Trong thời điểm dịch bệnh COVID19 vẫn còn đang bùng phát như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ phải cố gắng phục hồi sản xuất mà còn phải tìm cách giữ chân các nhân tài trong công ty. Và văn hóa tại nơi làm việc chính là một trong những yếu tố then chốt để giúp cho các doanh nghiệp có thể duy trì và hạn chế tỷ lệ nhân viên nhảy việc. Vậy cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp năm 2022 có gì khác biệt so với những năm trước đó? Doanh nghiệp cần làm gì để lựa chọn được xu hướng văn hóa phù hợp với tổ chức của mình. Hãy cùng MGE tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Các xu hướng văn hóa nổi bật năm 2022
Quy tắc linh hoạt
Dịch bệnh COVID19 và những lần giãn cách xã hội đã buộc các công ty phải liên tục điều chỉnh phương thức làm việc và cung cấp sự linh hoạt cho nhân viên tại nơi làm việc.
Tuy nhiên trên thực tế sự linh hoạt có thể được áp dụng cho nhiều thứ khác thay vì chỉ xoay quanh nơi làm việc. Nó cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cho phép nhân viên của mình thể hiện tiếng nói trong việc quyết định phương thức làm việc mà họ mong muốn đó là làm việc ở nhà hay ở văn phòng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những công việc đòi hỏi sự tập trung hoặc tư duy sáng tạo sẽ đạt được kết quả cao khi làm ở nhà, trong khi những công việc đòi hỏi sự cộng tác và kết nối sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn ở văn phòng.
Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hầu hết người lao động đều mong đợi sự linh hoạt được áp dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của công việc. Và nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu thay đổi này, nhân viên có khả năng thay đổi công việc. Trái lại, khi nhân viên đạt được sự linh hoạt trong cách họ làm việc, kết quả sẽ cải thiện:
- Khả năng tương tác cao hơn 41%
- Khả năng giữ chân cao hơn 77%
- Khả năng trở thành 1 nhân tố truyền thông thương hiệu lên đến 41%
Các xây dựng văn hóa doanh nghiệp nâng cao tính linh hoạt cần tập trung vào ba yếu tố như:
- Cung cấp cho nhân viên vị trí và thời gian họ làm việc nhưng đặt ra kỳ vọng rõ ràng về thời gian và cách thức họ có mặt. Điều này đảm bảo nhân viên có thể tiếp cận được sự linh hoạt trong công việc nhưng cũng cung cấp các ranh giới để ngăn chặn tình trạng kiệt sức. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể đưa ra các hướng dẫn về công việc nào có thể được hoàn thành tốt nhất ở văn phòng so với ở nhà và tại sao lại như vậy.
- Cơ hội kết nối: Trong văn phòng làm việc, doanh nghiệp có thể thiết kế một không gian để các nhân viên có thể tương tác với nhau. Đối với những nhân viên làm việc từ xa, hãy yêu cầu họ nhớ đăng ký thường xuyên và sử dụng các công cụ như Skype, Zoom hay sử dụng tính năng live trong hệ thống đào tạo trực tuyến MGE để giúp mọi người luôn kết nối với team của mình cũng như với toàn công ty.
- Lộ trình thăng tiến và phát triển năng lực rõ ràng cho những nhân làm việc theo phương thức từ xa hoặc kết hợp. Đảm bảo cho nhân viên có thể thực hành các kỹ năng mới, làm việc trong các dự án đặc biệt và từng bước thể hiện sự tiến bộ của họ theo thời gian.
Văn hóa tái kết nối
Năm 2022 mang đến một cơ hội cũng như thách thức mới cho bộ phận nhân sự đó là tái kết nối nhân viên với doanh nghiệp. Sau gần hai năm gián đoạn và bị chia cắt bởi dịch bệnh COVID-19, thì một trong những vấn đề quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thực hiện đó là thiết lập lại và củng cố mối quan hệ giữa các nhân viên và công ty.
Sự xa cách xảy ra khi nhân viên cảm thấy mất đi sự gắn kết và tương tác cần phải có với doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc các nhân viên và team sẽ cảm thấy bị cô lập, không được hỗ trợ và có khả năng bị đào thải khỏi trong công ty. Trong một khảo sát gần đây cho thấy ⅓ nhân viên cảm thấy mất kết nối với lãnh đạo doanh nghiệp, 57% tham gia ít hoạt động xã hội hơn trước đại dịch và 45% nhân viên cho biết số lượng cá nhân mà họ thường xuyên tương tác đã giảm đáng kể trong năm qua.
Tuy nhiên, khi nhân viên cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ với team, các cấp quản lý và doanh nghiệp, họ có khả năng hoàn thành công việc tốt hơn gấp 30 lần, khả năng gắn bó lâu dài cao hơn gấp 3 lần và giảm tình trạng mất tinh thần, động lực làm việc thấp hơn 96%.
Bộ phận nhân sự có thể xây dựng lại văn hóa công ty bằng cách tăng cường kết nối nhân viên với mục đích, giá trị và thành công của tổ chức. Trước tiên, doanh nghiệp cần đánh giá lại vai trò của HR trong doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự liệu có chỉ đơn giản là chịu trách nhiệm về tuyển dụng trong công ty không? Hay họ sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên một văn hóa công ty tích cực và lành mạnh? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tái kết nối chính là nâng cao vai trò của HR:
- Hãy trao quyền cho bộ phận nhân sự, cho phép họ thực hiện những thay đổi trong doanh nghiệp và tích cực ủng hộ các sáng kiến , các cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tái kết nối. Các quản lý và chủ doanh nghiệp cần phải cùng đồng lòng về các hoạt động xây dựng văn hóa, bao gồm cả việc điều chỉnh mục tiêu và giá trị, cách thức giúp thúc đẩy sự kết nối trong công ty.
- Đảm bảo các sáng kiến nhân sự là sáng kiến của công ty. Xem xét các chiến lược để hòa nhập, phúc lợi, sự công nhận và bất kỳ chiến lược nào khác có thể góp phần xây dựng kết nối trong toàn tổ chức và đưa nó trở thành một phần của chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
- Sử dụng công nghệ để đưa ra quyết định tốt hơn. Thu thập và xem dữ liệu phản hồi, hiệu suất của nhân viên theo thời gian thực. Từ đó tạo ra các chiến lược mục tiêu để cải thiện trải nghiệm của lực lượng lao động đồng thời giúp cho mỗi nhân viên cảm thấy được kết nối với nhóm của họ, mục tiêu và thành công của tổ chức.
>>> 5 cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự gắn kết
Xây dựng tiêu chí công việc tuyệt vời, đáng cống hiến
Sự tham gia của nhân viên là một yếu tố không rõ ràng và khó đo lường, vì thế các doanh nghiệp ngày nay đang hướng tới một giải pháp thay thế tốt hơn, cụ thể hơn, dễ xác định hơn đó là xây dựng tiêu chí một công việc tuyệt vời, đáng cống hiến.
Khi doanh nghiệp xác định được các tiêu chí thế nào là 1 công việc tuyệt vời, sẽ kéo theo nhiều đổi mới, giúp thúc đẩy phát triển văn hóa nơi làm việc theo hướng tích cực hơn. Có năm kiểu hành vi chính ở nhân viên mà các quản lý và chủ doanh nghiệp cần phải biết đó là phong cách làm việc, sở thích, tính cách và động cơ thúc đẩy. Mỗi cá tính sẽ thể hiện năm hành vi công việc tuyệt vời ở các mức độ khác nhau.
Những người có tham vọng (Achievers) thường là những người làm việc chăm chỉ nhưng họ lại ít khi cố gắng cải thiện bản thân. Những nhân viên thuộc nhóm chỉ tay giao việc (Tasker) thường là những người thụ động và chỉ phản hồi khi được yêu cầu. Trong khi đó, những nhân viên tích cực đóng góp (Builders) thì lại thường có tính cách cầu toàn và tỉ mỉ. Những thông tin chi tiết này khiến công việc tuyệt vời trở thành thước đo thực tế hơn so với việc đánh giá sự tham gia của nhân viên, vì nó có thể giúp cho các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược để tối đa hóa hiệu suất của nhân viên.
Ví dụ: nếu các công ty giúp nhân viên có tham vọng cải thiện kỹ năng của bản thân cùng song song với thái độ chăm chỉ trong công việc, thì tần suất làm việc sẽ tăng lên 133%. Nếu họ thúc đẩy sự sáng tạo và khác biệt, thì sẽ tăng 201%. Và nếu cả hai hành vi được cải thiện, khả năng thành công sẽ tăng lên 577%.
Doanh nghiệp cần tập trung vào những hành vi thực sự có thể tạo ra 1 công việc tuyệt vời hơn là chỉ chăm chăm vào việc đo mức độ gắn kết trong nội bộ. Hiểu tính cách của nhân viên cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ và tạo ra các chiến lược phù hợp để giúp cho mỗi nhân viên trở nên nhiệt huyết và đam mê với công việc. Đồng thời trong tương lai, doanh nghiệp phải tạo ra một nền văn hóa tích cực khuyến khích công việc tuyệt vời và cung cấp mục đích, cơ hội, thành công và ghi nhận những nỗ lực của nhân viên.
Cá nhân hóa sự công nhận
Cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên là cách để giúp cho họ cảm thấy được gắn kết và có cảm hứng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Mỗi nhân viên đều có những nhu cầu khác nhau và động lực làm việc khác nhau. Có những người sẽ thích được lãnh đạo khen ngợi công khai (Socializers), trong khi số khác chỉ muốn có được sự ghi nhận thầm lặng (Taskers). Hay những Achievers and Builders thường sẽ muốn có được sự công nhận từ các lãnh đạo.
Khuyến khích các nhà lãnh đạo nên tìm hiểu thật kỹ về nguyện vọng của mỗi cá nhân cũng như những trải nghiệm của họ tại nơi làm việc. Khi nói đến sự công nhận của nhân viên, bộ phận nhân sự cần nắm rõ họ thích được công nhận như thế nào, loại giải thưởng nào có ý nghĩa đối với họ.
Đánh giá lại vai trò của công nghệ trong việc xây dựng văn hóa
Những thay đổi liên tục về phương thức làm việc trong hai năm qua đã chứng minh vai trò của công nghệ trong việc xây dựng và duy trì văn hóa đã trở thành điều cực kỳ quan trọng. Khi doanh nghiệp chuyển sang làm việc kết hợp hoặc hoàn toàn từ xa, họ sẽ cần nhiều sử dụng nhiều phần mềm công nghệ như Zoom hoặc Google Meets để giữ cho nhân viên được kết nối và văn hóa bền vững.
Công nghệ phục vụ cho công việc cần được đổi mới và thân thiện với người dùng. Những công nghệ chậm chạp, cồng kềnh yêu cầu đăng nhập riêng nên được thay thế. Điều này sẽ giúp cho tính linh hoạt và cá nhân hóa được tăng lên theo cấp số nhân.
Doanh nghiệp cần đánh giá xem công nghệ tại nơi làm việc có phù hợp với công việc không? Hãy xem xét những yếu tố quan trọng này khi nói đến việc sử dụng yếu tố công nghệ để xây dựng văn hóa nơi làm việc:
- Trải nghiệm người dùng trực quan
- Linh hoạt và cá nhân hóa
- Dễ sử dụng (với khả năng đăng nhập một lần và khả năng di động cao cho dù nhân viên đang ở văn phòng hay ở nhà)
- Tích hợp với tính năng hiện có hỗ trợ cho công việc
- Kết nối nhân viên với mục đích, giá trị và thành công của tổ chức
Khi công nghệ được tích hợp tốt với văn hóa của tổ chức, thì khả năng nhân viên tham gia cao hơn gấp 5 lần.
>>> 5 loại khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trên đây là các xu hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới. Hi vọng, bạn sẽ lựa chọn được cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhằm thúc đẩy hiệu suất của nhân viên. Nếu doanh nghiệp muốn kết hợp cả 5 xu hướng, hệ thống LMS MGE chính là một giải pháp giúp công ty vừa tạo ra sự linh hoạt, gắn kết, xây dựng lộ trình thăng tiến và cá nhân hóa sự công nhận cho nhân viên. MGE là hệ thống đào tạo trực tuyến với giao diện trực quan, cho phép doanh nghiệp xây dựng hàng trăm khóa học chuyên môn cho từng cấp độ nhân viên ở mỗi phòng ban. MGE cũng cho phép tạo bài kiểm tra trực tuyến cũng như dễ dàng theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành đào tạo của nhân viên. Để biết ứng dụng công nghệ vào đào tạo nội bộ cũng như triển khai các xu hướng văn hóa doanh nghiệp mới, liên hệ với MGE ngay nhé.
>>> Liệu có công cụ nào hỗ trợ xây dựng văn hoá cho công ty?