Mỗi thách thức trong việc cải thiện văn hóa doanh nghiệp đều mang lại cơ hội để phát triển và nâng cao hiệu quả công việc. Từ việc xây dựng lòng tin đến việc tăng cường sự hỗ trợ từ cấp quản lý, hay các bí quyết quyết quản lý nhân sự hiệu quả, tất cả các chiến lược này đều có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tích cực. Hãy cùng MGE khám phá 5 chiến lược vượt qua thách thức nhân sự để phát triển văn hóa công ty nhé.
1. Nền tảng của thành công: Xây dựng văn hóa tin tưởng và khen thưởng trong quản lý nhân sự hiệu quả
Việc xây dựng lòng tin và văn hóa khen ngợi trong doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng, đặc biệt khi lịch trình làm việc dày đặc và thời gian hạn chế. Tuy nhiên, sự đầu tư vào việc xây dựng lòng tin sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả nhân viên và công ty. Một môi trường làm việc đầy tin tưởng sẽ giúp tăng cường sự kết nối giữa các thành viên, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự hiệu quả, cải thiện hiệu suất làm việc và sáng tạo.
Để tạo ra những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty, không nhất thiết phải tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày cũng có thể mang lại hiệu quả lớn. Một số cách hiệu quả bao gồm:
- Động viên và khích lệ tinh thần: Việc nói “cảm ơn” hay công nhận công sức của nhân viên chỉ mất vài giây nhưng có tác động tích cực kéo dài. Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, họ sẽ có động lực làm việc hơn và từ đó sẽ cảm thấy gắn kết hơn với công ty.
Ví dụ, Hilton có chiến dịch “Heard at Hilton” trên mạng xã hội để chia sẻ những thông điệp truyền cảm hứng từ khách hàng, giúp nhân viên thấy rõ ảnh hưởng tích cực của mình. Việc nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng sẽ giúp nhân viên cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn và được đánh giá cao.
- Khen thưởng: Khen thưởng cũng là một hình thức tạo động lực và công nhận sự đóng góp của nhân viên. Capital One có chương trình “Spot Awards” thưởng điểm, điểm thưởng này có thể đổi thành thẻ quà tặng hoặc tiền mặt. Những lần khen ngợi đều được thông báo đến người quản lý, giúp họ có thể theo dõi và đánh giá sự nỗ lực của nhân viên. Việc này không chỉ giúp nhân viên cảm thấy được công nhận mà còn tạo động lực làm việc, đồng thời xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
- Tăng sự tương tác: Người quản lý nên dành thời gian gặp gỡ và trò chuyện với nhân viên, đặc biệt là trong những buổi ăn trưa không chính thức, từ đó có thể giúp tạo ra một không gian thoải mái để thảo luận và chia sẻ tất cả các vấn đề trong cuộc sống, không riêng gì những vấn đề liên quan đến công việc. Điều này không chỉ giúp người quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên mà còn giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và lắng nghe.
>>> Xem thêm: Cách quản lý nhân sự đa thế hệ hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Bạn có đang kìm hãm sự sáng tạo của nhân viên?
Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng, nhưng vấn đề cốt lõi chung là những vấn đề liên quan đến con người. Để tạo ra một văn hóa doanh nghiệp tích cực, quản lý nhân sự hiệu quả, nhân viên cần cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa và được coi trọng. Một môi trường làm việc sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp nhân viên cảm thấy hứng thú và có đam mê với công việc hơn.
Khuyến khích sự sáng tạo cũng là một yếu tố giúp cải thiện trải nghiệm nhân viên và làm mới môi trường làm việc. Khuyến khích sự phát triển nhân viên từ nhiều khía cạnh sẽ giúp giải quyết các vấn đề đòi hỏi tính chuyên môn trong ngành, đồng thời tạo ra văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, nơi nhân viên cảm thấy mình có giá trị và được lắng nghe. Việc này không chỉ giúp tạo ra những giải pháp cho sự sáng tạo mà còn giúp nhân viên cảm thấy gắn kết và có trách nhiệm với công việc của mình.
Để thúc đẩy môi trường làm việc sáng tạo, doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp mới. Một số ví dụ tiêu biểu như:
- Friendship Fridays: NVIDIA Corporation tổ chức các buổi “Friendship Fridays” để đồng nghiệp tham gia cuộc gọi nhóm, gắn kết và chia sẻ dù không cùng làm việc trực tiếp. Đây là một cách để nhân viên cảm thấy gắn kết và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhau, dù họ làm việc từ xa.
- Hack Week: Rocket Companies tổ chức sự kiện “Hack Week” mỗi quý để nhân viên tạm dừng công việc hàng ngày, cùng nhau đưa ra những ý tưởng sáng tạo và tạo nguyên mẫu. Những dự án được sinh ra từ Hack Week đã giúp công ty cải thiện nhiều quy trình và sản phẩm, từ việc tái nghĩ lại mật khẩu đến cách tốt hơn để khách hàng lấy bảng khai thuế của họ.
3. Giữ lửa đoàn kết: Vai trò của giao tiếp trong khủng hoảng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc gặp phải những biến động thị trường là điều không tránh khỏi. Trong đó, những biến động lớn như sáp nhập, cắt giảm nhân sự, hay các sự kiện toàn cầu thường gây ra sự bất ổn, hoang mang trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội vàng để củng cố văn hóa công ty và khẳng định vai trò của quản lý nhân sự hiệu quả.
Trong thời gian khủng hoảng, việc giao tiếp và lắng nghe nhân viên là vô cùng quan trọng. Điều này giúp giảm thiểu sự lo lắng, tạo dựng niềm tin và đảm bảo sự ổn định trong tổ chức. Một số cách doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Thực hiện khảo sát: Điển hình là, trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra, việc duy trì việc khảo sát và lấy ý kiến nhân viên, đảm bảo họ luôn cảm thấy được lắng nghe và quan tâm. Việc này không chỉ giúp công ty hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của nhân viên mà còn giúp công ty thể hiện sự quan tâm về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần. Đồng thời, giúp họ đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời để cải thiện môi trường làm việc.
- Duy trì thông tin liên lạc: Việc duy trì thông tin liên lạc giúp nhân viên nắm bắt được tình hình công ty, giảm bớt sự lo lắng và củng cố niềm tin. Việc này có thể được thực hiện thông qua các buổi họp trực tuyến, email, hoặc các bản tin nội bộ.
- Lắng nghe và phản hồi: Doanh nghiệp cần lắng nghe và phản hồi ý kiến của tất cả nhân viên một cách nghiêm túc. Đây cũng sẽ là lý do không chỉ giúp xây dựng lòng tin mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sẻ chia. Việc này có thể thực hiện thông qua các buổi họp mở, các cuộc thảo luận nhóm, hoặc các chương trình khảo sát định kỳ.
4. Xây dựng đội ngũ mạnh mẽ: Từ sự gắn kết và động lực
Quản lý nhân sự hiệu quả là một công việc có nhiều thử thách. Khi đối mặt với tình trạng nhân viên thiếu động lực, cách tốt nhất là đánh giá lại phương pháp và tìm cách tái xây dựng lòng tin. Một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy được động viên và gắn kết sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc.
Để tăng cường sự tham gia và kết nối của nhân viên, doanh nghiệp cần phải:
- Lắng nghe và phản hồi: Doanh nghiệp nên thường xuyên quan sát, lắng nghe và hành động theo ý kiến của nhân viên. Cụ thể, Texas Health Resources đã khảo sát hơn 150 nhân viên để xác định được những điểm yếu và từ đó cải thiện quá trình trải nghiệm làm việc. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên không chỉ giúp họ cảm thấy được quan tâm mà còn giúp công ty cải thiện khả năng quản lý nhân sự hiệu quả, đưa ra những quyết định cải thiện môi trường làm việc một cách hợp lý.
- Xây dựng môi trường khuyến khích sự chia sẻ: Veterans United Home Loans là một trong những công ty uy tín về lĩnh vực cho vay. Công ty đã tạo ra nhiều cơ hội để nhân viên tự tin thể hiện ý kiến, tự tin chia sẻ những cảm nhận cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, luôn luôn đảm bảo rằng mọi nhân viên đều cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị và được coi trọng. Điều này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc dân chủ mà còn giúp nhân viên cảm thấy tự tin và có tinh thần trách nhiệm cao hơn với công việc của mình.
- Chương trình phát triển nhân viên: Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện nay cũng cần đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự để giúp họ nâng cao kỹ năng, kiến thức, nâng cao các nghiệp vụ chuyên môn trong ngành. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tiếp thêm động lực cho các nhân viên đã cống hiến và phát triển cho công ty.
- Tạo ra các hoạt động gắn kết: Các hoạt động ngoài công việc như team building, các buổi giao lưu, hay các hoạt động xã hội sẽ giúp tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Các hoạt động gắn kết và kết nối không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc thân thiện mà còn giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và hứng thú với công việc.
>>>Xem thêm: Mô hình quản lý nhân sự GROW: Doanh nghiệp cần làm gì để tối ưu hiệu quả
5. Tăng cường sự hỗ trợ
Thực tế cho thấy, không phải lúc nào các nhà quản lý cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một môi trường làm việc tích cực, được xây dựng trên nền tảng văn hóa vững mạnh, sẽ trực tiếp góp phần nâng cao hiệu suất và sự gắn kết của nhân viên, từ đó cải thiện khả năng quản lý nhân sự
Để tạo ra một môi trường như vậy, sự hỗ trợ từ cấp quản lý là yếu tố không thể thiếu:
- Tạo ra bản sắc mạnh mẽ cho bộ phận: Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất, những điều có thể thay đổi đầu tiên. Một khi chúng ta tạo ra được những tác động tích cực, chúng sẽ lan tỏa và góp phần xây dựng một bộ phận đoàn kết, hiệu quả.
- Dẫn dắt bằng ví dụ: Sử dụng sức ảnh hưởng của mình hoặc các câu chuyện nhân văn, mang tính tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên. Quản lý làm gương, thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc sẽ giúp nhân viên có cái nhìn thiện cảm và nhận thấy được sự chuyên nghiệp của người quản lý.
Ví dụ, Sheetz, Inc. đã tạo ra các bộ công cụ “Show the Love” để ghi nhận và cảm ơn những nỗ lực xuất sắc của nhân viên. Những chương trình như vậy không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc thân thiện mà còn giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và có động lực làm việc tốt hơn.
- Thúc đẩy sự tham gia của nhân viên: Việc khuyến khích nhân viên tham gia vào các quyết định và hoạt động của công ty sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc dân chủ và gắn kết. Việc này có thể thực hiện thông qua các cuộc họp mở, các cuộc thảo luận nhóm, hoặc các chương trình khảo sát định kỳ.
>>> Xem thêm: Khám quá mô hình quản lý nguồn nhân lực của Harvard
Kết luận
Hiện nay, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết, việc xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Quản lý nhân sự hiệu quả chính là chìa khóa để giải quyết những thách thức, khó khăn đồng thời cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động của toàn thể nhân viên.
Được thiết kế như một hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp, MGE không chỉ được xem là một công cụ quản lý nội bộ mà còn là một chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh hiện đại. MGE tin chắc rằng, MGE sẽ là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp của bạn, cùng khám phá những chiến lược đột phá để tạo ra một văn hóa doanh nghiệp gắn kết và phát triển bền vững nhé!
>>>> Xem thêm: Các yếu tố tạo nên câu nói “Thái độ quan trọng hơn trình độ?”