Văn hóa là một trong những yếu tố phát triển song hành và được phản ánh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trải nghiệm của nhân viên, kết quả hoạt động nhân viên, đánh giá của đối tác và lòng trung thành của khách hàng đều là kết quả của mô hình văn hóa doanh nghiệp mà công ty theo đuổi. Một nền văn hóa tích cực sẽ cần sự hợp tác và đóng góp của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Vậy làm sao để tuyển dụng nhân viên có chung chí hướng với các giá trị mà doanh nghiệp đưa ra, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của việc tuyển người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Trong cuộc khảo sát của các nhà tuyển dụng do Deloitte thực hiện chỉ ra rằng, khả năng phù hợp và thích ứng với văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong tuyển dụng ứng viên cho doanh nghiệp. Khi nhân viên có khả năng tuân thủ và thích nghi với những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Chẳng hạn khi doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Truyền thông nội bộ, bạn sẽ cần một người có khả năng tạo ra năng lượng tích cực, nhiệt tình hơn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhưng suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Bởi những thiếu sót về kiến thức, kỹ năng chuyên môn có thể được cải thiện thông qua quá trình đào tạo.
Việc tuyển dụng nhân viên phù hợp với doanh nghiệp sẽ hạn chế các mâu thuẫn tiềm tàng có thể xảy ra. Một khi mâu thuẫn phát sinh và không thể hòa giải có thể làm suy yếu sức mạnh và ảnh hưởng đến sự gắn kết trong doanh nghiệp.
Chẳng hạn như doanh nghiệp bán lẻ Zappos khi tuyển dụng nhân viên vào doanh nghiệp quan tâm đến khả năng hòa nhập nhiều hơn là kinh nghiệm mà họ hiện có. Zappos có các chuyến xe bus để đưa các ứng viên đến nơi phỏng vấn. Khi cuối buổi phỏng vấn, bộ phận tuyển dụng sẽ hỏi tài xế xe bus về thái độ của từng ứng viên. Và đây chính là một trong cách vòng giúp họ sàng lọc ứng viên có khả năng phù hợp với văn hóa công ty. Theo Tony Hsieh CEO của Zappo, dù các ứng viên này có trả lời phỏng vấn tốt đến đâu, có kinh nghiệm phong phú đến mức nào nhưng không đối xử tử tế với người lái xe bus thì đều không có thể hòa nhập với Zappos.
Có thể nói việc tuyển dụng người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả công ty và người được tuyển dụng. Ứng viên có khả năng thích nghi với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tiền bạc. Doanh nghiệp có văn hóa phù hợp với ứng viên sẽ khai thác tối đa tiềm năng của họ, giúp họ đạt được những mục tiêu nghề nghiệp.
>>> 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Làm sao để tuyển dụng người phù hợp với văn hóa?
Trước khi tìm hiểu cách để tuyển dụng người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, người lãnh đạo và bộ phận nhân sự cần đưa ra chân dung của ứng viên lý tưởng. Một ứng viên phù hợp với văn hóa sẽ cần đáp ứng các yêu cầu:
- Dễ dàng hòa nhập với team
- Nhanh chóng theo được nhịp độ công việc
- Tích cực và nhiệt tình với các vai trò mới
- Là đại sứ thương hiệu tích cực, truyền năng lượng tích cực cho các thành viên khác trong doanh nghiệp…
- ….
Để tìm được ứng viên đáp ứng được các tiêu chí trên, doanh nghiệp cần bắt đầu các bước trong quy trình dưới đây:
Xác định và truyền thông văn hóa công ty một cách chính xác
Để tìm 1 người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, người tuyển dụng cần xác định và hiểu rõ văn hóa của công ty là gì, hình ảnh bạn muốn truyền thông đến ứng viên ra sao? Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố hữu hình và vô hình như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, các quy tắc của công ty, tác phong làm việc ứng xử, đồng phục, chính sách đãi ngộ… Đây là những yếu tố góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và khác biệt so với môi trường làm việc ở các công ty khác. Bạn có thể dựa vào các yếu tố này để xác định xem ứng viên liệu có phù hợp khi được tuyển dụng vào công ty hay không.
Khi đã hiểu rõ các thế mạnh trong văn hóa doanh nghiệp, hãy lan tỏa văn hóa này để các ứng viên tiềm năng có thể có cái nhìn ban đầu về công ty. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội, kênh tuyển dụng để công khai các nét văn hóa của doanh nghiệp.
Đưa các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giá trị cốt lõi trong văn hóa
Ngoài việc truyền thông văn hóa doanh nghiệp để thu hút ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp có thể đưa ra các câu hỏi liên quan trực tiếp đến giá trị cốt lõi mà công ty đề cao. Bạn có thể đặt các câu hỏi mở để ứng viên chia sẻ ý kiến của mình. Chẳng hạn như: Bạn coi trọng điều gì nhất khi làm việc theo nhóm? Tuy nhiên, người tuyển dụng cũng phải lưu ý, không chỉ đặt câu hỏi cho ứng viên, phỏng vấn là quá trình tương tác 2 chiều. Khi các ứng viên chia sẻ ý kiến của họ, bạn cũng cần phải cung cấp cho họ những kỳ vọng và văn hóa của doanh nghiệp. Việc tạo ra tương tác 2 chiều giúp doanh nghiệp và ứng viên có thể tìm ra những điểm chung.
Tôn trọng cá tính, sở thích cá nhân
Tìm người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa là triệt tiêu cá tính của các nhân viên. Việc tôn trọng sự khác biệt trong sở thích cũng như lối sống của từng cá nhân sẽ giúp nhân viên không cảm thấy quá gò bó. Điều bạn cần quan tâm chính là họ có chung ý tưởng về giá trị cốt lõi, sẵn sàng cống hiến cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu cá tính cá nhân không ảnh hưởng đến văn hóa tổng thể, doanh nghiệp không nên cấm đoán. Ngoài ra, sự đa dạng của mỗi thành viên có thể tạo nên nét độc đáo, có nhiều ý tưởng sáng tạo đột phá trong quá trình làm việc.
Xây dựng chương trình đào tạo onboarding cho nhân viên mới
Sau khi tìm kiếm được người phù hợp với văn hóa, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện việc đào tạo sau tuyển dụng. Các chương trình đào tạo onboarding giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa công sở cũng như các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Với sự phát triển của hệ thống đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp không cần phải lo vấn đề đào tạo onboarding tốn nhiều thời gian công sức. Doanh nghiệp có thể xây dựng các bài học về văn hóa doanh nghiệp trên hệ thống MGE đồng thời đánh giá được mức độ hiểu của nhân viên thông qua các bài kiểm tra trực tuyến.
Trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp không nên chỉ dựa trên kinh nghiệm, năng lực hiện có của ứng viên, mà còn cần phải đánh giá khả năng phù hợp với văn hóa công ty. Một nhân viên có năng lực nhưng suy nghĩ và thái độ không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ không có ý định gắn bó lâu dài. Trái lại một nhân viên dễ dàng hòa đồng với môi trường làm việc của doanh nghiệp, đồng thời nhận được việc đào tạo nâng cao năng lực sẽ trở nên gắn kết với công ty. Vì vậy để đảm bảo mô hình văn hóa doanh nghiệp xây dựng được phát triển bền vững, tuyển dụng những người phù hợp, nhiệt tình xây dựng và củng cố các giá trị cốt lõi là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng giải pháp đào tạo trực tuyến MGE để tối ưu quá trình tuyển dụng cũng đảm bảo quá trình nuôi dưỡng và phát triển năng lực liên tục cho nhân viên. Để tìm hiểu thêm về nền tảng đào tạo trực tuyến, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
>>> Bí quyết tạo nên môi trường làm việc tích cực cho nhân viên