưu tiên cấp công ty, đảm bảo rằng mọi người đều làm việc hướng tới cùng một mục tiêu. Đảm bảo rằng tất cả những người đóng góp biết cách viết OKRs tuyệt vời để có kết quả tốt nhất.
Theo dõi và cập nhật báo cáo theo tuần/ tháng
Hãy gặp gỡ, trò chuyện thường xuyên với nhân viên để xem xét tiến độ công việc. Đây là lúc bạn cung cấp phản hồi về cách họ đang thực hiện và xác định xem họ có đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu của mình hay không. Sự minh bạch này cho phép các thành viên trong nhóm phát triển xa hơn. Ngoài ra, việc có những nhà lãnh đạo quan tâm đến sự tiến bộ của họ khiến nhân viên cảm thấy mình là một người đóng góp quan trọng trong công ty, thúc đẩy sự gắn kết và năng suất tốt hơn.
Công nhận thành tích của nhân viên
Nếu một thành viên trong nhóm làm tốt, người quản lý nên công nhận thành tích của họ. Những lời khích lệ và thậm chí cả phần thưởng có thể giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá cao. Điều này làm tăng sự hài lòng của nhân viên. Những nhân viên hạnh phúc hơn sẽ tạo nên một nơi làm việc tích cực hơn, tinh thần và sự gắn kết của nhân viên cao sẽ trực tiếp dẫn đến năng suất vượt bậc hơn.
Kết luận
Giống như KPI, OKRs đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong việc xây dựng hệ thống mục tiêu nhất quán và khoa học, minh bạch và hiệu quả hơn. Từ những gì phân tích trên, ta có thể thấy, nếu tổ chức áp dụng phương pháp OKRs đúng đắn thì nó sẽ giúp ích cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách đáng kể. Hy vọng bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết khi triển khai phương pháp OKRs, cũng như hiểu được mối quan hệ giữa nó và văn hoá doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả
>>> Xu hướng văn hoá doanh nghiệp trong năm 2023
Giới thiệu hệ thống MGE cho doanh nghiệp